Lươn thủy tinh có gì đặc biệt mà giá hơn 800 triệu đồng/kg?
Do nguồn cung ngày càng khan hiếm nên lươn thuỷ tinh có giá đắt hơn cả cá ngừ vây xanh và có giá gần bằng giá vàng.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Tại Nhật Bản có một giống lươn loại nhỏ quý đến mức được mệnh danh là “vàng trắng”. Đó là lươn thuỷ tinh bán với giá 35.000 USD/kg (hơn 800 triệu đồng) vào tháng 1/2018. Ảnh: EAA
Đáng chú ý, mức giá cao hơn cả cá ngừ vây xanh và gần bằng giá vàng tại thời điểm đó. Ảnh: Internet
Lươn thuỷ tinh đắt đỏ như vậy là bởi việc suy giảm quần thể lươn nói chung do đánh bắt quá mức và thay đổi môi trường sống. Ảnh: AFP
Vì thế, lươn thủy tinh nằm trong danh sách những loài "cực kỳ nguy cấp" cần bảo vệ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Ảnh: EAA
Bên cạnh đó, lươn thủy tinh rất được ưa chuộng trong các nhà hàng cao cấp. Nguồn cung hạn chế cộng với áp lực thị trường góp phần đẩy giá lươn thủy tinh lên cao. Ảnh: Getty
Lươn thuỷ tinh được bắt từ môi trường tự nhiên dọc theo bờ biển gần tỉnh Kagoshima từ tháng 12 và di chuyển về phía Bắc vào cuối tháng 4, sau đó đem nuôi trong trang trại. Ảnh: Getty
Do không có trang trại nào đủ khả năng nhân giống nên họ phải phụ thuộc vào lươn con được bắt trên biển. Ảnh: Getty
Ngoài ra, loài lươn thuỷ tinh cũng không dễ nuôi, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều đó cũng khiến loài lươn này trở nên khan hiếm. Ảnh: Getty
Tên gọi lươn thủy tinh bắt nguồn từ cơ thể có màu trong suốt của nó. Tuy nhiên, lươn có sự thay đổi về màu sắc của da theo một số giai đoạn trưởng thành. Ảnh: Getty
Lươn có thể chế biến thành nhiều món như xiên que, nướng và phết hỗn hợp nước tương với rượu gạo mirin, sau đó đựng trong hộp sơn mài cùng cơm. Mỗi hộp cơm lươn có giá 91 USD, tùy vào giá lươn. Ảnh: Getty
Video: Giá thịt lợn bình ổn được tăng cao nhất chỉ từ. Nguồn: VTV TSTC
Vì sao phải thả cá chép khi cúng ông Công ông Táo?
Cá chép là thứ không thể thiếu mỗi dịp cúng ông Công ông táo. Vậy lí do đằng sau phong tục này là gì?
Theo dân gian, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.
Nhiều người hoang mang, lan truyền thông tin năm Ất Tỵ là năm Rắn, rắn sẽ nuốt gà nên không thể cúng gà trong đêm Giao thừa vì sẽ làm may mắn bị “nuốt mất”.
Lễ cúng Táo quân theo quan niệm dân gian là cần đủ cả vàng mã, quần áo mã, tiền mã; cá chép thay ngựa cho ông Táo về chầu Trời… nhưng theo chuyên gia, nhiều quan niệm chưa hẳn đúng.
Vé máy bay luôn trong tình trạng “nóng” trong dịp Tết nhiều năm qua. Năm nay, không chỉ nhiều chặng bay “cháy” vé mà giá vé còn tăng cao, nhiều gia đình phải từ bỏ kế hoạch về quê ăn Tết.