Lý do Việt Nam xét nghiệm Covid-19 rộng trong cộng đồng

TP.HCM và Đà Nẵng là hai minh chứng dễ thấy nhất cho hiệu quả của chiến lược xét nghiệm Covid-19 diện rộng trong cộng đồng.

Lý do Việt Nam xét nghiệm Covid-19 rộng trong cộng đồng
Tính đến 20/2, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 770 ca mắc Covid-19 lây nhiễm trong nước. Dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng 13 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hải Dương là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 590 ca bệnh.
Các chuyên gia nhận định Hải Dương là tỉnh còn lại trong 13 địa phương vẫn ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19, song các biện pháp hiện tại đang đi đúng hướng.
Đà Nẵng, TP.HCM thành công với xét nghiệm cộng đồng
Trao đổi với Zing, một chuyên gia cho biết trên mạng xã hội gần đây có một số thông tin cho rằng việc xét nghiệm COVID-19 diện rộng là không cần thiết. Điều này chưa đúng.
"Nói lấy mẫu thử xét nghiệm rộng rãi cho người dân trong cộng đồng là đốt tiền là không đúng vì họ chưa hiểu được bản chất của chiến lược này. Thực tế, chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng được áp dụng tại khu vực có nguy cơ cao, có yếu tố dịch tễ nghi ngờ. Lúc này, việc xét nghiệm diện rộng là biện pháp hữu hiệu nhất để xác định trong cộng đồng có bao nhiêu người nhiễm bệnh", chuyên gia nói.
Ly do Viet Nam xet nghiem Covid-19 rong trong cong dong
Xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 1 Hải Dương. Ảnh: Thạch Thảo. 
Chuyên gia này cho biết trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ phương pháp xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng và xét nghiệm tầm soát nguy cơ.
Ví dụ, tại TP.HCM, khi phát hiện ca nhiễm nCoV chỉ điểm là BN1979 (nam, 28 tuổi, trú tại Bình Dương), ngành y tế thành phố đã áp dụng chiến lược xét nghiệm rộng rãi tại khu vực sinh sống của bệnh nhân, trường hợp tiếp xúc gần, các địa điểm phong tỏa.
Bằng phương pháp xét nghiệm mẫu gộp, ngành y tế sẽ phân loại được khu vực nguy cơ. Khi tất cả mẫu thử cho kết quả âm tính, các địa điểm sẽ được gỡ phong tỏa, đảm bảo cuộc sống của người dân diễn ra bình thường.
"Bằng phương pháp xét nghiệm diện rộng mà TP.HCM đã tìm ra được 34 ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan nhóm bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất. Thời gian đầu, nhiều khu vực bị phong tỏa. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian rất ngắn thì đã gỡ, cho thấy chiến lược xét nghiệm này rất hữu hiệu", người này nói thêm.
Trước đó, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên áp dụng chiến lược này. Sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Bộ Y tế quyết định tiến hành biện pháp chưa từng áp dụng là rà soát và xét nghiệm diện rộng tại tất cả khu vực có nguy cơ ở Đà Nẵng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chuyên gia điều trị bệnh truyền nhiễm và dịch tễ tại TP.HCM, chia sẻ: "TP.HCM và Đà Nẵng là hai minh chứng dễ thấy nhất cho hiệu quả của chiến lược xét nghiệm Covid-19 diện rộng trong cộng đồng".
Ly do Viet Nam xet nghiem Covid-19 rong trong cong dong-Hinh-2
Chiến lược xét nghiệm diện rộng bằng phương pháp gộp mẫu tại Đà Nẵng được tạp chí AJTMH (Mỹ) ghi nhận. Ảnh: Hoàng Giám. 
