Tuy nhiên dù có là thiên tử thì cũng phải tuân thủ quy định khi mặc áo long bào. |
Thời vua Đường Cao Tổ quy định, màu vàng là màu của đế vương, chỉ được dùng bởi vương thất. Từ đó về sau, màu vàng đã trở thành màu sắc đặc trưng dùng riêng cho hoàng tộc, và chỉ có vua mới được mặc áo màu vàng.
Chế tác long bào là một công việc đầy rủi ro, chỉ cần một lỗi nhỏ khiến long bào bị hỏng thì toàn bộ đội may mặc thủ công có khả năng sẽ bị xử tội chết. Vì thế, người phụ trách chế tác long bào luôn phải cẩn thận, dồn hết sức vào trang phục trân quý trước mặt.
Một điều đặc biệt nữa là gần như tất cả long bào thời cổ đại đều không được giặt giũ. Một phần là vì người xưa ít chú ý đến vấn đề vệ sinh.
Do thêu bằng chỉ được làm từ vàng nên những họa tiết thêu rồng dễ bị biến dạng sau khi giặt. Hơn nữa, ngay cả khi trang phục bị bẩn hoặc có mùi lạ thì hầu hết người thời đấy sẽ sử dụng hương huân (xông hương) và trầm để khử.
Hơn nữa, trên thực tế, với nỗ lực của hàng nghìn người tham gia quá trình chế tác ngày đêm, số lượng long bào chuyển đến hoàng cung mỗi năm rất lớn. Hoàng đế hoàn toàn có thể thay đổi long bào liên tục, thậm chí có người chỉ mặc long bào một lần duy nhất.
Vả lại, không phải lúc nào các Hoàng đế đều mặc long bào, họ chỉ mặc vào những dịp đặc biệt đã định. Những ngày bình thường, họ sẽ mặc thường phục.
Với người xưa, dùng nước để giặt quần áo chỉ là hành động mà dân thường mới làm.