Lòng yêu nghề của cô giáo dạy trẻ “đặc biệt”

Phải thật sự có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ, cô Trần Hồng Lê mới có thể vượt qua được những khó khăn để gắn bó với nghề giáo dục đặc biệt- dạy trẻ tự kỷ.

Cô Trần Hồng Lê là giáo viên Trung tâm tư vấn, phát hiện sớm, can thiệp sớm và chăm sóc trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ Sao Mai (Hà Nội). 25 năm làm cô giáo ở những “lớp học đặc biệt” không bục giảng, chưa một lần được chính học trò của mình tặng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhưng cô chưa bao giờ thấy buồn. Ngược lại, cô càng thấy thương những “học trò đặc biệt” của mình hơn. Điều cô luôn trăn trở là làm sao giúp được nhiều em tự kỷ có cơ hội hòa nhập cuộc sống.
Lớp học đặc biệt
Học trò của cô Trần Hồng Lê là những trẻ tự kỷ nặng, mỗi em mang một dạng bệnh khác nhau. Em thì thu mình vào một thế giới riêng, em thì la hét, đập phá, em lúc lên cơn thì cào cấu, gào khóc, rồi lao ra ngoài trong vô thức, em thì bị tăng động thích đập đầu vào tường… Mỗi trẻ một chứng, cô thường phải quan sát, ghi chép hành vi để theo dõi và có cách can thiệp phù hợp. Những lúc trẻ lên cơn, cô thường nhẹ nhàng, tìm cách xoa dịu, ôm trẻ vào lòng vỗ về yêu thương.
Long yeu nghe cua co giao day tre “dac biet”
Cô Trần Hồng Lê trong một tiết dạy cá nhân 
Trước đây, cô Lê dạy can thiệp nhóm lớp tự kỷ nhỏ (từ 4-6 tuổi), lớp có 8 trẻ. Còn bây giờ, cô dạy can thiệp cho nhóm lớp lớn hơn (7-10 tuổi), lớp có 12 trẻ. Lớp học đều có 2 cô phụ trách, nhưng phần lớn trẻ không tự chủ được nên công việc hàng ngày của các cô rất vất cả, lúc nào cũng luôn tay luôn chân, lo vệ sinh, ăn uống, lo trông chừng lúc trẻ lên “cơn bệnh”, rồi dạy cá nhân.
Mỗi trò mỗi giáo án, dạy các em không tuân thủ giờ giấc, giáo án như học sinh bình thường mà phụ thuộc vào bệnh tình của trẻ. Lúc trẻ lên cơn thì cô giáo phải lựa và can thiệp cho trẻ cắt cơn, sau đó mới học. Chương trình học của các con chủ yếu là chào hỏi, dạy nói, dạy bật âm, phục hồi chức năng, dạy theo kiểu chơi mà học, học mà chơi với các kỹ năng vận động thô, tinh, tự lập, tương tác, văn hoá... 
Ngoài ra, cô còn sáng tạo các đồ chơi giúp trẻ cảm nhận được các giác quan như lọ gạo nhuộm sắc màu để trẻ sờ nắm, xát lên người tạo cảm giác, tranh ảnh màu sắc để kích thích giác quan nhìn hay những lọ sỏi lúc lắc để tạo giác quan nghe...
Cô Trần Hồng Lê chia sẻ, từ ngày đi dạy trẻ tự kỷ, cô chưa được một giấc ngủ trưa. Có hôm vừa chợp mắt thì có em thức dậy và la hét, gào khóc om sòm, cô phải bật dậy để dỗ. Thậm chí, có cháu lên cơn cào cấu cô đến thâm tím cả tay chân, nhưng cô vẫn vui vẻ, cảm thông với trẻ.
25 năm gắn bó với trẻ tự kỷ với biết bao buồn vui, nhưng cô Lê vẫn kiên trì bám lớp, ngày ngày vẫn tận tụy với học trò. Cứ điềm tĩnh, kiên nhẫn từng bước một, cứ yêu thương, vỗ về những đứa trẻ tự kỷ như chính con mình, cứ chấp nhận tất cả những hành vi của trẻ tự kỷ bằng sự tận tâm để giúp trẻ phát triển và hoà nhập cộng đồng.
Long yeu nghe cua co giao day tre “dac biet”-Hinh-2
 Cô Lê trong một tiết dạy Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ
Làm giáo viên chuyên biệt phải có tình yêu đủ lớn
Cô Lê cho biết, học trò dù bị khiếm khuyết hay không hoàn hảo thì các em đều đáng yêu và mỗi em đều có khả năng riêng biệt. Có những học sinh tự kỷ rất thông minh, các em có tài năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, âm nhạc, mỹ thuật… Và các cô đã khai thác những cái riêng biệt ấy, để giúp trẻ thành công.
Là một giáo viên chuyên biệt, không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần sự kiên nhẫn, tâm huyết và lòng yêu thương trẻ. Đặc biệt, với các bé tự kỷ, tình yêu đó phải đủ lớn để vượt qua những khó khăn, mệt nhọc mỗi ngày.
Niềm vui lớn nhất của cô Lê là khi nhìn thấy sự tiến bộ của các em hàng ngày dù rất nhỏ. Đó là, giúp một đứa trẻ từ không biết nói, đã biết bật được những âm a, âm ô đầu tiên, hay giúp một em bé từ chưa biết gì về thế giới xung quanh đến khi nhận biết được màu sắc, âm thanh của cuộc sống, biết tự chủ khi đi vệ sinh, có tiến bộ về hành vi, nhận thức… Thậm chí, có những học sinh ngày đầu đến lớp, dù đã tuổi lên năm, lên 7 nhưng vẫn không thể nói, nhưng với sự đồng hành của cô và gia đình, sau một thời gian đến lớp, con đã nói được những từ đầu tiên gọi mẹ, gọi bà... trong niềm vui vỡ oà.
Vốn là một giáo viên sư phạm mầm non, nên khi đi dạy trẻ tự kỷ, cô Lê đã phải nỗ lực, học hỏi thêm rất nhiều kiến thức chuyên môn. Nhiều năm qua, cô không ngừng tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp dạy tiên tiến, tham gia các khoá học đào tạo nâng cao về chuyên môn để áp dụng với học sinh của mình một cách hiệu quả, giúp các em nhanh tiến bộ và phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình. 
Nhớ lại thời gian đầu mới ra trường đi dạy trẻ tự kỷ, cô Lê phải giấu kín bạn bè, người yêu về công việc của mình, nơi mình làm việc, bởi cô sợ họ biết sẽ có thái độ kỳ thị. Còn giờ đây, thông tin dễ tiếp cận nên mọi người hiểu đúng về bệnh tự kỷ hơn, xã hội cũng đã có sự cảm thông, chia sẻ. Vì thế mà cô cũng như nhiều cô giáo dạy trẻ tự kỷ khác đã dám công khai, tự hào về nghề của mình như bao thầy cô giáo khác.

Cô Trần Hồng Lê nhiều năm liền là giáo viên giỏi, được Bằng khen của Trung ương Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam do có nhiều đóng góp trong sự nghiệp cứu trợ trẻ tànt tật…

>>> Mời quý độc giả xem video: thầy Lê Văn Thắng, giáo viên tại điểm trường thôn Lếch Mông B (điểm trường lẻ của Trường Mầm non Thanh Kim, xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) chia sẻ về ước mơ của mình:
 

Hà Nội: Tôn vinh 196 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo

Sở GD&ĐT vừa Hà Nội tổ chức trao giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 8 và Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" lần thứ V năm 2024.

Ngày 14/11, ngành GD&ĐT Thủ đô đã tổ chức Lễ trao giải thưởng "Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 8 và Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" lần thứ V năm 2024; tôn vinh 196 nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học.
Giải thưởng "Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo" năm nay nhằm tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học"; khích lệ các nhà giáo tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục.

1.188 giáo viên được trao tặng danh hiệu NGND, NGƯT năm 2024

Sáng 17/11, Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho 337 Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và Nhà giáo tiêu biểu (NGTB) năm 2024.

Hàng năm, vào dịp 20/11, Bộ GD&ĐT tổ chức chương trình tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu với chuỗi nhiều hoạt động ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với các thầy giáo, cô giáo, tạo động lực cho các nhà giáo tiếp tục phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao hơn trong giảng dạy và trong quản lý.
Năm nay, Bộ GD&ĐT đã trao tặng danh hiệu cho 21 NGND, 1.167 NGƯT251 nhà giáo tiêu biểu. Trong đó, 337 NGND, NGƯT, Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước, vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khen thưởng nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
1.188 giao vien duoc trao tang danh hieu NGND, NGUT nam 2024
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: BTC 
Đến nay, đã nhiều bộ, ban, ngành và địa phương tổ chức trao tặng danh hiệu NGƯT cho các nhà giáo trực thuộc.
Tại buổi lễ ngày hôm nay, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu NGND cho 21 nhà giáo thuộc các bộ, ngành, địa phương và trao tặng danh hiệu NGƯT cho 65 nhà giáo trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT năm 2023 đã nhận được 1.225 hồ sơ, trong đó có 24 hồ sơ đề nghị NGND và 1.201 hồ sơ đề nghị NGƯT, trong đó, có 33 nhà giáo người dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở này, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu NGND đối với 21 nhà giáo và NGƯT cho 1.167 nhà giáo.
1.188 giao vien duoc trao tang danh hieu NGND, NGUT nam 2024-Hinh-2
 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng 21 Nhà giáo Nhân dân được tôn vinh tại buổi lễ - Ảnh: BTC
Bên cạnh đó, năm 2024, Bộ GD&ĐT đã nhận được 252 hồ sơ xét chọn nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Hội đồng đã xét chọn 251 nhà giáo tiêu biểu để vinh danh hôm nay.
Các nhà giáo được lựa chọn đều có thành tích tiêu biểu, nổi trội, xuất sắc trong nuôi dạy, giảng dạy, giáo dục, quản lý, tâm huyết, tận tụy với nghề, có uy tín về chuyên môn, ảnh hưởng rộng rãi trong ngành, lĩnh vực hoặc cấp huyện, cấp tỉnh. Đồng thời, nhà giáo còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội, phục vụ cộng đồng hoặc hỗ trợ nuôi dạy, giảng dạy người học có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong học tập, xây dựng trường, lớp, vận động được người học có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn đến trường và duy trì sĩ số học sinh, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực, hiệu quả trong đơn vị, có sức lan tỏa tại địa phương hoặc trong toàn ngành.
Sau 8 lần xét chọn nhà giáo tiêu biểu, đến nay Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định tặng bằng khen cho 1.851 nhà giáo.
1.188 giao vien duoc trao tang danh hieu NGND, NGUT nam 2024-Hinh-3
65 Nhà giáo Ưu tú được vinh danh tại buổi lễ - Ảnh: BTC 
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, tôn vinh nghề dạy học, vinh danh nhà giáo đã trở thành nét văn hóa tốt đẹp của đất nước chúng ta. Có được những kết quả lớn và quý báu đó, phải kể tới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, tổ chức liên quan, sự vào cuộc tích cực của địa phương, sự quan tâm của toàn xã hội, người dân, các vị phụ huynh… Nhưng trong đó, nhất định phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của các nhà giáo.
Bộ trưởng cũng đã ghi nhận, đánh giá rất cao đối với sự đóng góp của các cô, các thầy cho ngành giáo dục, cho sự nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo của đất nước trong suốt thời gian qua.
1.188 giao vien duoc trao tang danh hieu NGND, NGUT nam 2024-Hinh-4
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trao tặng danh hiệu cho 251 nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Để thực hiện thành công những nhiệm vụ lớn của ngành, toàn ngành giáo dục phải rất quyết tâm và cần hội đủ nhiều điều kiện cần thiết. Trong đó, yếu tố con người, mà tiêu biểu là các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Các NGND, NGƯT, nhà giáo tiêu biểu sẽ là những hạt nhân phát huy tốt nhất kinh nghiệm, trí tuệ, quyết tâm và sự sáng tạo của bản thân, đồng thời chia sẻ, lan tỏa, truyền cảm hứng tích cực, nhân rộng những điều tốt đẹp tới cộng đồng nhà giáo.

