Lưu Bị lừa 50.000 quân của Tào Tháo bằng cách nào?

Lưu Bị đã lừa 50.000 quân của Tào Tháo, bí quyết nào đã giúp Lưu Bị thành công trong màn kịch này?

Trong Tam Quốc, so với Lưu Bị và Tôn Quyền, Tào Tháo luôn là người có dã tâm lớn, mưu lược, kỹ tính và đa nghi. Tuy nhiên, cuộc đấu trí giữa Tào Tháo và Lưu Bị diễn ra rất sống động. Cả hai là minh chứng cho thấy tham gia vào vũ đài chính trị và xây dựng cơ đồ trong bối cảnh thiên hạ đại loạn là không hề dễ dàng.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Lưu Bị từng lừa được 50.000 quân khỏi tay Tào Tháo và số lượng quân đông đảo này tại sao lại không phản kháng? Rốt cục Lưu Bị đã dùng cách nào để có thể qua mặt Tào Tháo như vậy?

Luu Bi lua 50.000 quan cua Tao Thao bang cach nao?

Tào Tháo là người giỏi mưu lược và trọng nhân tài.

Tào Tháo được coi là người giỏi sắp xếp, cực kỳ trọng người tài và rất quan tâm đến điều kiện sống của các quân sĩ dưới trướng của mình. Trong khi đó, Lưu Bị từ tay trắng lập nghiệp, từng phải nương nhờ nhiều nơi và cũng thu phục được không ít nhân tài, trong đó có người kiệt xuất như Gia Cát Lượng.

Nhờ có vị quân sư không những trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, mà còn rất giỏi trong việc thấu hiểu lòng người và binh pháp, nên giúp Lưu Bị từng bước đánh thắng nhiều trận, gây dựng cơ đồ nhà Thục Hán. Đây cũng được coi như là đền đáp tấm chân tình khi Lưu Bị từng 3 lần đích thân đến mời Gia Cát Lượng về giúp mình.

Trong khi đó, đối với Tào Tháo, Gia Cát Lượng trở thành chướng ngại lớn khi không ít lần khiến ông bại trận. Cụ thể, mưu kế "thuyền cỏ mượn tên" của Gia Cát Lượng từng khiến binh lực của Tào Tháo bị tổn thất nghiêm trọng, đồng thời để lại một nỗi sỉ nhục lớn đối với vị quân chủ này.

Sở dĩ chiến thắng trận này là do Gia Cát Lượng đã nắm được điểm yếu của Tào Tháo, đoán được tiếp theo Tào Tháo sẽ làm gì, từ đó mới thành công khiến vị quân chủ này rơi vào bẫy.

"Vũ khí" giúp Lưu Bị qua mặt được Tào Tháo

Luu Bi lua 50.000 quan cua Tao Thao bang cach nao?-Hinh-2

Lưu Bị có thể qua mặt Tào Tháo nhờ tài ăn nói.

Xét về sự đa mưu túc trí, Lưu Bị có thể thua xa Gia Cát Lượng. Nhưng xét về tài ăn nói, Lưu Bị quả thực có phần vượt trội hơn vị quân sư kiệt xuất của mình. Chính nhờ tài ăn nói đặc biệt này đã giúp Lưu Bị không ít lần hóa nguy thành an và từng bước có được những thành tựu vững chắc trong sự nghiệp.

Năm xưa, Lưu Bị vốn là người ở dưới trướng của Tào Tháo. Chính vì là người có tài ăn nói, kiểu gì cũng có thể nói được, nên khiến Tào Tháo tin rằng Lưu Bị có thể làm được việc cho mình. Bởi Tào Tháo vốn là người rất trọng nhân tài.

Tuy nhiên, tham vọng của Lưu Bị quá lớn, nên dù ngoài mặt làm việc cho Tào Tháo, nhưng thực chất lại ngầm lên kế hoạch cho riêng mình. Cuối cùng, Lưu Bị gây dựng lực lượng và trở thành vật cản lớn để có thể đối đầu với Tào Tháo. Đến đây có thể thấy năng lực và tài năng của Lưu Bị là không thể xem thường.

Năm 197, Viên Thuật, một vị quan nhà Đông Hán, chính thức xưng làm hoàng đế, tự xưng là Trọng Gia, đóng đô ở Thọ Xuân, thuộc quận Cửu Giang. Vì Viên Thuật xưng đế trong khi nhà Đông Hán vẫn còn, nên trở thành mục tiêu thảo phạt của rất nhiều chư hầu. Đương nhiên Tào Tháo cũng không nằm ngoại lệ.

