Lý do Gia Cát Lượng chân lành lặn vẫn chọn ngồi 'xe lăn'

Trong cuộc chiến thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng dù vẫn khỏe mạnh nhưng đã chọn ngồi xe lăn, lý do là gì?

Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc.

Ngọa Long tiên sinh được biết tới là bậc kỳ tài mà Lưu Bị từng 3 lần hạ cố tới nhà tranh mới có thể chiêu mộ. Cũng có không ít ý kiến cho rằng ông còn là nhân vật được cho là đứng sau nhiều mưu kế nổi tiếng như "mộc ngưu lưu mã", "mượn gió đông"…

Trong ấn tượng của hậu thế, Khổng Minh thường xuất hiện trong hình ảnh của một vị mưu sĩ tay cầm quạt lông vũ, phong độ bất phàm, ở vào thời điểm đối diện với phong ba bão táp cũng không sợ hãi hay hốt hoảng. Tuy nhiên, về cuối đời trong những lần đem quân tiến hành các chiến dịch Bắc phạt thì vị quân sư ở tuổi tứ tuần này thường ngồi trên một chiếc xe tựa như xe lăn và làm hoàn toàn bằng gỗ.

Điều đáng ngạc nhiên, trong chính sử lẫn tiểu thuyết văn học đều mô tả Gia Cát Lượng là người tương đối khỏe mạnh, không bị thương, bị tật về tay chân hay bất cứ chứng bệnh bại liệt nào. Vậy tại sao ông lại ngồi một cỗ xe như thế? Liệu rằng có huyền cơ nào ẩn giấu sau phương tiện di chuyển kỳ lạ ấy của Khổng Minh hay không?

Túc trí đa mưu, đi ngược thời đại

Ly do Gia Cat Luong chan lanh lan van chon ngoi 'xe lan'

Gia Cát Lượng thường được mô tả là một văn nhân mặc áo trắng, đội chiếc mũ đặc trưng, tay cầm quạt lông ngỗng. Ảnh: Internet

Vào thời cổ đại, ngựa được xem là công cụ giao thông chủ yếu. Bởi vậy, có một giai đoạn rất dài, cổ nhân mỗi khi xuất hành đều cưỡi ngựa hoặc dùng xe ngựa. Tuy nhiên, ngoài làm phương tiện di chuyển, công dụng thực sự của loài động vật này lại là một thứ "vũ khí chiến tranh".

Theo Lịch sử ghi chép lại, binh chủng Trung Hoa thời cổ đại chủ yếu là kỵ binh và bộ binh. Trong đó, đội ngũ kỵ binh chiếm vai trò vô cùng trọng yếu trên chiến trường. Bởi vì họ sở hữu ưu thế về tốc độ di chuyển nên nắm trong tay phần thắng tương đối cao. Thậm chí không cần tới binh lính, chỉ riêng một con chiến mã cũng có thể gây ra sát thương nguy hiểm tới tính mạng cho kẻ thù.

Ngoài ra, việc cưỡi ngựa khi ra trận còn tăng khả năng sống sót cho binh lính nếu ở trong tình thế cần rút chạy. Như vậy, ở vào thời điểm xung phong, ngựa là chiến mã dùng để giết địch, còn vào lúc thất thế lui binh, ngựa trở thành công cụ cứu mạng.

Từ đó có thể khẳng định rằng việc cưỡi ngựa ra trận có không ít ưu điểm. Cũng bởi vậy mà các tướng quân thời xưa đa số đều sử dụng loại thú cưỡi này. Thế nhưng trong số các nhân vật lịch sử nổi danh Trung Hoa, lại có một người không sử dụng chiến mã khi ra trận.

Đó là mưu sĩ nổi danh Tam Quốc Gia Cát Lượng.

Bật mí huyền cơ ẩn sau việc Gia Cát Lượng lựa chọn ngồi xe để di chuyển trên chiến trường

Ly do Gia Cat Luong chan lanh lan van chon ngoi 'xe lan'-Hinh-2

Việc Gia Cát Lượng xuất hiện trên chiếc "xe lăn" ngoài chiến trường từng không ít lần khiến kỳ phùng địch thủ Tư Mã Ý phải khiếp vía. Ảnh: Internet

Trên thực tế, việc Gia Cát Lượng lựa chọn loại phương tiện di chuyển này thay vì chiến mã là để thầm tuyên bố với binh lính Thục Hán: Ông sẵn sàng vào sinh ra tử cùng quân lính, tuyệt đối không cưỡi ngựa để một mình thoát thân mà không màng tới tính mạng của binh sĩ.

Hơn nữa, việc một vị nhân vật đức cao vọng trọng xuất hiện trên một chiếc xe lăn ở nơi đầu chiến tuyến sẽ khiến các binh sĩ nước Thục có suy nghĩ rằng, ngay tới Thừa tướng đại nhân còn sẵn sàng đứng ở tuyến đầu xung phong, vậy bản thân họ sao có thể mang tâm lý sợ hãi cái chết mà không dám xông lên?

Do đó, việc Gia Cát Lượng lựa chọn ngồi xe thay vì cưỡi chiến mã thực chất nhằm để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính, khiến cho họ có thêm chí khí chiến đấu cùng niềm tin chiến thắng. Sâu xa hơn, đây cũng là một nước cờ tâm lý cắt đứt đường lui của quân đội phe mình, khiến cho họ chỉ còn có con đường lựa chọn quyết tử và chiến đấu hết mình trong cuộc chiến phía trước.

Bên cạnh đó, do Gia Cát Lượng là một "thư sinh" không phải "binh lính" cho nên thể trạng của ông không so được với những tướng lĩnh trực tiếp tham chiến giáp mặt với quân thù. Và để tiện cho việc hành quân đường xa, ngoài việc đi ngựa thì một chiếc xe đặc trưng cũng sẽ giúp ích cho ông, nhất là khi ông không còn sung sức như hồi trẻ.

Xét trên một khía cạnh khác, việc ngồi trên xe gỗ bốn bánh thời cổ đại sẽ đem lại cảm giác vững chắc hơn so với cưỡi ngựa. Đặc biệt, không phải ai cũng được ngồi cỗ xe như vậy. Đó là một chiếc xe với thiết kế như một chiếc ghế lớn, hai bánh to phía trước và hai bánh nhỏ phía sau để điều chỉnh phương hướng.

Cụ thể, trong cuốn sách "Loại Thuyết" (một loại sách như bách khoa để chú thích các sự kiện) thời nhà Tống đã được ghi lại: "Ngồi Tứ Luân Xa, cầm quạt lông ngỗng, Gia Cát tiên sinh chỉ huy toàn quân. Tư Mã Ý (đối thủ của Gia Cát Lượng) thì cũng thở dài nói về chiếc xe rằng: Cái gọi là Tứ Luân Xa của hắn không xuất hiện ở bất kỳ nơi nào".

Do đó, đối với một người chủ soái như Khổng Minh mà nói, đây cũng là cách để duy trì tinh thần ổn định, đầu óc tỉnh táo, từ đó có thể đưa ra sách lược hợp lý trên chiến trường.

Từ những lý do trên, có thể nói việc Gia Cát Lượng ngồi xe gỗ ra chiến trường thay vì cưỡi ngựa thực chất là một nước đi vô cùng cao minh và sáng suốt.

Bát Quái Trận của Gia Cát Lượng thiên biến vạn hóa đến mức nào?

Với trí tuệ siêu phàm, Gia Cát Lượng đã phát minh ra Bát Quái Trận, một chiến lược giúp nhà Thục Hán giành chiến thắng trong nhiều trận đánh, dần dần hỗ trợ Lưu Bị trong việc thống nhất thiên hạ.

Thời kỳ Tam Quốc có vô số nhân vật xuất chúng xuất hiện như Trương Phi, Quan Vũ, Triệu Vân, Tào Tháo, Lưu Bị… Nổi bật nhất trong đó là Gia Cát Lượng, hay còn gọi là Ngọa Long. Ông nổi bật với tài mưu lược kiệt xuất, được tôn vinh không chỉ trong thời đại của ông mà còn ở những thế hệ sau. Bát Quái Trận được truyền tụng với sức mạnh ghê gớm, có khả năng đánh bại hàng trăm nghìn binh lính.

Gia Cát Lượng lớn lên ở Kinh Châu cùng cha, sau khi cha qua đời, ông chuyển đến Long Trung, Tương Dương và trở thành thừa tướng của nhà Thục Hán khi ở độ tuổi trung niên.

Vì sao Tư Mã Ý không ra tay hạ sát Gia Cát Lượng?

Gia Cát Lượng đã sử dụng một diệu kế đặc biệt giúp ông xua đuổi 15 vạn quân của Tư Mã Ý mà không hề hao tổn binh lực. Nhưng đâu là sự thật?

Chỉ dùng tiếng đàn, Gia Cát Lượng đẩy lùi 15 vạn quân Nguỵ, Tư Mã Ý có mắc mưu?

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là hai đối thủ không đội trời chung. Hai con người tài năng kiệt xuất này từng nhiều lần bất phân thắng bại. Một trong những lần Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có phen thử tài nhau là khi vị quân sư của Lưu Bị dùng "Không thành kế", giúp đuổi được 15 vạn quân Ngụy uy phong lẫm liệt.

Một chữ của Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị giành một phần ba thiên hạ

Chỉ với một chữ “mượn", Gia Cát Lượng đã tạo ra lợi thế lớn cho Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, đồng thời giúp Lưu Bị từ 2 bàn tay trắng có được một phần ba thiên hạ.

Mot chu cua Gia Cat Luong giup Luu Bi gianh mot phan ba thien ha

Gia Cát Lượng góp công rất lớn trong việc giúp Lưu Bị có thể hùng cứ một phương.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vào giai đoạn đầu của thời kỳ Tôn - Lưu liên minh chống Tào, Chu Du vì muốn làm khó Gia Cát Lượng nên đã yêu cầu Khổng Minh làm 10 vạn mũi tên trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, chỉ với một chữ "mượn", Gia Cát Lượng đã có thể khiến Chu Du phải ngẩn người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới