Lý do nghệ sĩ giấu kín chuyện từng kết hôn

Theo chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến nghệ sĩ phải giấu kín thông tin từng kết hôn. Trong đó, lý do quan trọng nhất là giữ hình ảnh và người hâm mộ.

“Nhiều người nổi tiếng tin rằng khán giả khó lòng chấp nhận thần tượng kết hôn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sức hút bị giảm sút và đánh mất những lợi ích kinh tế. Vì thế, họ luôn tìm cách giấu kín thông tin về chuyện kết hôn của mình, đặc biệt ở nghệ sĩ ở các nước châu Á”, Giáo sư ngành Văn hóa Đại chúng Liew Kai Khiun (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), chia sẻ trong bài viết Why stars hide their marriage? (Tại sao người nổi tiếng che giấu hôn nhân của họ) trên The Strait Times.

Với người nổi tiếng, chuyện tình cảm, hôn nhân, con cái là những chủ đề thuộc về đời tư, luôn được họ tìm cách giấu giếm. Không ít trường hợp, nghệ sĩ trên thế giới và cả Việt Nam bị “khui” thông tin từng trải qua kết hôn, gây chấn động showbiz, khiến khán giả ngỡ ngàng. Không chỉ nghệ sĩ Việt, nhiều người nổi tiếng nước ngoài cũng nỗ lực giấu kín thông tin đời tư càng lâu càng tốt.

Che giấu thông tin để giữ hình ảnh, fan

Ngô Tôn là trường hợp điển hình khi bí mật chuyện kết hôn trong gần 10 năm. Theo Sina, nam diễn viên đăng ký kết hôn với Lâm Lệ Oánh từ năm 2004 - trước khi gia nhập showbiz một năm. Nhưng Ngô Tôn vẫn lên báo khẳng định mình độc thân.

Năm 2013, Ngô Tôn ra mắt tự truyện và thừa nhận bản thân đã kết hôn từ lâu và có con gái tên Ngô Hân Di sinh năm 2010. Tuyên bố trên khiến showbiz Hoa ngữ chấn động, khán giả quay lưng và tẩy chay Ngô Tôn vì che giấu hôn nhân, lợi dụng sự yêu mến của người hâm mộ. Công chúng cũng chỉ trích nam diễn viên vì cho rằng anh tham danh tiếng, lợi dụng vợ con đánh bóng tên tuổi khi sự nghiệp đi xuống.

Ly do nghe si giau kin chuyen tung ket hon

Ngô Tôn giấu kín thông tin kết hôn trong gần một thập kỷ.

Tài tử Lưu Đức Hoa cũng nhiều năm che giấu sự thật về chuyện kết hôn giống Ngô Tôn. Anh bí mật đăng ký kết hôn với tiểu thư người Malaysia Chu Lệ Thiên. Nhưng mãi đến năm 2008, hình ảnh Thiên vương Hong Kong chịu tang cha vợ được truyền thông đăng tải, anh mới lên tiếng xác nhận cuộc hôn nhân với Chu Lệ Thiên.

Tin tức này lập tức gây xôn xao dư luận châu Á bởi trong suốt 28 năm, Lưu Đức Hoa luôn tâm sự mình là người đàn ông độc thân và hy vọng sớm lập gia đình. Khi đó, sự nghiệp của nam nghệ sĩ cũng vì chuyện hôn nhân đại sự mà ảnh hưởng không ít.

Tại showbiz Hàn Quốc, nhiều khán giả xem thần tượng là người tình trong mộng. Khi phát hiện thần tượng kết hôn, họ sẽ quyết định từ bỏ. Vì thế, để giữ hình ảnh và fan, phần lớn nghệ sĩ xứ củ sâm tìm mọi cách giữ kín đời tư, nhất là chuyện kết hôn. Ca sĩ Lee Jae Hoon - nhóm nhạc Cool - từng mất 11 năm mới dám thú nhận chuyện kết hôn và có hai con.

Hay một trường hợp khác là nam diễn viên Sung Joon. Trước khi nhập ngũ vào năm 2020, anh mới lên tiếng xác nhận đã kết hôn và có con đầu lòng.

Lý giải về nguyên nhân nghệ sĩ thường có xu hướng giấu kín chuyện kết hôn, trên Korea Times, chuyên gia tâm lý học Kwon Young Chan cho biết: “Nhiều ngôi sao tin rằng hôn nhân sẽ khiến độ nổi tiếng của họ tụt giảm. Với họ, bớt nổi tiếng đồng nghĩa với việc đánh mất những fan có thể mang lại lợi ích kinh tế”.

Nghệ sĩ có nên công khai chuyện kết hôn

Trong một cuộc khảo sát trên The Strait Times, nghệ sĩ châu Á thường có xu hướng giấu giếm chuyện kết hôn so với người nổi tiếng ở Hollywood. Điều này bắt nguồn từ gốc rễ văn hóa, lối sống và môi trường hoạt động nghệ thuật của từng quốc gia.

