Long bào của hoàng đế xưa không giặt bằng nước, nếu bẩn phải làm sao?

Để may được một bộ long bào cần phải tuân thủ quy cách cực cao nên đã may xong rồi thì không thể giặt bằng nước. Khi bị bẩn, chỉ có hai cách duy nhất để làm sạch và các cách này rất tốn kém.

Các vị hoàng đế thời xưa là những bậc tối cao, và ngay cả long bào của họ cũng vô cùng cao quý. Đối với hoàng đế, long bào là trang phục được mặc trong những dịp trang trọng, còn ngày thường họ chỉ mặc thường phục thôi. Long bào thường làm bằng vải màu vàng tươi, đa phần trong các triều đại sẽ quy định không ai được phép mặc màu này ngoài vua, trừ nhà Thanh.

Long bao cua hoang de xua khong giat bang nuoc, neu ban phai lam sao?

Ảnh minh họa.

Hình thêu trên long bào bao gồm chín con rồng được thêu nổi trên áo và có một con rồng ẩn trong ve áo. Tất cả đừng đường kim mũi chỉ trên đó được thêu hoàn toàn bằng tay do những nghệ nhân giỏi nhất cả nước thêu nên. Vì vậy, bộ phận chuyên may long bào lên tới hàng trăm, hàng nghìn người. Những người này chỉ có nhiệm vụ duy nhất là may long bào, ngoài ra họ không cần làm bất kỳ công việc nặng nhọc nào khác.

Long bao cua hoang de xua khong giat bang nuoc, neu ban phai lam sao?-Hinh-2

Tuy nhiên, đây lại là một công việc có tính rủi ro cao, chỉ cần thêu sai một mũi thì người đó sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí có thể bị tử hình.Sở dĩ việc may long bào đòi hỏi sự cẩn thận tuyệt đối và quy định khắt khe như vậy là vì chúng có giá trị vô cùng cao.

Không những long bào dùng chất liệu vải lụa sang trọng, đắt đỏ nhất, mà sợi chỉ thêu cũng là bằng vàng. Mỗi lần may một chiếc long bào cần ít nhất hàng nghìn cho đến hàng chục nghìn lượng vàng.Hơn nữa, long bào là đồ vật đặc biệt của hoàng đế, không thể có bất kỳ một sai sót nào. Vì vậy, những người thợ thủ công dù có tay nghề thuộc hàng bậc thầy thì tính mạng của họ cũng luôn ở bên bờ vực thẳm.

Long bao cua hoang de xua khong giat bang nuoc, neu ban phai lam sao?-Hinh-3

Việc long bào không thể giặt bằng nước cũng giống như một số loại quần áo đắt tiền bây giờ, bắt buộc phải giặt khô. Nếu giặt quần áo bằng nước sẽ rất dễ khiến vải bị phai màu và hình thêu bị biến dạng. Người thường mặc trang phục bị như vậy cũng không sao, nhưng đối với hoàng đế, điều này tuyệt đối không thể chấp nhận được. Thời cổ đại không có công nghệ giặt khô, vậy nhưng cách xử lý của người xưa cũng rất thông minh.

Long bao cua hoang de xua khong giat bang nuoc, neu ban phai lam sao?-Hinh-4

Có hai cách để xử lý: thứ nhất là dùng hương trầm loại đắt tiền nhất để xông chiếc áo đó. Còn cách thứ hai là không mặc long bào trực tiếp. Hoàng đế cần mặc nhiều lớp áo lót sạch bên trong trước khi khoác long bào ở bên ngoài. Từ hai phương pháp này có thể thấy rằng việc xử lý long bào rất đặc biệt và đắt đỏ.

Long bao cua hoang de xua khong giat bang nuoc, neu ban phai lam sao?-Hinh-5

Từ vấn đề này mới thấy ngày xưa cuộc sống của các vị vua tốn kém như thế nào. Từ việc nhỏ nhặt như giặt giũ, cho đến may mặc và ăn uống, đều cho thấy mức độ xa hoa của hoàng tộc. Thế nên nhiều triều đại suy tàn cũng vì điều này, còn đã muốn ổn định thì xa hoa, lãng phí là điều tuyệt đối không được phép xảy ra.

Bình trà 600 tuổi của hoàng đế nhà Minh trị giá thế nào?

Bình trà được chế tác cho hoàng đế Trung Hoa Minh Thành Tổ Chu Đệ, trong giai đoạn ông nắm quyền năm 1402 - 1424, mới đây đã được bán với giá kỷ lục 13,65 triệu USD (khoảng 320 tỷ đồng).

Binh tra 600 tuoi cua hoang de nha Minh tri gia the nao?
Bình trà 600 năm tuổi của hoàng đế nhà Minh được bán với giá 13,65 triệu USD. 
Bình trà dài 22cm màu xanh và trắngđược chế tác cho hoàng đế Trung Hoa Minh Thành Tổ Chu Đệ, trong giai đoạn ông nắm quyền năm 1402 - 1424.

Xót xa cuộc đời bi kịch của hoàng đế bị liệt nửa người

Sau 26 năm làm thái tử, Lý Tụng lâm bệnh nặng dẫn tới liệt nửa người và không thể nói chuyện. Dù vậy, ông vẫn được vua cha truyền ngôi cho. Tuy nhiên, ông chỉ tại vị 8 tháng rồi băng hà với nhiều tiếc nuối.

Xot xa cuoc doi bi kich cua hoang de bi liet nua nguoi
 Thái tử Lý Tụng là con trai trưởng của Đường Đức Tông Lý Quát. Ngay sau khi Đường Đức Tông lên ngôi hoàng đế đã sắc phong cho Lý Tụng làm thái tử. Khi đó, người thừa kế ngai vàng của Lý Quát - Lý Tụng mới 19 tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới