Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không còn chỉ để phòng thủ?

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không còn chỉ để phòng thủ?

(Kiến Thức) - Xét trên nhiều góc độ, việc Tokyo tái thành lập lực lượng Thủy quân Lục chiến đã cho thấy rõ chính sách quân sự trong tương lai của Nhật Bản, khi lực lượng phòng vệ của nước này không còn mang tính chất phòng thủ.

Trong hơn một tháng gần đây,  Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực choáng váng với việc lần đầu tiên tái tổ chức lại lực lượng Thuỷ quân Lục chiến - “lực lượng đổ bộ phản ứng nhanh” kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay. Nguồn ảnh: BI.
Trong hơn một tháng gần đây, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực choáng váng với việc lần đầu tiên tái tổ chức lại lực lượng Thuỷ quân Lục chiến - “lực lượng đổ bộ phản ứng nhanh” kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay. Nguồn ảnh: BI.
Việc tái thành lập lực lượng Thuỷ quân Lục chiến trong biên chế của mình là một bước chuyển cực kỳ quan trọng trong học thuyết phòng thủ của nước này suốt gần 70 năm qua kể từ khi tái lập lại Cục phòng vệ - tiền thân của Bộ quốc phòng Nhật Bản ngày nay. Nguồn ảnh: BI.
Việc tái thành lập lực lượng Thuỷ quân Lục chiến trong biên chế của mình là một bước chuyển cực kỳ quan trọng trong học thuyết phòng thủ của nước này suốt gần 70 năm qua kể từ khi tái lập lại Cục phòng vệ - tiền thân của Bộ quốc phòng Nhật Bản ngày nay. Nguồn ảnh: BI.
Giới chuyên gia quân sự thế giới nhận xét, trong 10 năm trở lại đây, Nhật Bản đã có những bước chuyển cực kỳ quan trọng để bước ra khỏi cái bóng thua trận từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, đưa sức mạnh quân sự của nước này vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng trước đó. Nguồn ảnh: BI.
Giới chuyên gia quân sự thế giới nhận xét, trong 10 năm trở lại đây, Nhật Bản đã có những bước chuyển cực kỳ quan trọng để bước ra khỏi cái bóng thua trận từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, đưa sức mạnh quân sự của nước này vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng trước đó. Nguồn ảnh: BI.
Truyền thông Nhật Bản và giới chức quốc phòng nước này vẫn khẳng định, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ có nhiệm vụ phòng thủ đất nước, trong thời gian gần đây những bước đi của Nhật Bản dường như đang đưa quân đội nước này "vượt biển" để tiến xa hơn trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Truyền thông Nhật Bản và giới chức quốc phòng nước này vẫn khẳng định, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ có nhiệm vụ phòng thủ đất nước, trong thời gian gần đây những bước đi của Nhật Bản dường như đang đưa quân đội nước này "vượt biển" để tiến xa hơn trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 9/1/2007 khi Nhật Bản nâng cấp Cục phòng vệ lên thành Bộ quốc Phòng. Tiếp theo đó là sự leo thang căng thẳng về mặt quân sự và chính trị ở Đông Á với hạt nhân là Triều Tiên đã giúp Tokyo có cái cớ để tiếp tục thay đổi Hiến Pháp, cởi bớt những ràng buộc trong quá khứ. Nguồn ảnh: BI.
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 9/1/2007 khi Nhật Bản nâng cấp Cục phòng vệ lên thành Bộ quốc Phòng. Tiếp theo đó là sự leo thang căng thẳng về mặt quân sự và chính trị ở Đông Á với hạt nhân là Triều Tiên đã giúp Tokyo có cái cớ để tiếp tục thay đổi Hiến Pháp, cởi bớt những ràng buộc trong quá khứ. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2014, Nhật bản thông qua Nghị quyết lịch sử giải thích lại điều 9 trong Hiến pháp, từ đó cho phép quân đội nước này có khả năng "triển khai ra nước ngoài ở mức tối thiểu" để "phòng thủ chung", bảo vệ sự tồn vong của chính nước Nhật. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2014, Nhật bản thông qua Nghị quyết lịch sử giải thích lại điều 9 trong Hiến pháp, từ đó cho phép quân đội nước này có khả năng "triển khai ra nước ngoài ở mức tối thiểu" để "phòng thủ chung", bảo vệ sự tồn vong của chính nước Nhật. Nguồn ảnh: BI.
Bằng chứng là các thiết bị quân sự của Nhật ra đời sau năm 2014, ví dụ như máy bay vận tải Kawasaki C-2 của Nhật vừa ra mắt đã được mở rộng tầm bay lên tới 7600 km - tầm bay vượt ra rất xa khỏi lãnh thổ Nhật Bản nhằm đáp ứng cho nhu cầu hậu cần và chuyển quân ra nước ngoài trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Bằng chứng là các thiết bị quân sự của Nhật ra đời sau năm 2014, ví dụ như máy bay vận tải Kawasaki C-2 của Nhật vừa ra mắt đã được mở rộng tầm bay lên tới 7600 km - tầm bay vượt ra rất xa khỏi lãnh thổ Nhật Bản nhằm đáp ứng cho nhu cầu hậu cần và chuyển quân ra nước ngoài trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo đó là lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tái tổ chức và triển khai lực lượng Thuỷ quân Lục chiến lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai hồi tháng 8 vừa rồi và ngay lập tức đưa lực lượng này tới Philippines tập trận hồi đầu tháng 10. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo đó là lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tái tổ chức và triển khai lực lượng Thuỷ quân Lục chiến lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai hồi tháng 8 vừa rồi và ngay lập tức đưa lực lượng này tới Philippines tập trận hồi đầu tháng 10. Nguồn ảnh: BI.
Đây là lần đầu tiên những binh lính Nhật Bản đặt chân ra nước ngoài kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - điều này đã cho thấy nỗ lực "dọn đường" cho việc triển khai quân ra nước ngoài của Nhật Bản đã thành công một cách rực rỡ. Nguồn ảnh: BI.
Đây là lần đầu tiên những binh lính Nhật Bản đặt chân ra nước ngoài kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - điều này đã cho thấy nỗ lực "dọn đường" cho việc triển khai quân ra nước ngoài của Nhật Bản đã thành công một cách rực rỡ. Nguồn ảnh: BI.
Học thuyết "Phòng thủ" của Nhật Bản hiện tại đã được giải thích khác nghĩa hoàn toàn so với trước đây với việc hơn 10 điều luật được sửa đổi kể từ năm 2014 tới nay. Theo đó, có thể hiểu rằng để "phòng thủ", Nhật hoàn toàn có quyền triển khai quân ra nước ngoài, hỗ trợ đồng minh chiến đấu như một cách "phòng thủ từ xa", không cho chiến tranh lan vào đất Nhật. Nguồn ảnh: BI.
Học thuyết "Phòng thủ" của Nhật Bản hiện tại đã được giải thích khác nghĩa hoàn toàn so với trước đây với việc hơn 10 điều luật được sửa đổi kể từ năm 2014 tới nay. Theo đó, có thể hiểu rằng để "phòng thủ", Nhật hoàn toàn có quyền triển khai quân ra nước ngoài, hỗ trợ đồng minh chiến đấu như một cách "phòng thủ từ xa", không cho chiến tranh lan vào đất Nhật. Nguồn ảnh: BI.
Giống với Mỹ, việc sử dụng học thuyết phòng thủ từ xa có thể trong tương lai sẽ là lý do cực kỳ thuyết phục để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành chiến tranh ở nước ngoài dựa trên danh nghĩa "đồng minh tham chiến". Nguồn ảnh: BI.
Giống với Mỹ, việc sử dụng học thuyết phòng thủ từ xa có thể trong tương lai sẽ là lý do cực kỳ thuyết phục để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành chiến tranh ở nước ngoài dựa trên danh nghĩa "đồng minh tham chiến". Nguồn ảnh: BI.
Nhiều chuyên gia quân sự lo ngại, các chính sách cứng rắn của chính quyền Nhật Bản hiện tại có thể sẽ khiến tình hình Đông Bắc Á trở nên căng thẳng hơn nữa, đặc biệt với việc được phép triển khai quân ra nước ngoài và tham gia tập trận chung trên đất liền, Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản và dường như là cả nước Nhật đang chuyển mình, muốn lấy lại vị thế cường quốc quân sự ở châu Á mà họ đã đánh mất cách đây hơn 70 năm kể từ sau Chiến tranh Thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Nhiều chuyên gia quân sự lo ngại, các chính sách cứng rắn của chính quyền Nhật Bản hiện tại có thể sẽ khiến tình hình Đông Bắc Á trở nên căng thẳng hơn nữa, đặc biệt với việc được phép triển khai quân ra nước ngoài và tham gia tập trận chung trên đất liền, Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản và dường như là cả nước Nhật đang chuyển mình, muốn lấy lại vị thế cường quốc quân sự ở châu Á mà họ đã đánh mất cách đây hơn 70 năm kể từ sau Chiến tranh Thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm của Lực lượng Phòng thủ Trên biển Nhật Bản.

GALLERY MỚI NHẤT