Theo Giáo sư ngành Văn hóa Đại chúng Liew Kai Khiun (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), khi khán giả phát hiện thần tượng đã kết hôn, ban đầu họ thường có tâm lý ngỡ ngàng và thể hiện sự phản đối. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi nghệ sĩ nỗ lực vun đắp cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và tạo ra các sản phẩm nổi bật, người hâm mộ sẽ chuyển sang thái cực ủng hộ.

Ly do nghe si giau kin chuyen tung ket hon-Hinh-2

Tài tử Lưu Đức Hoa nỗ lực che giấu chuyện kết hôn trong nhiều năm.

Ông Liew Kai Khiun viện dẫn trường hợp của Ngô Tôn để thấy rằng sau thời gian đầu hứng chịu chỉ trích, tài tử dần lấy lại cảm tình từ khán giả. Diễn viên Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ còn được đặt biệt danh “ông chồng quốc dân” vì sự chung thủy, hết lòng yêu thương vợ con trong nhiều thập kỷ.

Trước câu hỏi khi nào nghệ sĩ nên đứng ra công khai chuyện đã kết hôn, Giáo sư Liew Kai Khiun cho rằng người nổi tiếng cũng là những người bình thường. Họ cũng có nhu cầu lập gia đình, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, khán giả thường dễ dàng chấp nhận sự thật hơn khi thần tượng của họ già đi hoặc đến tuổi kết hôn thông thường.

Bà Ivy Low, người đứng đầu bộ phận quản lý nghệ sĩ tại tập đoàn MediaCorp (Singapore) cho rằng hẹn hò, kết hôn, sinh con là sự kiện quan trọng của đời người. Và nghệ sĩ không nhất thiết phải tìm cách che giấu.

"Trong thời đại phát triển của các nền tảng mạng xã hội, việc nghệ sĩ che giấu chuyện kết hôn gần như không thể. Chúng tôi khuyến khích các nghệ sĩ sống thật với con người của họ, đón nhận danh tiếng đến từ công việc và tìm kiếm sự hỗ trợ của người hâm mộ thông qua màn trình diễn công việc", bà Ivy Low nói.

1 tháng sau khi bị Cảnh sát Tây Ban Nha bắt, Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh hiện ra sao?

Các cơ quan chức năng Tây Ban Nha vẫn đang thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ điều tra vụ án. Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh vẫn có sức khoẻ bình thường, được hỗ trợ pháp lý.

1 thang sau khi bi Canh sat Tay Ban Nha bat, Hong Dang, Ho Hoai Anh hien ra sao?

Cách đây gần 1 tháng, nhiều trang báo nước ngoài đưa tin về việc hai nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam là một nam diễn viên 37 tuổi và nam nhạc sĩ 42 tuổi bị bắt giữ vì cáo buộc hiếp dâm một cô gái 17 tuổi người Anh tại Majorca, Tây Ban Nha. Thông tin này khiến dư luận trong nước xôn xao và đồn đoán về danh tính của hai nghệ sĩ.              

TP.HCM kiến nghị xét lại hồ sơ tặng danh hiệu NSND cho 6 nghệ sĩ

6 nghệ sĩ ở lĩnh vực cải lương và hát bội được đề nghị xét lại hồ sơ gồm Lê Thiện, Thoại Mỹ, Thanh Nguyệt, Ngọc Khanh, Linh Huyền, Kim Dung.

UBND TP.HCM vừa kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần 10 xem xét lại kết quả đối với 6 nghệ sĩ đã được thành phố đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” trước đó nhưng không được.

6 nghệ sĩ được UBND kiến nghị xem xét lại hồ sơ đều thuộc lĩnh vực nghệ thuật truyền thống. Trong đó, có 3 nghệ sĩ cải lương là NSƯT Thanh Nguyệt, NSƯT Lê Thiện, NSƯT Thoại Mỹ và 3 nghệ sĩ hát bội là NSƯT Ngọc Khanh, NSƯT Linh Huyền và NSƯT Kim Dung.

Hồng Đăng, Phương Oanh có đáng bị "phong sát"?

Nghệ sĩ vốn được hiểu là người của công chúng cho nên những hành vi ứng xử luôn được quy vào những chuẩn mực nhất định.

Nhưng suy cho cùng thì họ cũng là người bình thường mà đã là người thường thì khó tránh được giây phút sai lầm.

Hong Dang, Phuong Oanh co dang bi
Vai Đức của Hồng Đăng đã bị cắt khỏi phim 'Thương ngày nắng về' khi đang phát sóng.

Nói về các hình thức xử lý sai phạm thì dân gian Việt Nam có những câu như “giơ cao đánh khẽ” hay “đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại” để thể hiện tinh thần vị tha, bao dung. Đã là con người thì ai rồi cũng sẽ sai. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, nhất là đối với văn nghệ sĩ - người của công chúng – cần lắm một thái độ nghiêm khắc của xã hội.

