Lý do gì phòng không Ai Cập bất ngờ đe dọa máy bay Nga?

Lý do gì phòng không Ai Cập bất ngờ đe dọa máy bay Nga?

Mặc dù cùng ủng hộ và triển khai vũ khí tới giúp Quân đội Quốc gia Libya (LNA), nhưng mới đây giữa Nga và Ai Cập đã phát sinh một tình huống đối đầu khó hiểu.

Trang Avia-pro cho biết, vào hôm 12/6, quân đội Ai Cập tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí của họ nhằm chống lại một máy bay quân sự Nga bay từ Syria đến Libya.
Trang Avia-pro cho biết, vào hôm 12/6, quân đội Ai Cập tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí của họ nhằm chống lại một máy bay quân sự Nga bay từ Syria đến Libya.
Vụ việc trên xảy ra ở phía Đông Nam của biển Địa Trung Hải, máy bay Nga đã buộc phải đi vòng quanh trong một thời gian rất dài, sau đó quay lại căn cứ không quân Hmeimim, dường như không muốn leo thang với chính quyền Ai Cập.
Vụ việc trên xảy ra ở phía Đông Nam của biển Địa Trung Hải, máy bay Nga đã buộc phải đi vòng quanh trong một thời gian rất dài, sau đó quay lại căn cứ không quân Hmeimim, dường như không muốn leo thang với chính quyền Ai Cập.
Đây là sự cố đầu tiên xảy ra giữa quân đội Nga và Ai Cập trong thời gian vừa qua, điều này được đánh giá là rất bất thường vì cả hai cùng ủng hộ phe LNA trong cuộc nội chiến tại Libya.
Đây là sự cố đầu tiên xảy ra giữa quân đội Nga và Ai Cập trong thời gian vừa qua, điều này được đánh giá là rất bất thường vì cả hai cùng ủng hộ phe LNA trong cuộc nội chiến tại Libya.
"Ai Cập đã không cho phép chiếc máy bay vận tải quân sự Il-76 số đuôi 76731 bay từ Latakia (Syria) đi qua El Marge (Al-Dzhufra), khiến chiếc phi cơ phải quay lại sân bay khởi hành", thông báo ghi rõ.
"Ai Cập đã không cho phép chiếc máy bay vận tải quân sự Il-76 số đuôi 76731 bay từ Latakia (Syria) đi qua El Marge (Al-Dzhufra), khiến chiếc phi cơ phải quay lại sân bay khởi hành", thông báo ghi rõ.
Để xác nhận thông tin nói trên, có một bản ghi âm cuộc trao đổi giữa phi công Nga và  phòng không Ai Cập, trong đó có thể nghe thấy phía Ai Cập thực sự cấm máy bay quân sự Nga xâm nhập không phận của mình.
Để xác nhận thông tin nói trên, có một bản ghi âm cuộc trao đổi giữa phi công Nga và phòng không Ai Cập, trong đó có thể nghe thấy phía Ai Cập thực sự cấm máy bay quân sự Nga xâm nhập không phận của mình.
Trong khi đó, các chuyên gia và những nhà phân tích tình hình quân sự tập trung sự chú ý đến một kết nối rất kém, có thể là do hoạt động của phương tiện chế áp điện tử.
Trong khi đó, các chuyên gia và những nhà phân tích tình hình quân sự tập trung sự chú ý đến một kết nối rất kém, có thể là do hoạt động của phương tiện chế áp điện tử.
Mục đích của máy bay quân sự Nga khi bay đến căn cứ không quân Al Jufra, thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Quốc gia Libya vẫn không được thông báo cụ thể.
Mục đích của máy bay quân sự Nga khi bay đến căn cứ không quân Al Jufra, thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Quốc gia Libya vẫn không được thông báo cụ thể.
Cần nói thêm là trước đó Nga đã bác bỏ hoàn toàn mọi cáo buộc liên quan đến sự hiện diện quân sự của họ ở Libya và cung cấp hỗ trợ cho Quân đội Quốc gia Libya.
Cần nói thêm là trước đó Nga đã bác bỏ hoàn toàn mọi cáo buộc liên quan đến sự hiện diện quân sự của họ ở Libya và cung cấp hỗ trợ cho Quân đội Quốc gia Libya.
Tuy nhiên những bằng chứng do Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) của Mỹ đưa ra lại cho thấy sự thật khác khi đã xuất hiện các tiêm kích Nga cất cánh từ căn cứ Hmeimim sang Al Jufra.
Tuy nhiên những bằng chứng do Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) của Mỹ đưa ra lại cho thấy sự thật khác khi đã xuất hiện các tiêm kích Nga cất cánh từ căn cứ Hmeimim sang Al Jufra.
Ngoài ra các nhóm lính đánh thuê từ công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga cũng được trang bị những phương tiện tác chiến tối tân mà chỉ có binh lính chính quy của Nga sử dụng.
Ngoài ra các nhóm lính đánh thuê từ công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga cũng được trang bị những phương tiện tác chiến tối tân mà chỉ có binh lính chính quy của Nga sử dụng.
Có thể kể ra một vài ví dụ tiêu biểu như tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1, xe bọc thép Tigr, xe tăng chiến đấu chủ lực T-62MV... cùng một số chủng loại khác.
Có thể kể ra một vài ví dụ tiêu biểu như tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1, xe bọc thép Tigr, xe tăng chiến đấu chủ lực T-62MV... cùng một số chủng loại khác.
Về phần lực lượng phòng không Ai Cập, họ có truyền thống sử dụng vũ khí Nga và được trang bị tương tự như quân đội Syria nhưng ở cấp độ cao hơn rất nhiều.
Về phần lực lượng phòng không Ai Cập, họ có truyền thống sử dụng vũ khí Nga và được trang bị tương tự như quân đội Syria nhưng ở cấp độ cao hơn rất nhiều.
Trong biên chế lực lượng này ngoài những tổ hợp S-75 Dvina lạc hậu thì còn có cả Pechora-2M, Buk-M2E, Tor-M1 hiện đại hơn hẳn, tạo ra lưới lửa đa tầng rất đáng gờm.
Trong biên chế lực lượng này ngoài những tổ hợp S-75 Dvina lạc hậu thì còn có cả Pechora-2M, Buk-M2E, Tor-M1 hiện đại hơn hẳn, tạo ra lưới lửa đa tầng rất đáng gờm.
Đặc biệt hơn, Ai Cập cùng với Venezuela là hai khách hàng duy nhất có trong biên chế tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300VM Antey-2500 tính năng kỹ chiến thuật không thua kém S-400 Triumf, có thể gây ra đe dọa nghiêm trọng cho máy bay Nga.
Đặc biệt hơn, Ai Cập cùng với Venezuela là hai khách hàng duy nhất có trong biên chế tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300VM Antey-2500 tính năng kỹ chiến thuật không thua kém S-400 Triumf, có thể gây ra đe dọa nghiêm trọng cho máy bay Nga.

GALLERY MỚI NHẤT