Lối sinh hoạt khác người của Từ Hi khiến người hầu 'sợ xanh mặt'

Cuộc sống riêng tư của Từ Hi Thái hậu qua dã sử luôn được nhiều người quan tâm. Lối sinh hoạt của nhân vật quyền lực hàng đầu lịch sử Trung Quốc nhiều lần gây rúng động.

Từ Hi Thái Hậu chú trọng ăn uống, xa hoa

Cuối thời kỳ nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân quốc, đời sống người dân trải qua những khó khăn vô cùng. Trong khi đó, cuộc sống xa hoa, lãng phí của Từ Hi Thái Hậu đã gây ra nhiều bất bình. Để tổ chức sinh nhật cho bản thân, bà đã sử dụng số tiền dành cho quân đội vào thời điểm đó để mua quà. Tại Tử Cấm Thành, mặc dù có nhiều giếng nước, Từ Hi Thái Hậu lại không bao giờ trực tiếp sử dụng.

Thay vào đó, quan quân phải mỗi ngày vượt núi Ngọc Tuyền để đem nước suối về cho bà. Nước suối này được miêu tả trong và ngọt ngào, nhưng Hi Thái hậu không bao giờ uống ngay mà yêu cầu người hầu hái những cánh hoa hồng tươi nhất để ngâm trong nước suối, tạo thành loại trà mà bà thích nhất và tin rằng nó có tác dụng làm đẹp.

Loi sinh hoat khac nguoi cua Tu Hi khien nguoi hau 'so xanh mat'
Từ Hi Thái hậu (1835-1908) là vị Thái hậu nổi tiếng nhất cũng là cuối cùng trong lịch sử hoàng triều nhà Thanh.

Lối sống xa hoa của Hi Thái hậu còn thể hiện qua việc bà thường đặt trái cây tươi khắp cung điện, tạo nên một không gian thơm phức khi bà xuất hiện. Thậm chí, khi đánh răng, bà cũng ưa thích sử dụng nước ngâm cánh hoa để giữ lại hương thơm trên môi và răng, thay vì sử dụng nước thường. Những thói quen này làm nổi bật lối sống quý phái của người phụ nữ đầy quyền lực này trong lịch sử Trung Quốc.

Từ Hi Thái Hậu coi trọng sự sạch sẽ

"Rụng tóc" không chỉ là vấn đề sinh lý phổ biến mà Từ Hi Thái hậu coi đó như một vấn đề "kinh thiên động địa". Mái tóc không chỉ là vật thể làm đẹp, mà nó mang ý nghĩa sâu sắc trong nhận thức của bà. Mái tóc, đối với Lão Phật Gia, là biểu tượng của sự tồn tại quý giá và báo hiệu về sự ngắn ngủi của cuộc đời. Từ Hi Thái hậu không chỉ gọi người chải tóc mỗi ngày mà còn cấm tuyệt đối để tóc rụng trên gối. Việc phát hiện mái tóc rụng có thể dẫn đến hình phạt nặng nề đối với cung nữ hay thái giám phục vụ của bà.

Từ Hi Thái Hậu thích đi dưới mưa

Theo truyền thuyết, Từ Hi Thái hậu thường rất thích tản bộ dưới cơn mưa. Ngay cả khi mưa không quá to, bà cũng sẽ ra ngoài dạo chơi cùng đoàn tùy tùng, nhưng đặc biệt là không sử dụng ô. Mặc dù tất cả đều lo lắng cho sức khỏe của Thái hậu, nhưng khi bà ra lệnh, không ai dám phản đối. Do đó, dù có bao nhiêu thái giám và cung nữ, họ đều im lặng theo sau hầu bà. Họ cầm ô trong tay, nhưng không dám mở ra sử dụng, chấp nhận một sở thích kỳ lạ của người chủ nhân.

