Lý do Quan Vũ bị chém đầu vì quyết không đầu hàng Tôn Quyền

Lý do Quan Vũ bị chém đầu vì quyết không đầu hàng Tôn Quyền

Quan Vũ là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. Trong cuộc đời binh nghiệp, võ tướng này không tránh khỏi thất bại. Tuy nhiên, Quan Vũ nhất quyết không đầu hàng Tôn Quyền khi thua trận. Cuối cùng, Tôn Quyền chém đầu Quan Vũ.

Lưu Bị lên ngôi hoàng đế của nhà Thục vào năm 219 và lấy hiệu là Hán Trung Vương. Sau đó, ông đã sắc phong 5 mãnh tướng gồm:  Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung là Ngũ Hổ Thượng Tướng. Trong đó, Võ thánh Quan Vũ được xếp vị trí cao nhất cho thấy Lưu Bị rất coi trọng võ tướng này.
Lưu Bị lên ngôi hoàng đế của nhà Thục vào năm 219 và lấy hiệu là Hán Trung Vương. Sau đó, ông đã sắc phong 5 mãnh tướng gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung là Ngũ Hổ Thượng Tướng. Trong đó, Võ thánh Quan Vũ được xếp vị trí cao nhất cho thấy Lưu Bị rất coi trọng võ tướng này.
Võ thánh Quan Vũ (chưa rõ năm sinh, mất năm 220), tên tự Vân Trường, quê ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, miền bắc của Trung Quốc ngày nay. Trong "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, ông được mô tả cao chín thước (khoảng 2 m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt. Ông được người đời ca ngợi là vị tướng hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục, lập được nhiều chiến công hiển hách.
Võ thánh Quan Vũ (chưa rõ năm sinh, mất năm 220), tên tự Vân Trường, quê ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, miền bắc của Trung Quốc ngày nay. Trong "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, ông được mô tả cao chín thước (khoảng 2 m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt. Ông được người đời ca ngợi là vị tướng hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục, lập được nhiều chiến công hiển hách.
Là một vị tướng xông pha trận mạc nhiều năm, Quan Vũ không thể lúc nào cũng đánh thắng trận. Hai lần thua trận lớn nhất trong đời của mãnh tướng này là: trận Hạ Bì và trận Phàn Thành.
Là một vị tướng xông pha trận mạc nhiều năm, Quan Vũ không thể lúc nào cũng đánh thắng trận. Hai lần thua trận lớn nhất trong đời của mãnh tướng này là: trận Hạ Bì và trận Phàn Thành.
Trong trận Hạ Bì, lực lượng do Quan Vũ chỉ huy bị đội quân hùng hậu của Tào Tháo đánh bại. Sau đó, hổ tướng của nhà Thục tạm thời đầu hàng Tào Tháo vì muốn bảo vệ sự an nguy của gia quyến Lưu Bị.
Trong trận Hạ Bì, lực lượng do Quan Vũ chỉ huy bị đội quân hùng hậu của Tào Tháo đánh bại. Sau đó, hổ tướng của nhà Thục tạm thời đầu hàng Tào Tháo vì muốn bảo vệ sự an nguy của gia quyến Lưu Bị.
Dù đầu hàng nhưng Quan Vũ vẫn ra điều kiện với Tào Tháo, được gọi là "ước pháp tam chương" (giao hẹn 3 điều). Trong số này, Quan Vũ nhấn mạnh chỉ hàng Hán chứ không hàng Tào.
Dù đầu hàng nhưng Quan Vũ vẫn ra điều kiện với Tào Tháo, được gọi là "ước pháp tam chương" (giao hẹn 3 điều). Trong số này, Quan Vũ nhấn mạnh chỉ hàng Hán chứ không hàng Tào.
Trái lại, trong trận Phàn Thành, Quan Vũ bị lực lượng của Tôn Quyền đánh bại. Sau khi bị quân Đông Ngô bắt, Quan Vũ nhất quyết không đầu hàng nên bị Tôn Quyền chém đầu. Sau đó, Tôn Quyền sai người dâng đầu Quan Vũ cho Tào Tháo ở Lạc Dương.
Trái lại, trong trận Phàn Thành, Quan Vũ bị lực lượng của Tôn Quyền đánh bại. Sau khi bị quân Đông Ngô bắt, Quan Vũ nhất quyết không đầu hàng nên bị Tôn Quyền chém đầu. Sau đó, Tôn Quyền sai người dâng đầu Quan Vũ cho Tào Tháo ở Lạc Dương.
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ Quan Vũ không đầu hàng Tôn Quyền là vì ông hoàng này không có cái danh phụng sự Hán Hiến Đế của nhà Đông Hán như Tào Tháo. Quan Vũ nổi tiếng là người trung nghĩa, đi theo Lưu Bị để phục hưng Hán thất nên nhất quyết không đầu hàng Tôn Quyền.
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ Quan Vũ không đầu hàng Tôn Quyền là vì ông hoàng này không có cái danh phụng sự Hán Hiến Đế của nhà Đông Hán như Tào Tháo. Quan Vũ nổi tiếng là người trung nghĩa, đi theo Lưu Bị để phục hưng Hán thất nên nhất quyết không đầu hàng Tôn Quyền.
Tôn Quyền chém đầu Quan Vũ không chỉ vì võ tướng này không chịu đầu hàng mà còn vì muốn hủy bỏ mối quan hệ đồng minh giữa Thục Hán với Đông Ngô cũng như khiến Tào Tháo và Lưu Bị khó có thể liên minh với nhau.
Tôn Quyền chém đầu Quan Vũ không chỉ vì võ tướng này không chịu đầu hàng mà còn vì muốn hủy bỏ mối quan hệ đồng minh giữa Thục Hán với Đông Ngô cũng như khiến Tào Tháo và Lưu Bị khó có thể liên minh với nhau.
Đặc biệt, Tôn Quyền nhất quyết xử tử Quan Vũ vì võ tướng này từng sỉ nhục ông. Coi trọng phẩm chất và tài năng của Quan Vũ nên Tôn Quyền từng sai sứ giả tới để bàn chuyện gả con gái cho con trai của võ tướng này.
Đặc biệt, Tôn Quyền nhất quyết xử tử Quan Vũ vì võ tướng này từng sỉ nhục ông. Coi trọng phẩm chất và tài năng của Quan Vũ nên Tôn Quyền từng sai sứ giả tới để bàn chuyện gả con gái cho con trai của võ tướng này.
Tuy nhiên, Quan Vũ từ chối và nói: "Hổ nữ thì sao có thể lấy khuyển tử". Câu nói này của Quan Vũ đã sỉ nhục Tôn Quyền, cho rằng con trai ông là hạng thấp kém, không xứng làm con rể của mình.
Tuy nhiên, Quan Vũ từ chối và nói: "Hổ nữ thì sao có thể lấy khuyển tử". Câu nói này của Quan Vũ đã sỉ nhục Tôn Quyền, cho rằng con trai ông là hạng thấp kém, không xứng làm con rể của mình.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc ra mắt tàu treo tự động trên cao. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT