Lương nhân viên ngân hàng: Nơi đãi ngộ "khủng", nơi bèo bọt

Techcombank do ông Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch vẫn dẫn đầu về mức đãi ngộ “khủng”, trong khi ACB của Chủ tịch “nghìn like” Trần Hùng Huy tiếp tục trong nhóm trả lương “bèo” nhất.

Khá ổn định
Theo báo cáo tài chính của 27 ngân hàng thương mại trong quý III, gần 10 ngân hàng giảm thu nhập bình quân (bao gồm lương và phụ cấp) của nhân viên so với cùng kỳ năm ngoái cũng như bình quân của 6 tháng đầu năm.
Một số ngân hàng cải thiện rõ rệt thu nhập cho nhân viên như SHB, VietinBank, Techcombank, NCB, BVBank.
Đáng chú ý, mức thu nhập bình quân của nhân viên Techcombank vẫn là mơ ước của giới banker nói riêng và người lao động nói chung.
Mặc dù tổng quỹ lương 9 tháng đầu năm nay giảm hơn 100 tỷ đồng so với cùng kỳ nhưng thu nhập bình quân mỗi tháng nhân viên Techcombank lại tăng thêm 1 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái và 6 tháng đầu năm nay.
Hiện, mức thu nhập bình quân của nhân viên Techcombank vẫn dẫn đầu toàn ngành ngân hàng với 45 triệu đồng/người/tháng.
Trong đó, tiền lương bình quân là 38 triệu đồng/tháng, số còn lại được tính là “thu nhập khác”.
Đứng thứ hai là Ngân hàng MB khi thu nhập bình quân nhân viên trong 9 tháng đầu năm nay là 39,83 triệu đồng/người/tháng, giảm nhẹ so với mức bình quân 6 tháng đầu năm.
Vietcombank đứng thứ ba về mức đãi ngộ nhân viên khi thu nhập bình quân của nhân viên là 37,5 triệu đồng/người/tháng, gần như không thay đổi so với bình quân 6 tháng đầu năm.
Luong nhan vien ngan hang: Noi dai ngo
 
