Lý do phương Tây không muốn Crimea rơi vào tay Nga?

(Kiến Thức) - Nếu đã tốn không ít công sức để đẩy Ukraine ra khỏi quỹ đạo của Nga, phương Tây sẽ không dễ dàng “tặng miếng bánh nhỏ nhưng vô cùng quan trọng" Crimea cho Nga.

Đầu tiên, Ukraine không phải là một quốc gia xa xôi mà là một phần của châu Âu. Từ thủ đô Kiev tới các thành phố quan trọng của châu Âu như Rome, Paris, Frankfurt chỉ cần một chuyến bay ngắn. Hơn nữa, Ukraine là láng giềng của một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Dọc theo biên giới phía tây của Ukraine là Ba Lan, Hungary, Slovakia và Romani. Tất cả đều là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và Mỹ có hiệp ước để bảo vệ các thành viên của NATO, dù phải triển khai biện pháp quân sự trong trường hợp các nước này bị đe dọa.
Mỹ và phương Tây tỏ ra quyết tâm giành giật Crimea với Nga. Ảnh minh họa
Mỹ và phương Tây tỏ ra quyết tâm giành giật Crimea với Nga. Ảnh minh họa
Ukraine không phải là thành viên của NATO nhưng nhiều năm nay không ngừng phấn đấu để gia nhập tổ chức này. Trong thời gian gần đây, Ukraine và châu Âu cũng tổ chức nhiều cuộc đàm phán nhằm thúc đẩy và tăng cường quan hệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại.
Thứ 2, trên thực tế, những gì đang diễn ra ở bên trong Ukraine, đặc biệt là Crimea, thực chất là một cuộc đấu tranh, giành giật ảnh hưởng giữa Đông và Tây.
Người biểu tình ủng hộ Nga và phản đối Ngatại Khu tự trị Crimea đứng đối mặt vào nhau.
Người biểu tình ủng hộ Nga và phản đối Ngatại Khu tự trị Crimea đứng đối mặt vào nhau.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Barack Obama tuyên bố, Ukraine không phải đấu trường "Chiến tranh Lạnh". Song các biểu hiện Chiến tranh Lạnh lại được thể hiện rõ ràng ở đây. Sự phân chia lịch sử và văn hóa ở Ukraine đang đẩy phía tây nước này ngả về phía phương Tây và Mỹ trong khi phần phía Đông và bán đảo chiến lược Crimea lại muốn thân Nga.
“Rõ ràng, có một sự phân chia Đông-Tây ở Ukraine. Trong tiềm thức của, phần phía Đông của Ukraine, dù phần lớn dân số là người nói tiếng Nga, họ vẫn là người Ukraine. Nơi duy nhất ở Ukraine mà người Nga chiếm đa số là ở bán đảo Crimea”, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer nhấn mạnh.
Thứ 3, theo tuyên bố của nhiều lãnh đạo Mỹ và phương Tây, sự can thiệp của Nga vào bán đảo Crimea là vi phạm luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mạnh mẽ lên án Nga có “hành vi gây hấn kinh hoàng” và đe dọa cấm vận kinh tế với nước Nga nếu chiến tranh xảy ra, cũng như việc Nga có thể mất vị trí của mình trong G8.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 28/2 mạnh mẽ cảnh báo, Nga sẽ phải trả giá nếu can thiệp quân sự vào lãnh thổ Ukraine, cụ thể là bán đảo Crimea.
Reuters sáng 3/3 dẫn thông cáo từ nhóm G7 nhấn mạnh, các nước này lên án việc Nga xâm lược lãnh thổ của Ukraine của và tuyên bố hủy các cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị G8 sẽ diễn ra tại Sochi vào tháng 6 tới.
“Chúng tôi – lãnh đạo của Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, và Mỹ cùng với chủ tịch Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu – hôm nay cùng lên án hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Hội đồng liên bang Nga” – thông cáo của G7 viết.

Cám cảnh cuộc sống khổ cực của nông dân trồng ca cao

(Kiến Thức) - Lợi nhuận mà người nông dân trồng cây ca cao ở Bờ Biển Ngà thu về tương đối thấp bởi chúng chủ yếu nằm trong tay các thương lái trung gian.

Hơn 1/3 lượng cây trồng ca cao trên thế giới tập trung ở Bờ Biển Ngà. Khoảng 3,5 triệu người dân ở quốc gia châu Phi này hưởng lợi từ ngành trồng cây ca cao.
Hơn 1/3 lượng cây trồng ca cao trên thế giới tập trung ở Bờ Biển Ngà. Khoảng 3,5 triệu người dân ở quốc gia châu Phi này hưởng lợi từ ngành trồng cây ca cao. 

Nga điều thêm 25.000 quân tới Crimea, Ukraine

(Kiến Thức) - Nga có thể triển khai 25.000 quân tới Cộng hòa Tự trị Crimea (thuộc Ukraine) trên cơ sở thỏa thuận về Hạm đội Biển Đen.

Thông tin này được Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc của Nga Vitaly Churkin công bố hôm nay. Đây là phản ứng của Moscow sau khi chính quyền Ukraine cáo buộc Nga triển khai quân ở Crimea. Ông Churkin nhấn mạnh, Nga có quyền hành động như vậy khi cảm thấy cần phải tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự của họ khỏi các cuộc tấn công cực đoạn theo khuôn khổ thỏa thuận về Hạm đội Biển Đen đã ký với Ukraine trước đó.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.