Loi sinh hoat khac nguoi cua Tu Hi khien nguoi hau 'so xanh mat'-Hinh-2
Với những đóng góp ổn định tình hình, bảo vệ đất nước, Từ Hi Thái Hậu vẫn được đánh giá là một trong những nữ chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử Trung Hoa

Từ Hi Thái Hậu được hầu hạ hết mực

Theo Sohu, sau khi được phong làm Thái hậu và nắm quyền nhiếp chính, Từ Hi Thái hậu đã lạm dụng quyền lực để tận hưởng cuộc sống xa hoa, thậm chí còn ra lệnh đầu bếp chế biến những món ăn kỳ lạ. Theo lời kể của vị hoàng đế cuối cùng nhà Thanh, bà gần như không tự làm bất cứ việc gì, mọi nhu cầu đều do hàng trăm người hầu phục vụ.

Theo ghi chép, Từ Hi rất coi trọng vệ sinh cá nhân nên thường xuyên tắm rửa hàng ngày với sự phục vụ của 4 cung nữ. Ghế tắm được chế tác từ đá, có khắc họa rồng; bồn tắm bằng bạc, phân thành hai ngăn riêng biệt cho thân trên và dưới. 100 chiếc khăn tắm bằng lụa thêu kim tuyến với các họa tiết rồng khác nhau. Trước khi tắm, cung nữ trải vải dầu khắp sàn để giữ nước, sau đó dùng 25 chiếc khăn/người để lau rửa cho Thái hậu. Những chiếc khăn này sau đó bị vứt bỏ vì bà không dùng lại đồ đã dính bẩn.

Loi sinh hoat khac nguoi cua Tu Hi khien nguoi hau 'so xanh mat'-Hinh-3

Cung nữ 'số đỏ' trở thành hoàng hậu nhờ sai lầm của thái giám

Chỉ vì sự lơ là của thái giám, cuộc đời cung nữ này đã bước sang trang mới, có thể nói là đổi đời hoàn toàn.

Cung nữ đó là Đậu hoàng hậu (205 - 135 TCN), có khuê danh là Đậu Y Phòng. Bà là hoàng hậu tại vị duy nhất của Hán Văn Đế Lưu Hằng và có ảnh hưởng lớn đến thời đại vàng son của nhà Hán.

Tại sao cung nữ thời xưa thường sống cô độc tới già?

Các cung nữ khi đã xuất cung họ không lấy chồng mà thường lựa chọn sống cô độc tới già. Tại sao lại như vậy?

Vào thời phong kiến cổ đại, cung điện là nơi thường được những người bình thường khao khát hướng đến, bởi vì nếu có thể làm việc cho hoàng đế, chí ít họ không cần lo lắng về cơm ăn áo mặc. Thậm chí nếu có tài năng, họ còn có cơ hội được những nhân vật có quyền thế trọng dụng, để có thể trở thành một người có quyền lực.

Trong triều đại nhà Thanh, tại sao không ai đồng ý cưới cung nữ?

Sau khi xuất cung, nhiều cung nữ nhà Thanh của Trung Quốc bị mọi người ghét bỏ, thậm chí là không thể tìm được ý chung nhân để thành thân.

Trong hoàng cung thời cổ đại của Trung Quốc, cung nữ (thị nữ hay a hoàn) là tầng lớp có số lượng áp đảo vì họ là những người đảm nhiệm các công việc tạp vụ, giặt giũ, bưng trà nước và lo việc ăn uống, sinh hoạt cho chủ nhân. Nhìn chung, công việc hàng ngày của các cung nữ không quá nặng nhọc và khó khăn, ngoài ra họ còn nhận được tiền công và được đãi ngộ khá tốt. Tuy nhiên, vào cung đồng nghĩa với việc họ sẽ mất đi quyền tự do, phải gắn bó với hoàng cung suốt phần đời còn lại.

Mãi đến thời nhà Thanh (Trung Quốc), các cung nữ mới được phép xuất cung. Thế nhưng, sau khi rời khỏi hoàng cung, những người này thường có cuộc sống không mấy thuận lợi và như ý, đặc biệt là rất khó lấy chồng. Vậy lý do là vì sao?

Đọc nhiều nhất

Tin mới