Lớp áo giáp khổng lồ giúp Vạn Lý Trường Thành bất tử ngàn năm

Lớp áo giáp khổng lồ giúp Vạn Lý Trường Thành bất tử ngàn năm

Một phần lớn của Vạn Lý Trường Thành đang được bảo vệ bởi một lớp vỏ sinh học bao gồm đất y, rêu và vi khuẩn lam, giúp ngăn chặn quá trình xói mòn và bảo tồn công trình lâu dài hơn.

Với tổng chiều dài hơn 20.000 km,  Vạn Lý Trường Thành là công trình nổi tiếng Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Với tổng chiều dài hơn 20.000 km, Vạn Lý Trường Thành là công trình nổi tiếng Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng Trung Quốc được xây dựng trong hơn 22 thế kỷ với nhiều triều đại khác nhau. Đây là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng
Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng Trung Quốc được xây dựng trong hơn 22 thế kỷ với nhiều triều đại khác nhau. Đây là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng
Vạn Lý Trường Thành là một hệ thống tường thành và công sự phòng thủ lớn, có lịch sử kéo dài từ thời Tần Thủy Hoàng và được sử dụng để bảo vệ Trung Quốc khỏi các cuộc tấn công của các quốc gia khác.
Vạn Lý Trường Thành là một hệ thống tường thành và công sự phòng thủ lớn, có lịch sử kéo dài từ thời Tần Thủy Hoàng và được sử dụng để bảo vệ Trung Quốc khỏi các cuộc tấn công của các quốc gia khác.
Trong lịch sử, Vạn Lý Trường Thành đã trải qua nhiều cuộc xâm lược và chiến tranh, nhưng cuối cùng công trình này vẫn tồn tại đến ngày nay.
Trong lịch sử, Vạn Lý Trường Thành đã trải qua nhiều cuộc xâm lược và chiến tranh, nhưng cuối cùng công trình này vẫn tồn tại đến ngày nay.
Mới đây, các nhà khoa học phát hiện một phần lớn của Vạn Lý Trường Thành đang được bảo vệ bởi một lớp vỏ sinh học bao gồm đất y, rêu và vi khuẩn lam, giúp ngăn chặn quá trình xói mòn và bảo tồn công trình lâu dài hơn.
Mới đây, các nhà khoa học phát hiện một phần lớn của Vạn Lý Trường Thành đang được bảo vệ bởi một lớp vỏ sinh học bao gồm đất y, rêu và vi khuẩn lam, giúp ngăn chặn quá trình xói mòn và bảo tồn công trình lâu dài hơn.
Các nhà khoa học phát hiện rằng, lớp vỏ sinh học này không tự nhiên xuất hiện mà được tạo ra một cách có chủ ý trong quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Công nhân cổ đại đã sử dụng đất nện, kết hợp với các vật liệu hữu cơ như đất và sỏi, tạo thành bức tường khổng lồ. Mặc dù những vật liệu này dễ bị xói mòn, nhưng chúng thúc đẩy sự phát triển của lớp vỏ sinh học.
Các nhà khoa học phát hiện rằng, lớp vỏ sinh học này không tự nhiên xuất hiện mà được tạo ra một cách có chủ ý trong quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Công nhân cổ đại đã sử dụng đất nện, kết hợp với các vật liệu hữu cơ như đất và sỏi, tạo thành bức tường khổng lồ. Mặc dù những vật liệu này dễ bị xói mòn, nhưng chúng thúc đẩy sự phát triển của lớp vỏ sinh học.
Phát hiện này mang lại những kết quả kinh ngạc, đặc biệt lớp vỏ sinh học không chỉ chống lại quá trình xói mòn mà còn làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên bức tường.
Phát hiện này mang lại những kết quả kinh ngạc, đặc biệt lớp vỏ sinh học không chỉ chống lại quá trình xói mòn mà còn làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên bức tường.
Những phát hiện này có thể tạo ra cơ hội mới để phát triển các lớp vỏ sinh học nhằm bảo vệ di sản văn hóa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng lớp vỏ sinh học đang đối mặt với nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu và sử dụng đất thâm canh. Nghiên cứu này cũng cảnh báo về tác động tiêu cực có thể xuất phát từ việc mất lớp vỏ sinh học đối với Vạn Lý Trường Thành.
Những phát hiện này có thể tạo ra cơ hội mới để phát triển các lớp vỏ sinh học nhằm bảo vệ di sản văn hóa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng lớp vỏ sinh học đang đối mặt với nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu và sử dụng đất thâm canh. Nghiên cứu này cũng cảnh báo về tác động tiêu cực có thể xuất phát từ việc mất lớp vỏ sinh học đối với Vạn Lý Trường Thành.
Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn kho chứa “bom sấm sét” thời Minh ở Vạn Lý Trường Thành.

GALLERY MỚI NHẤT