Lương 7 triệu/ tháng phải chắt bóp đủ kiểu để có tiền biếu gia đình

Nhiều người trẻ đã tính toán kế hoạch chi tiêu Tết từ bây giờ.

Còn 2 tháng mới đến Tết nguyên đán nhưng giờ đây nhiều dân văn phòng đã thảo luận bài toán tài chính để chi tiêu cho những ngày này. Người có thu nhập cao thì có khả năng không cần suy nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên, người có thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng - mức lương phổ biến với giới sinh viên mới ra trường hoặc người trẻ đang chuyển ngành lại là một câu chuyện khác.
Cùng xem 2 bạn trẻ có mức lương khoảng 7 triệu đồng dưới đây nói gì về cách họ chi tiêu trong đợt Tết năm nay:
- Thảo Lâm (23 tuổi, TP. Hà Nội) đang làm nhân viên nhân sự.
- Khánh Chi (22 tuổi, TP. Hà Nội) đang làm nhân viên truyền thông.
Hầu bao có hạn vẫn chắt bóp mua đồ tặng gia đình
Với vị trí nhân viên nhân sự, Thảo Lâm kiếm được khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Cô nàng tâm sự, năm ngoái là lần đầu tiên cô biếu phụ huynh một khoản tiêu Tết sau khi tìm thấy công việc fulltime đầu tiên khi mới ra trường.
Thảo Lâm tính toán khoản tiền chi tiêu Tết năm ngoái: “Chi phí di chuyển về quê bằng 0 vì nhà mình nằm ở vùng ngoại thành. Mình biếu bố mẹ 7 triệu đồng để mua sắm Tết - đây là số tiền tiết kiệm mình dành dụm, tính toán chi ly trong 4 tháng mới có đủ. Mình chi thêm 2 triệu đồng để mua sắm quần áo trước Tết và chi tiêu trong Tết… Mình không có nhu cầu đi chơi nhiều, tính cách khá hướng nội, vả lại trước Tết đi làm khá mệt nên mình chỉ muốn ngủ bù, không có nhu cầu mua sắm. Với mình khoản chi tiêu như vậy là ổn".
Luong 7 trieu/ thang phai chat bop du kieu de co tien bieu gia dinh
Ảnh minh hoạ. 
Sang năm nay, do đã có lương thưởng tháng 13 và một khoản để dành khi đi làm, Thảo Lâm dự tính dành đến 15 triệu đồng cho mùa Tết.
“Như năm ngoái, mình dành 2 triệu đồng để mua sắm quần áo trước Tết và chi tiêu trong ngày Tết. Sau đó, mình đưa bố mẹ 7 triệu đồng chi tiêu. Mình dự tính mừng tuổi người thân trong nhà tất cả hết 4 triệu đồng. Số tiền còn lại phòng chi phí phát sinh.
Tiền lương của mình không cao, bố mẹ cũng không đòi hỏi con cái mang quà về nhà. Nhưng là con thì vẫn muốn báo hiếu qua những món đồ này. Không chỉ riêng Tết, ngày thường mình cũng dành số tiền lương ít ỏi mời mọi người những thứ như cốc trà sữa, bát bún… Số này chẳng thấm mấy so với số tiền bố mẹ bỏ ra cho chi phí sinh hoạt, nhưng mọi người vẫn khen mình như làm được một thành tựu. Có lẽ với họ, khoản mua quà này của mình mang nhiều giá trị tinh thần".
Còn về phía Khánh Chi, cô nàng đã dành dụm từ nửa năm khoảng 10 triệu đồng để chi tiêu cho dịp Tết. “Mình không để dành được nhiều vì bản thân vừa mới ra trường. Ngoài ra, mình còn phải tự trang trải chi phí sinh hoạt ở Hà Nội và đi thuê nhà.
Mỗi tháng, mình phân chia thu nhập thành 3 mục là chi phí sinh hoạt (4 triệu đồng), chi phí phát sinh (2 triệu đồng), còn lại là tiết kiệm (1-2 triệu đồng). Tiền tiết kiệm nửa năm, cộng với tiền học bổng dành cho sinh viên cuối khoá thì cũng đủ khoảng 10 triệu đồng tiêu Tết".
Khánh Chi dự tính dùng 10 triệu đồng chi tiêu vào mua sắm món đồ Tết như sau: 1,5 triệu đồng mua quần áo và mỹ phẩm cá nhân; 4 triệu đồng đưa bố mẹ tiêu xài; 3 triệu đồng tiền chi phí sinh hoạt trong ngày Tết, đã bao gồm tiền mừng tuổi; 1,5 triệu đồng mua hoa đào nhỏ và đồ ăn vặt ngày Tết.
Chi tiêu tiết kiệm, săn sale online để có đủ tiền tiêu Tết
Cả Khánh Chi và Thảo Lâm đều đang cố gắng tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng ngày để có một mùa Tết “ấm no". Riêng Khánh Chi, do không có nguồn thu nhập thứ hai nên cô nàng chỉ cố gắng “giảm chi" để có tài chính dư dả cho những ngày cuối năm.
“Mình hạn chế uống trà sữa và cafe, khi đi làm thì tự pha. Ngày thường, mình cũng không mua sắm quần áo linh tinh, vào sàn thương mại điện tử mua món đồ không nằm trong kế hoạch như bút viết, khăn trải bàn, ốp điện thoại…
Những ngày này mình dành dụm được nhiều hơn vì khối lượng công việc lớn, do đó mình tự giảm nhu cầu muốn mua sắm. Ngoài ra, tâm lý gần Tết là phải có một thành tựu gì đó cũng khiến mình muốn tiết kiệm. Hiện tại khoản chi tiêu dành cho Tết của mình là 10 triệu đồng, có thể mình sẽ gia tăng khoản tiền này nếu để dành được nhiều tiền tiết kiệm".
Còn với Khánh Chi, cô đã bắt đầu dự tính săn một số đồ trang trí Tết trên các sàn thương mại điện tử. “Mình đã mua đèn trang trí đào và quất trên các sàn thương mại điện tử. Tiếp đến mình dự tính mua nồi tặng mẹ, áo cho bố và em trai. Nếu dư dả mình sẽ mua thêm hình dán nhà cửa, cây giả trang trí nhà. Mình đã tìm mua món đồ trên các sàn thương mại điện tử từ bây giờ để có nhiều ưu đãi, nhất là vào các dịp sale mạnh như 11/11, Black Friday".

Lương 40 triệu ăn tiêu bạt mạng, những ngày này tôi giật mình lo

Không có tiền tích lũy dù thu nhập khá cao, khi dịch COVID-19 ập tới, chị Nhung giật mình nhìn lại thói quen chi tiêu của mình và cấp tập điều chỉnh chi tiêu tiết kiệm hơn.

Đó là thực tế câu chuyện nhà chị Trần Hồng Nhung, 42 tuổi, ngụ tại một hẻm ở đường Điện Biên Phủ (Quận 3, TP.HCM).

Gia đình ở Hải Phòng tiết kiệm được 70% thu nhập trong 1 năm

Một năm qua, gia đình Ngọc Mai đã đạt được kế hoạch chi tiêu đề ra với 70% thu nhập để tiết kiệm và 30% còn lại cho chi tiêu.

Quản lý chi tiêu gia đình là bài toán không quá khó nếu bạn cẩn thận và tính toán chỉn chu. Cái khó để quản lý chi tiêu hiệu quả chính là không thể thực hiện chi tiêu một cách đúng theo kế hoạch và đều đặn theo từng tháng. Bởi lẽ với một gia đình dù là đôi vợ chồng mới cưới hay có con cái nhỏ thì những khoản phát sinh chi tiêu không lường trước là thường xuyên xảy ra.

Chính vì vậy cần có một kế hoạch chi tiêu cụ thể, phân chia thu nhập hợp lý và để dành một khoản tiền dự phòng để bù đắp những chi phí phát sinh. Ngoài ra, để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả thì rất cần sự trợ giúp và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch của các thành viên trong gia đình.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.