Chưa bao giờ mà lời ăn tiếng nói hay cách hành xử của giới nghệ sĩ được chú ý nhiều như lúc này. Có thể sau nhiều vụ việc không được hay ho như đánh bạc, dùng ma túy hay những phát ngôn thiếu chuẩn mực… thì người ta chợt nhận ra rằng lâu nay xã hội chỉ nhìn giới nghệ sĩ qua lời ca tiếng hát hay vở diễn của họ mà vô tình (hay không để ý) bỏ qua những hành động không đúng mực của họ. Dù ít hay nhiều, dù muốn hay không thì bộ phận không nhỏ khán giả, nhất là khán giả nhỏ tuổi, rất dễ bắt chước hình ảnh nghệ sĩ là thần tượng của mình nhất là trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Cho nên thần tượng ấy phải đẹp. Mà muốn thần tượng đẹp đúng nghĩa cần có những biện pháp mạnh tay cho những lỗi lầm, cho đúng với câu: "Ai sai thì chịu phạt, có lỗi phải chịu trách nhiệm".

Một từ khá phổ biến gần đây trên mạng xã hội là “phong sát” hiểu nôm na là cấm sóng, cấm xuất hiện tại các sự kiện đối với các nghệ sĩ có tai tiếng bị xã hội lên án. Đây được xem là hình thức xử lý đầy sức nặng và nghiêm khắc đối với những sai phạm trong giới nghệ sĩ. Một khi khán giả quay lưng là dấu chấm hết cho sự nghiệp. Đó khác hẳn với kiểu “rút kinh nghiệm sâu sắc” nhưng rồi sợi dây kinh nghiệm rút hoài không thấy hết. Để tránh việc “ngựa quen đường cũ” hay kiểu “coi thường khán giả” thì “phong sát” được xem là biện pháp hữu hiệu và đủ mạnh đối với những ai đã trót sai lầm.

Nhưng liệu 2 cái tên Hồng Đăng và Phương Oanh có đáng bị “phong sát” sau những lùm xùm thời gian qua hay không?

Hong Dang, Phuong Oanh co dang bi

Bộ phim gần nhất Phương Oanh tham gia là 'Hương vị tình thân' đã kết thúc phát sóng tháng 10 năm ngoái.

Gọi là có đáng hay không đáng thì tùy vào góc nhìn của mỗi người. Đương nhiên, với tư cách là nghệ sĩ thì việc làm của Hồng Đăng và Phương Oanh rất khó được chấp nhận. Nhưng phải chăng bởi vì họ là người đóng phim VTV nên bị soi kỹ hơn? Nếu họ ở nhà đài khác hay một lĩnh vực khác thì sao? Có thể mọi chuyện vẫn bị chú ý nhưng mức độ có lẽ không tạo nên cơn bão dư luận như vậy.

Tất nhiên, yếu tố VTV không thể bị loại bỏ bởi mọi cá nhân, trước khi nói, làm và hành động gì cần ý thức mình đang làm gì, ở đâu và giữ vai trò gì. Cho nên, một khi sai phạm ấy làm ảnh hưởng đến bộ mặt của VTV hay quốc gia thì cần phải xử lý mạnh tay. Nhưng mạnh tay đến mức nào còn tùy vào nhiều yếu tố. Tội thì có tội nặng tội nhẹ. Người có người hối lỗi thành thật, có người đóng kịch giả tạo lừa đời.

Một sự việc đúng sai, ngoài cách nhìn của xã hội, thuần phong mỹ tục còn liên quan đến vấn đề pháp luật. Nếu sai phạm ấy bị lên án bởi vi phạm vào những điều như tình người, truyền thống… mà chưa được pháp luật chứng thực là vi phạm thì phải chăng những người trong cuộc xứng đáng nhận được một cơ hội để nói, để trình bày và thứ tha của xã hội trong một tương lai nào đó.

Vâng, một tương lai nào đó chứ không phải bây giờ. Khán giả ngày nay dần hình thành quan điểm yêu ghét rõ ràng chứ không đơn thuần đặt yếu tố nghệ thuật lên hàng đầu rồi bỏ qua những điều khác. Cho nên nếu một ca sĩ A nào đó, trước đấy cuồng ngôn loạn ngữ coi thường thiên hạ sau nhận mình sai rồi chọn cách “ở ẩn” khoảng 6 tháng nửa năm rồi lại tái xuất rầm rộ thì coi thường khán giả quá. Khi ấy nếu dính phải “phong sát” thì cũng oan ức gì. Trái lại nếu một ai đó không vướng vào vấn đề pháp luật, dũng cảm nhận sai trước công chúng và biết sống khép lại một cách cần thiết biết đâu mọi chuyện sẽ có biến chuyển.

Giơ cao đánh khẽ có thể khiến kẻ bị sai không nhận ra được đâu là điều tốt đẹp. Nhưng vội vàng “phong sát” cũng chẳng phải cách hay bởi ai mà chẳng sai nên cần lắm một con đường để quay về. 

Đọc nhiều nhất