Tổng Bí thư gặp đại diện nhà giáo, cán bộ GD nhân ngày 20/11

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế.
Hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những thành tựu đã đạt được trong đổi mới giáo dục, đào tạo thời gian qua của toàn ngành giáo dục, đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tong Bi thu gap dai dien nha giao, can bo GD nhan ngay 20/11
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh thoibaotaichinhvietnam.vn

Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Để hoàn thành các mục tiêu chiến lược 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, nhân lực chất lượng cao tiếp tục được Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII xác định là đột phá chiến lược; đổi mới giáo dục đào tạo là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược của Đại hội XIV.

Tổng Bí thư gợi mở, mục tiêu cao nhất hiện nay phải tập trung thực hiện là “hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng.”

Về cơ sở đề ra mục tiêu, Tổng Bí thư chỉ rõ, hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng là một nhiệm vụ đầy khó khăn, thử thách, song từ những bài học còn nguyên giá trị từ phong trào bình dân học vụ đã củng cố niềm tin vững chắc chúng ta sẽ thành công khi có mục tiêu trong sáng, chính sách thông minh và cách làm sáng tạo. Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm nghiên cứu thấu đáo phong trào bình dân học vụ, trên cơ sở những bài học và thực tiễn hiện nay, đề xuất Bộ Chính trị vấn đề này. Ưu tiên hàng đầu trong thực hiện mục tiêu đó là tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Trong đó cần chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân.

Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đồng thời quan tâm dạy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Tong Bi thu gap dai dien nha giao, can bo GD nhan ngay 20/11-Hinh-2
Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các nhà khoa học tham dự buổi gặp mặt 

Về biện pháp, cách thức thực hiện mục tiêu, Tổng Bí thư đề nghị, bám sát quan điểm, mục tiêu phát triển đất nước để xác định nhu cầu, nội dung đào tạo, trên cơ sở đặt hàng của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động với nhà trường. Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học, sau đại học, trong đó các nhà giáo đồng thời là những nhà khoa học của chuyên ngành đang giảng dạy. Cùng với đó là đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, tăng tri thức, kỹ năng, phẩm chất của người học, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng thực học, chống bệnh thành tích. Chuyển mạnh giáo dục đại học từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chủ yếu; phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế.

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số"

Tổng Bí thư lưu ý một số công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia.

Để thực hiện thành công Nghị quyết này, Tổng Bí thư yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết. Đồng thời các bên liên quan tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi; kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ quan, địa phương cần bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết mà Đảng đã đề ra. Có cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo. Đồng thời phải dựa vào dân, huy động sức dân, tổ chức nhân dân cùng làm giáo dục với chi phí thấp nhất và hiệu quả tối đa.

Tổng Bí thư đề nghị, tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo, thật sự là những tấm gương để học sinh, sinh viên học tập, noi theo; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý, chúng ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chỉ có thể thực hiện thành công tâm khi chúng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo. Trách nhiệm vinh quang đòi hỏi những nỗ lực lớn lao, sự bứt phá mạnh mẽ, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trước hết và trực tiếp nhất là đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Tong Bi thu gap dai dien nha giao, can bo GD nhan ngay 20/11-Hinh-3
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo vắn tắt về ngành GD-ĐT. Ảnh GDTĐ 
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, sau gần 40 năm đổi mới và đặc biệt là 10 năm triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo định hướng từ Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những thay đổi mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở.
Hiện nay, 241 trường đại học của Việt Nam có chuyên gia và tổ chức đào tạo hầu hết các ngành nghề có trong danh mục ngành nghề trên toàn thế giới, kể cả những nghề mới nhất. Số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vì những đóng góp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.