"Chúng ta cần phân biệt rõ hai chiến lược đang được áp dụng tại TP.HCM. Xét nghiệm diện rộng tại khu vực nguy cơ, các địa điểm phong tỏa với mục đích tìm người mang mầm bệnh còn sót trong cộng đồng. Chiến lược hiện tại của thành phố tại bến xe, sân bay là lấy mẫu thử người đến từ vùng có yếu tố dịch tễ. Đây là xét nghiệm đánh giá nguy cơ", bác sĩ Khanh nói.
Chuyên gia này cho biết thêm TP.HCM là khu vực tiềm tàng nhiều nguy cơ với lượng người đến thành phố rất đông. Do đó, việc xét nghiệm đánh giá nguy cơ rất cần thiết.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), cho biết trước ngày 24/7, khi có ca mắc, chúng ta rà soát và xét nghiệm những người tiếp xúc gần.
Còn với trường hợp lây nhiễm không rõ nguồn trong cộng đồng, quy mô khoanh vùng, xét nghiệm cần rộng hơn, bất kỳ chỗ nào có nguy cơ đều được sàng lọc. Tất cả đối tượng có nguy cơ đều được xét nghiệm để kiểm tra. Đối tượng như thế nào sẽ phụ thuộc vào điều tra dịch tễ.
'Xét nghiệm diện rộng thì mới hòa nhập cộng đồng'
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng giúp chúng ta kiểm chứng được khu vực nào an toàn để đảm bảo cộng đồng có thể sinh hoạt trở lại bình thường.
Ly do Viet Nam xet nghiem Covid-19 rong trong cong dong-Hinh-3
Hải Dương đang nỗ lực hết mình để kiểm soát đại dịch. Ảnh: Thạch Thảo. 
"Tất cả ở yên tại nhà, không đi ra ngoài thì chỉ có thể giúp dịch đừng lây thêm nhưng chúng ta cũng không biết ai mang mầm bệnh. Vì hiện người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng nên cần phải xét nghiệm rộng để phát hiện sớm các ca dương tính cũng như ổ dịch mới. Nếu kết quả âm tính, chúng ta có thể yên tâm hơn", ông nói.
Chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng được áp dụng tùy theo dịch tễ, đánh giá nguồn lây còn trong cộng đồng như thế nào. Nếu nhiều người mắc bệnh, giãn cách xã hội chưa đủ. Nếu không làm như vậy, chúng ta không thể biết khi nào hết người mang virus.
"Chúng ta không thể phong tỏa nơi nguy cơ suốt thời gian dài như trước nữa. Nơi nào loại trừ nguy cơ thì gỡ phong tỏa, nới lỏng giãn cách. Quan trọng nhất là đáp ứng mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa ổn định cuộc sống người dân, phát triển kinh tế", bác sĩ Khanh nói.
Chuyên gia này gợi ý để phòng, chống dịch bệnh trong khu công nghiệp, công ty..., có nguy cơ, người quản lý có thể sắp xếp nhóm lao động cùng độ tuổi, trẻ, sức khỏe tốt làm việc cùng khu vực. Trường hợp không may có người nhiễm virus, mức độ ảnh hưởng sẽ không quá nguy hiểm.
Về vấn đề người dân từ các địa phương khác đến thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội không tự giác khai báo y tế, các chuyên gia cho rằng điều này thuộc về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người.
Y tế địa phương, thậm chí công an cũng sẽ khó kiểm soát tất cả người ra vào khu vực. Do đó, việc khai báo y tế là nhiệm vụ của mỗi người dân trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh.
"Chúng ta nên thực hiện khai báo y tế, tạo thói quen ghi lại lịch trình di chuyển của bản thân khi đến khu vực nguy cơ. Khai báo y tế không mất nhiều thời gian nhưng là hành động góp phần bảo vệ bản thân và cộng đồng", bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Ai sẽ được thanh toán tiền xét nghiệm COVID-19?

