Tháng 3/2022, David Bennett Sr., bệnh nhận mắc tim giai đoạn cuối, đã tử vong sau hai tháng thực hiện ca ghép tim lợn đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, bệnh nhân có những tín hiệu tích cực sau ca phẫu thuật ghép tạng, tuy nhiên, tình trạng này kéo dài không lâu và qua đời 2 tháng sau đó mà "không rõ nguyên nhân".
Tuy nhiên, mới đây, Tiến sĩ Bartley Griffith, người thực hiện ca cấy ghép cho Bennett, tin rằng sự ra đi của bệnh nhân trên do cytomegalovirus ở lợn, một bệnh nhiễm trùng không được cho là có thể lây sang người. Theo vị Tiến sĩ này, dù công ty công nghệ sinh học cung cấp tim lợn khẳng định phần tạng không có mầm bệnh, tuy nhiên, các bác sĩ lại nhận thấy một "đốm sáng", dấu hiệu của virus sau 20 ngày. Do đó, nhóm nghiên cứu tin rằng người ghép tạng lợn đã bị nhiễm virus.
Người đàn ông ghép tim lợn đầu tiên trên thế giới qua đời sau 2 tháng ghép tạng. Ảnh: NewYork Post |
Ban đầu các bác sĩ không quá tin tưởng vào nhận định trên vì cho rằng mức độ cytomegalovirus rất thấp. Tuy nhiên, Tiến sĩ Griffith cho biết, vào ngày thứ 43 sau khi phẫu thuật, bệnh nhân của ông "trông cực kỳ khiếp đảm" và rõ ràng không thể phục hồi. "Có điều gì đó đã xảy ra với anh ấy. Anh ấy trông có vẻ bị nhiễm trùng. Anh ấy mất tập trung và không nói chuyện với chúng tôi", Griffith nói.
Không thể chắc chắn cái chết của Bennett hoàn toàn là do nhiễm cytomegalovirus bởi bệnh nhận mắc bệnh tim giai đoạn cuối và việc điều trị nhiễm trùng mà không kích hoạt hệ thống miễn dịch của một cơ thể từ chối nhận tạng hoàn toàn cần phải có một sự cân bằng cẩn thận. Tuy nhiên, do lợn không có hệ thống miễn dịch và người nhận tạng đang dùng thuốc ức chế miễn dịch nên những virus này có khả năng xâm nhập mà không bị kiểm soát, sau đó "hoành hành", phá hủy cơ quan trong cơ thể vật chủ mới.
Trong khi một số bác sĩ lo lắng rằng việc cấy ghép xenotransplant, phẫu thuật cấy ghép một cơ quan từ loài này sang loài khác, có thể gây ra một loại đại dịch mới, mặc dù vậy, không có bằng chứng nào cho thấy virus tấn công tim của Bennett đã lây lan sang bất kỳ bộ phận nào khác trên có thể ông.
Theo RT, con lợn hiến tạng đã trải qua 10 lần chỉnh sửa gen, bao gồm cả việc loại bỏ các gen có thể đẩy nhanh tốc độ đào thải nội tạng. Nó cũng được cấy gen người để cơ thể bệnh nhân dễ dàng tiếp nhận.