Giá đỗ: Giá đỗ ủ theo phương pháp truyền thống thường mất nhiều thời gian, không đẹp mắt và chóng hỏng. Để tăng lợi nhuận những người làm giá đỗ có thể dùng hoạt chất trong công nghiệp bột giặt (Soda ASH Light) để kích thích tăng trưởng, kéo dài tuổi thọ và giá đỗ bắt mắt hơn. Lâu ngày, chất độc này ngấm vào cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, thần kinh, các bệnh mãn tính, thậm chí là ung thư… |
Cần tây: Trong rau cần tây thường có khoảng 64 chất "kịch độc" không thể bị loại bỏ bởi nước, cho dù bạn có rửa bao nhiêu lần đi nữa. Theo đó, rau cần tây hấp thụ chất lỏng từ lòng đất cực tốt, nhưng các chất hoá học cũng theo đó mà bị rau hấp thụ vào trong thân, lá và đi vào cơ thể con người.
|
Do đó, khi chọn cần tây bạn không nên dùng nhưng cây có thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng khi mua kẻo chọn nhầm rau củ tẩm hóa chất.
|
Dưa chuột: Ở nhiều nơi, người trồng dưa chuột thường phun thuốc liên tục. Nếu ăn dưa chuột phun thuốc sâu không rửa kỹ, không gọt vỏ thì nguy cơ bị ngộ độc rất cao với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu.
|
Mướp đắng rất dễ bị sâu nên người trồng thường sử dụng hóa chất để hạn chế sâu bọ. Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Còn mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
|
Rau cải: Loại rau này thường có nhiều sâu bọ vì thế chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
|
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
|
Mít: Hóa chất càng "nặng đô" thì thời gian thúc mít chín càng rút ngắn. Sau khi tiêm thuốc, chưa đầy 12 giờ sau là mít chín. Chỉ cần pha lọ hóa chất với 500 ml nước, dùng que sắt dùi lỗ trên các quả mít rồi đổ hỗn hợp thuốc vào, mít xanh mấy cũng vàng ươm nhưng lại 'ủ' đầy chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
|
Đu đủ: Chỉ cần vài giọt dung dịch từ lọ thuốc bé bằng ngón tay út vào cuống, đu đủ xanh vừa ngắt trên cây sẽ chín vàng ruộm, đẹp mã sau ít giờ đồng hồ.
|
Sầu riêng cũng là loại quả thường xuyên bị các chủ vựa dùng hóa chất để “ép”chín. Những loại hóa chất đó đa phần là có xuất xứ từ Trung Quốc, không nhẵn mác, không có cảnh bảo và không hướng dẫn sử dụng.
|
Dưa hấu là lựa chọn giải khát số một của nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là một trong những loại trái cây bị phun nhiều hóa chất nhất. Nhiều quả dưa nhìn bên ngoài khá tươi ngon nhưng khi bổ ra, bên trong bị hỏng, thậm chí thối. Đây là hậu quả của việc người trồng dưa phun quá nhiều thuốc trừ sâu và trước khi được bán ra thị trường, những chủ cửa hàng cũng áp dụng chiêu này để quả dưa được đẹp mắt hơn.
|
Chuối: Chúng ta thường ăn phải những quả chuối nhìn thì rất chín, rất ngon nhưng khi ăn lại có vị chát và không ngọt. Đó là do chuối đã bị ngâm trong hóa chất. Người buôn, bán chuối thường dùng cách ngâm tẩm và dấm chuối bằng amoniac hay sulfur dioxide. Khi chúng ta ăn chuối bị ngâm hóa chất này vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
|
Hồng xiêm: Những quả hồng xiêm to, mọng nhưng nhiều người lại ái ngại không dám mua. Lý do bởi hồng xiêm bắt mắt thường bị ngâm qua loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước.
|
Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất. Trong ngon lành, căng mọng như vậy nhưng trong quá trình sản xuất dâu tây, người ta đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh vì loại quả này rất dễ bị sâu tấn công. Ảnh: Internet. |
Mời độc giả xem video "Liên tiếp phát hiện thực phẩm bẩn tại trường mầm non Thanh Khương". Nguồn: VTV24.