Luu Bi lua 50.000 quan cua Tao Thao bang cach nao?-Hinh-3

Lưu Bị từng lừa được 50.000 quân khỏi tay Tào Tháo.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa, đến năm 199, Tào Tháo cử Lưu Bị mang 50.000 quân, cùng Chu Linh và Lộ Chiêu ra đón đánh Viên Thuật ở đường lớn Từ Châu. Do thực lực rất yếu nên Viên Thuật bị Lưu Bị đánh bại và phải quay về. Sau đó, trên đường về, Viên Thuật lâm bệnh nặng rồi qua đời.

Tuy nhiên, sau khi thấy Viên Thuật đã chết, Lưu Bị trình báo cho triều đình và đưa thư cho Tào Tháo biết, đồng thời sai Chu Linh, Lộ Chiêu trở về Hứa Đô, còn số lượng binh lính thì cho lưu lại để giữ Từ Châu.

Lưu Bị đã quyết định phản bội Tào Tháo. Đương nhiên, khi hay tin, Tào Tháo cũng phái người đến ám sát Lưu Bị. Thế nhưng, trước khi phản bội, Lưu Bị cũng đã khéo léo thiết lập quan hệ thân thiết với các tướng lĩnh của Tào Tháo.

Bằng sự khéo léo trong ăn nói, Lưu Bị thuyết phục thành công những thuộc hạ xung quanh Tào Tháo, khiến họ tin rằng mối quan hệ của ông và Tào Tháo vẫn rất tốt. Điều này khiến họ từ bỏ việc ám sát, Lưu Bị vì thế mà cũng thoát chết trong gang tấc.

Những binh sĩ của Tào Tháo khi ấy đều tưởng rằng Lưu Bị là tông thất của nhà Hán. Hơn nữa họ không thực sự làm việc cho Tào Tháo, thay vào đó là phục vụ cho triều đình nhà Hán. Do đó, đương nhiên những binh lính này sẽ không lật đổ Lưu Bị.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Lưu Bị và Tào Tháo chính là việc Tào Tháo dùng uy thế của mình để khiến những người hầu cận phải phục tùng mình và không dám chống lại. Trong khi Lưu Bị giương cao ngọn cờ nhân nghĩa để thu phục nhân tâm và khiến họ phải phục tùng.

Có 4 con trai, vì sao Lưu Bị phải chọn A Đẩu kế vị?

Không ít người cho rằng Lưu Bị chỉ có một con trai là A Đẩu (Lưu Thiện). Vì vậy, bất kể A Đẩu không có tài năng gì nổi bật, Lưu Bị vẫn buộc phải giao cơ nghiệp cho người này.

Tam Quốc – thời kỳ đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc với những cuộc chiến tranh liên miên giữa 3 thế lực chính là Ngụy, Thục, Ngô – vẫn còn là đề tài hấp dẫn đến tận ngày nay. Trong đó, một trong những sự kiện nổi bật gây nhiều tranh cãi nhất là việc Lưu Bị chọn A Đẩu làm người kế vị.

Chinh chiến vất vả hơn 60 năm, Lưu Bị mới chiếm được đất Thục để làm cơ sở tranh thiên hạ với nước Ngụy của Tào Tháo và nước Ngô do Tôn Quyền lãnh đạo. Tuy nhiên cơ nghiệp cả đời của Lưu Bị lại bị người con trai A Đẩu dễ dàng đánh mất.

Người phụ nữ dám lớn tiếng mắng Tào Tháo trước đông người là ai?

Tào Tháo từng bộc bạch rằng suốt cuộc đời ông không thấy có lỗi với bất cứ ai ngoài một người phụ nữ, đó là vợ đầu Đinh phu nhân.

Trong Ngụy lược có viết rằng trước khi lâm chung, Tào Tháo từng bộc bạch rằng suốt cuộc đời ông không thấy có lỗi với bất cứ ai ngoài một người phụ nữ, đó là vợ đầu Đinh phu nhân. Bà lấy Tào Tháo nhiều năm nhưng không thể có con, dù vậy vẫn được chồng yêu thương hết mực. Sau này khi Tào Tháo có con trai tên Tào Ngang với một người phụ nữ họ Lưu, ông đã để Đinh Phu nhân nhận nuôi sau khi người phụ nữ này qua đời vì khó sinh.

Nguoi phu nu dam lon tieng mang Tao Thao truoc dong nguoi la ai?

Tranh vẽ Tào Tháo

Đinh phu nhân vốn nổi tiếng là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, thay chồng quán xuyến mọi chuyện trong nhà một cách chu toàn. Khi nhận nuôi con riêng của chồng, bà cũng hết mực quan tâm, săn sóc đứa trẻ như con ruột của mình. Tào Tháo luôn thấu hiểu, ngưỡng mộ và đặt niềm tin tuyệt đối vào vợ của mình.

Thế nhưng, ngày tháng hạnh phúc không thể kéo dài lâu, vào năm Kiến An thứ 2 (năm 197), Tào Tháo đem quân đi chinh phạt Trương Tú ở Uyển Thành thuộc Kinh Châu khiến Trương Tú nhanh chóng đầu hàng. Thế nhưng, một sự kiện làm đảo ngược tình thế đã xảy ra. Vì bản tính phong lưu đa tình nên Tào Tháo vừa gặp đã si mê thím dâu của Trương Tú, nạp luôn làm thiếp. Không ngờ vào nửa đêm, Trương Tú từ đâu dẫn quân đột kích doanh trại Tào Tháo khiến y trở tay không kịp, vội vàng thoát thân.

Binh biến lần này khiến Tào Tháo mất đi con trai cả Tào Ngang, cháu nội Tào An Dân và tướng hộ vệ thân cận Điển Vi. Đinh phu nhân ở nhà hay tin con trai Tào Ngang bỏ mạng gần như phát điên. Đỉnh điểm cơn giận dữ của bà là khi nghe chồng than vãn trước đền thờ cũng tế các tướng lĩnh rằng: "Ta mất con trưởng và đứa cháu yêu, không thương tiếc là mấy, chỉ khóc thương Điển Vi mà thôi". Không còn nể nang bà mắng Tào Tháo thậm tệ, gọi ông là người cha máu lạnh, vô tình khi không biết thương xót máu mủ của chính mình. Mặc kệ mọi lời biện bạch, Đinh phu nhân không nghe lọt tai bất cứ lời nào, vẫn liên tục mắng mỏ chồng. Tào Tháo vì giữ uy nghiêm trước người thân và quân lính màcả giận liền sai người đuổi vợ về nhà mẹ đẻ.

Nguoi phu nu dam lon tieng mang Tao Thao truoc dong nguoi la ai?-Hinh-2
Đinh phu nhân nổi tiếng đảm đang, nhân hậu

Tào Tháo bị vợ chán ghét thì thói trăng hoa, bạc tình

Cứ nghĩ Đinh phu nhân chỉ giận vài hôm sẽ nguôi, không ngờ sau đó, dù Tào Tháo có sai quân lính đi mời bà trở về thì cũng không ai có thể bước qua cửa nhà họ Đinh. Đinh phu nhân thà sống cảnh thanh bần, ngày ngày kéo lụa dệt vải cũng không chịu về với họ Tào. Cuối cùng, Tào Tháo phải tự mình đến nhà vợ để năn nỉ bà quay lại. Thế nhưng khi ông đến, chỉ có người thân của Đinh phu nhân là cúi chào vì kính sợ, chỉ có bà là không chịu ra ngoài, ở trong phòng dệt làm việc. Tào Tháo tìm đến tận phòng, khép nép thỉnh cầu vợ:"Nàng hãy quay lại nhìn ta một chút, cùng ta quay về vương cung, có được không?".

Dù cho chồng có nói bất cứ điều gì thì Đinh phu nhân cũng chỉ im lặng. Cuối cùng, nhận thấy quyết tâm và sự cứng rắn của vợ, Tào Tháo đành trở về phủ, can tâm tình nguyện để nàng cải giá. Kể từ buổi gặp gỡ đó, Đinh phu nhân sống lặng lẽ tới phút cuối đời tại nhà cha mẹ, ôm nỗi căm hận người chồng phong lưu, bạc tình đến cuối đời.

Sau này Tào Tháo chính là người tự tay chọn nơi chôn cất cho Đinh phu nhân. Trong những giây phút cuối đời, Tào Tháo thừa nhận người mà ông không nỡ rời xa nhất chính là Đinh phu nhân."Ta đối với nàng không hề phụ bạc, chỉ là làm điều sai nên khiến mọi thứ chẳng thể như xưa...", ông hối hận nói.

Quân sư nào giỏi ngang Gia Cát Lượng nhưng luôn bị hạ thấp?

Tầm nhìn của người này được đánh giá là chẳng thua kém Khổng Minh Gia Cát Lượng hay bất cứ chiến lược gia nào thời Tam Quốc. Nhiều sử gia cho rằng ông đã bị La Quán Trung “dìm hàng” khi mô tả trong truyện.

Lỗ Túc luôn bị La Quán Trung hạ thấp so với Gia Cát Lượng

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung tạo dựng hình ảnh Gia Cát Lượng là người đã đặt nền móng cho sự hình thành cục diện chân vạc. Thế nhưng, thực tế thì ở phía Đông Ngô cũng đã có người đưa ra sách lược như Gia Cát Lượng. Người này được đánh giá tài trí, có khả năng thương thuyết không thua gì bậc quân sư nào. Ông chính là Lỗ Túc (172 – 217).

Đọc nhiều nhất

Tin mới