Ngày 30/7, Bộ Y tế có công văn số 4051/BYT-KHTC gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19. 

Ai sẽ được thanh toán tiền xét nghiệm COVID-19?
Ai se duoc thanh toan tien xet nghiem COVID-19?
Cán bộ y tế làm việc trong phòng xét nghiệm COVID-19. Ảnh: TL 
Đối tượng được thanh toán chi phí xét nghiệm

“Soi” quy trình xét nghiệm COVID-19 mới nhất với người nhập cảnh Việt Nam

(Kiến Thức) - Sau lần đầu lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngay khi nhập cảnh (tại cửa khẩu/nơi cách ly tập trung), các trường hợp tiếp tục được lấy mẫu lần 2 vào ngày thứ 6 kể từ ngày nhập cảnh hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

“Soi” quy trình xét nghiệm COVID-19 mới nhất với người nhập cảnh Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 4995/BYT-DP về việc hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam. Hướng dẫn này nhằm tổ chức giám sát, xét nghiệm COVID-19 đối với người nhập cảnh trong tình hình mới đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Hướng dẫn này được áp dụng cho người nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam trên 14 ngày, bao gồm người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, các đối tượng theo thỏa thuận hợp tác cùng thân nhân; học sinh, sinh viên quốc tế; thân nhân người nước ngoài của công dân Việt Nam (sau đây gọi là người nhập cảnh) từ các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

5 chuyên gia người Ấn Độ mắc COVID-19, Việt Nam có 1.105 bệnh nhân

Bản tin 18h ngày 9/10 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 5 ca mắc mới COVID-19 là chuyên gia nhập cảnh từ Ấn Độ được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 1.105 bệnh nhân.

5 chuyên gia người Ấn Độ mắc COVID-19, Việt Nam có 1.105 bệnh nhân

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 18h ngày 09/10: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca tại 15 tỉnh, thành phố gồm: Đà Nẵng (389), Quảng Nam (96), Hải Dương (16), Hà Nội (11), TP. Hồ Chí Minh (08), Quảng Trị (07), Bắc Giang (06), Quảng Ngãi (05), Lạng Sơn (04), Đắk Lắk (03), Đồng Nai (02), Thái Bình (01), Hà Nam (01), Thanh Hóa (01) và Khánh Hòa (01). Đến nay, các ổ dịch đã được kiểm soát ở tất cả các địa phương ghi nhận ca bệnh.

- Tính từ 6h đến 18h ngày 09/10: 5 ca mắc mới đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Đến hôm nay Việt Nam đã tròn 37 ngày không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.

Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 52 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.

5 chuyen gia nguoi An Do mac COVID-19, Viet Nam co 1.105 benh nhan

Thông tin ca mắc mới: 05 ca mắc COVID mới (BN1101-1105): là ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể:

- CA BỆNH 1101 (BN1101): Bệnh nhân nam, 42 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.

- CA BỆNH 1102 (BN1102): Bệnh nhân nam, 50 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.

- CA BỆNH 1103 (BN1103): Bệnh nhân nam, 31 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.

- CA BỆNH 1104 (BN1104): Bệnh nhân nam, 66 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.

- CA BỆNH 1105 (BN1105): Bệnh nhân nam, 34 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.

BN1101-1105 là các chuyên gia làm việc tại Công ty TNHH Dầu gạo Sethia Hemraj.

Ngày 06/10/2020, họ từ Ấn Độ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay 6E9471, được chuyển đến cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 07/10/2020, các bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với vi rút SAR-CoV-2.

Hiện tại các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 14.250, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 276

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.549

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.425.

5 chuyen gia nguoi An Do mac COVID-19, Viet Nam co 1.105 benh nhan-Hinh-2

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID- 19: BN1063 được công bố khỏi bệnh.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.024 bệnh nhân/1.105 bệnh nhân COVID-19.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 5 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 7 ca, số ca âm tính lần 3 là 5 ca.

Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01). Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hóa chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Đưa hơn 240 công dân Việt Nam từ Philippines về nước

Ngày 9/10, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines và Hãng hàng không VietJet đã phối hợp với các cơ quan chức năng Philippines đưa hơn 240 công dân Việt Nam từ Philippines về nước.

Công dân về nước bao gồm phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, trẻ em dưới 18 tuổi, sinh viên không có nơi lưu trú, lao động hết hạn hợp đồng và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác. Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã cử cán bộ trực tiếp ra sân bay hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục cần thiết trước khi máy bay cất cánh.

Với mục tiêu bảo đảm sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, Hãng hàng không VietJet đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, những người tham gia chuyến bay đã được kiểm tra y tế và đưa về cơ sở cách ly tập trung theo đúng quy định.

Thời gian tới, việc đưa công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước sẽ được sắp xếp theo nguyện vọng của công dân, phù hợp với tình hình dịch bệnh và năng lực cách ly trong nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.