Thu nhập bình quân của nhân viên TPBank dù giảm 2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân chung của 6 tháng đầu năm nhưng vẫn đứng thứ tư toàn ngành, với 36,5 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên VietinBank tăng 2 triệu đồng so với mức bình quân 6 tháng đầu năm, đạt 33,5 triệu đồng, đứng thứ năm trong số 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính.
Rất có thể vị trí thứ 5 vẫn được VietinBank giữ vững ngay cả khi Agribank công bố báo cáo tài chính quý 3 (bình quân 6 tháng thu nhập nhân viên Agribank là 29 triệu đồng/tháng).
Đứng sau VietinBank là một loạt các ngân hàng trả lương, phụ cấp cho nhân viên ở con số 32 triệu đồng/tháng, bao gồm MSB, VIB, BIDV và VPBank.
Đáng chú ý tại VPBank, ngân hàng chi hơn 3.600 tỷ đồng để trả lương, thưởng cho nhân viên trong 9 tháng đầu năm. Con số này tăng mạnh so với mức chi 2.800 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2022.
Do đó, tổng thu nhập bình quân của nhân viên VPBank cũng tăng từ 29 triệu đồng/tháng lên 32 triệu đồng/tháng. Trong đó, riêng tiền lương bình quân là 31 triệu đồng/tháng.
SHB cũng là một trong những ngân hàng chịu chi cho nhân viên khi tổng mức chi bình quân cho mỗi nhân viên lên đến 45,95 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, vẫn như mọi khi, đặc thù của nhà băng này là không tách bạch mức chi lương và phụ cấp như các ngân hàng khác.
Thay vào đó, SHB gộp chung với cả các khoản chi theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, chi trợ cấp khác.
Cũng chỉ duy nhất SHB không công bố số liệu cụ thể, nên việc tính toán thu nhập bình quân của nhân viên SHB chỉ ở mức tương đối.
Trong khi đó, ông lớn BIDV chi thêm 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái cho việc trả lương và phụ cấp cho nhân viên (lên mức 7.500 tỷ đồng). Do đó thu nhập bình quân của nhân viên cũng tăng thêm 4 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 32 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân của 9 tháng lại giảm nhẹ khoảng hơn 500.000 đồng/tháng so với thu nhập bình quân của 6 tháng đầu năm nay.
Tại VIB, thu nhập bình quân của mỗi nhân viên hiện là 32,24 triệu đồng/tháng, tăng hơn 2 triệu đồng/tháng so với mức thu nhập bình quân của 9 tháng đầu năm 2022.
Đáng chú ý, trong tổng thu nhập này, chỉ có 21,64 triệu đồng là tiền lương, còn lại được tính là phụ cấp và thu nhập khác.
Với mức thu nhập bình quân 23,6 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân của nhân viên Ngân hàng NCB cũng tăng khoảng 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng khoảng 3 triệu đồng so với mức bình quân của 6 tháng đầu năm nay.
Trong số các ngân hàng trả lương thấp nhất, đáng chú ý có ACB (13 triệu đồng/tháng), thu nhập bình quân của nhân viên tại ACB không thay đổi so với 6 tháng đầu năm.
Với ngân hàng Sacombank, thu nhập bình quân của nhân viên giảm khoảng 1 triệu đồng so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm nay, mỗi nhân viên đang cống hiến cho ngân hàng do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT nhận về 29 triệu đồng/tháng.
Thù lao lãnh đạo Sacombank tăng vọt
Mặc dù cổ đông nhiều năm nay không nhận được cổ tức, thu nhập của nhân viên sụt giảm, thế nhưng thù lao của lãnh đạo Sacombank lại tăng vọt.
Theo đó, thù lao sau thuế của HĐQT Sacombank trong 9 tháng đầu năm nay là 22,46 tỷ đồng (tăng 4,5 tỷ đồng so với cùng kỳ). Như vậy, thu nhập bình quân mỗi thành viên HĐQT Sacombank là 277 triệu đồng/tháng.
Thậm chí thù lao sau thuế của BKS gồm 4 người lên tới 11,263 tỷ đồng (tăng 3,77 tỷ đồng so với cùng kỳ), tương đương mức thù lao bình quân 312 triệu đồng/người/tháng.
 
Luong nhan vien ngan hang: Noi dai ngo
 
Sacombank cũng rất hào phóng trong việc chi thù lao cho Ban Tổng giám đốc khi thù lao sau thuế của Ban TGĐ trong 9 tháng qua là 55,646 tỷ đồng (tăng 6,63 tỷ đồng so với cùng kỳ).
Như vậy, mức thu nhập bình quân của TGĐ Nguyễn Đức Thạch Diễm và các Phó TGĐ lên tới 513 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi đó, LPBank tăng nhẹ thu nhập bình quân của nhân viên lên nhưng giảm mạnh thù lao của HĐQT. Trong khi đó, mức thù lao cho BKS và Ban điều hành cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, LPBank đã chi 6,772 tỷ đồng thù lao cho HĐQT trong 9 tháng qua, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính trung bình, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Thuỵ và các thành viên HĐQT nhận thù lao 107 triệu đồng/người/tháng.
Còn thù lao đã chi cho BKS 9 tháng đầu năm là 2,68 tỷ đồng (tăng mạnh 217% so với cùng kỳ). Thu nhập bình quân mỗi thành viên BKS là 75 triệu đồng/tháng.
Đáng chú ý, mỗi thành viên Ban Tổng Giám đốc LPBank nhận về bình quân khoảng 90 triệu đồng/tháng trong 9 tháng đầu năm sau khi ngân hàng đã chi ra xấp xỉ 13 tỷ đồng, tăng 233% so với cùng kỳ.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.