Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế

Tể tướng Trung Quốc nhờ nạp hàng trăm thê thiếp nên mới sống thọ đến 104 tuổi.

Thời phong kiến, chuyện đàn ông "năm thê bảy thiếp" là chuyện thường tình, chưa kể đến bậc đế vương, số phi tần trong cung của người là không thể đếm xuể. Thường thì Hoàng đế sẽ là người nhiều vợ nhất trong thiên hạ nhưng lịch sử Trung Quốc ghi nhận một Tể tướng có nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng thượng. Người đó chính là Trương Thương.

Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế ảnh 1

Tranh vẽ Trương Thương

Trương Thương sống vào thời Tây Hán, bái sư cùng chỗ với Hàn Phi, Lý Tư - hai học giả, nhà chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc. Không kém cạnh, Trương Thương cũng là người rất có học thức, giỏi lịch pháp. Tuy nhiên con đường quan lộ của ông ban đầu không hề dễ dàng khi phải chật vật tìm chỗ đứng. Ông từng là quan văn của triều đại nhà Tần, chuyên quản lý các hồ sơ công vụ, vì phạm sai lầm lớn mà phải về quê nhà thoát thân. Trong lúc nhưng sau đó vấp phải sai lầm lớn mà phải quay trở về quê nhà thoát thân. Sau đó nhờ gặp được Lưu Bang đang trên đường đi chinh phạt nên mới có chỗ nương nhờ.

Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế ảnh 2

Lưu Bang - người thay đổi số phận của Trương Thương

Kể từ đó, sự nghiệp của ông thăng hoa không ngừng, lập được vô số chiến công, tiến dần đến vị trí Tể tướng. Thế nhưng, có một sự thật là Trương Thương không thỏa mãn với vị trí hiện tại của mình nên càng ra sức phát triển điểm mạnh của mình là biên soạn nhạc và lịch, trở thành người thầy mà ai cũng muốn bái. Địa vị của ông khi đó quả thực là cao cao tại thượng, được người người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, Trương Thương không tham vọng về quyền lực mà muốn được an hưởng tuổi già thay vì đấu đá chốn quan trường nên đã chọn nghỉ hưu sớm.

Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế ảnh 3

Trương Thương sống thọ đến 104 tuổi

Một điều đặc biệt ở vị Tể tướng này chính là vẻ ngoài cực kì trẻ trung. Bí quyết của ông chính là uống sữa mẹ mỗi ngày. Tuổi tác càng cao, sữa mẹ càng trở thành nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu nhất với ông. Để duy trì, Trương Thương cưới rất nhiều thê thiếp, có thể lên đến con số hàng trăm người. Ông quan niệm những người phụ nữ từng mang thai sinh con thì chỉ đủ sữa nuôi con nên càng dung nạp nhiều thê thiếp thì ông sẽ càng có nhiều nguồn sữa mẹ của riêng mình. Quả thực, nhờ luôn uống sữa mẹ mà Trương Thương có thể trường thọ đến 104 tuổi.

Thừa tướng và Tể tướng có gì khác nhau?

Nhiều người vẫn thường cho rằng hai chức vị Tể tướng và Thừa tướng có quyền lực như nhau, còn hay nhầm lẫn giữa hai chức vị này trong thời cổ đại. Tuy nhiên, Tể tướng và Thừa tướng về quyền lực lại có sự khác biệt rất lớn.

Nhắc đến Thừa tướng, mọi người thường sẽ phải kiêng nể vài phần, vì đây là chức vụ dưới một người trên vạn người, quyền lực của người này chỉ đứng sau hoàng đế. Chức vụ này, thông thường nếu không phải là những lão tiền bối trong triều đức cao vọng trọng, năng lực cực mạnh thì sẽ là thân tín mà hoàng đế tín nhiệm nhất. Những người bình thường trong triều, cho dù có ý chí đến mấy thì cũng chẳng có mấy ai dám tưởng tượng rằng sau này mình sẽ ngồi vào vị trí uy quyền này. Dưới Thừa tướng còn có vô số những chức quan lớn nhỏ khác và trong đó chức vị dễ bị hiểu lầm với Thừa tướng nhất chính là chức Tể tướng nhỏ bé hơn Thừa tướng.

Số phận bi thảm của công chúa đẹp nhất nhà Tống

Với dung mạo xuất chúng, Triệu Phúc Kim được mệnh danh là một trong những nàng công chúa xinh đẹp nhất của nhà Tống, nhưng số phận lại vô cùng bi thảm.

Triệu Phúc Kim là con gái của Tống Huy Tông Triệu Cát, triều nhà Tống. Trong hơn 30 con gái của Tống Huy Tông, nàng là người kiều diễm nhất, tài hoa nhất, và cũng là người con gái được Hoàng đế yêu thương nhất.

Sinh mẫu của Triệu Phúc Kim là Minh Đạt Hoàng hậu Lưu thị. Năm 1 tuổi, nàng được Hoàng đế ban phong hiệu Diên Khánh công chúa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới