Tội phạm làm giả thuốc và thực phẩm chức năng ngày càng gia tăng vì lợi nhuận quá lớn

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận của ngành dược rất lớn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến loại tội phạm làm giả các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ngày càng gia tăng.

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý Thị trường chia sẻ như vậy trong hội thảo “Thuốc giả và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp". Hội thảo vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Công nghệ chống Hàng giả Việt Nam tổ chức. 

Toi pham lam gia thuoc va thuc pham chuc nang ngay cang gia tang vi loi nhuan qua lon
Một số hình ảnh sản phẩm thuốc và dược phẩm bị làm giả được đưa ra trong hội thảo 

Hàng loạt các vụ án trong ngành y tế vừa qua, điển hình là vụ án của Việt Á và VN Pharmar cho thấy, tổng giá trị của những vụ gian lận này lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, đã cảnh báo về thuốc giảm đau Ophazidon bị làm giả. Thuốc Ophazidon được chỉ định sử dụng trong giảm đau các triệu chứng đau từ mức nhẹ đến vừa như: Giảm đau trong đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, đau nhức do thấp khớp,viêm xoang; giảm thân nhiệt ở người bị sốt, sốt và đau sau khi nhổ răng hoặc sau khi tiêm vaccine.

Thời gian vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm TP. Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Qua đó đã phát hiện, bắt giữ một số loại thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc lưu hành trái phép.

Ngày 12/8, cơ quan chức năng đã phát hiện kho thuốc bất hợp pháp tại căn hộ chung cư cao cấp (tầng 18 Tòa nhà Hanoi Center Point, 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Cục Quản lý Dược cảnh báo, việc sản xuất, buôn bán, sử dụng các loại thuốc giả, thuốc nhập lậu, không rõ nguồn gốc gây nguy hại tới sức khoẻ người tiêu dùng, gây bất an cho nhân dân và ảnh hưởng tới uy tín, quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh thuốc chân chính.

Ông Phạm Quang Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chống hàng giả Việt Nam, cho biết thuốc giả và thực phẩm chức năng giả đã tồn tại rất lâu, gây ra nhiều hệ lụy và đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn. Công nghệ làm giả ngày càng tinh xảo, nhưng các giải pháp để chống lại vấn nạn này đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao.

Đáng lo ngại, theo các chuyên gia, nguy hiểm nhất, khó kiểm soát nhất không phải là hàng giả sản xuất trong nước, mà đặt sản xuất giả luôn từ nước ngoài rồi vận chuyển về. Nhiều đơn vị nhập khẩu, có tờ khai, nhưng thực tế là đặt làm giả ở nước ngoài, tinh vi hơn rất nhiều. Việc kiểm soát là hậu kiểm, chi phí giám định rất lớn.

Toi pham lam gia thuoc va thuc pham chuc nang ngay cang gia tang vi loi nhuan qua lon-Hinh-2
Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, đặt hàng qua mạng theo quảng cáo. 

Bằng phương pháp thông thường, không thể phát hiện thuốc hay thực phẩm chức năng bị làm giả một cách chính xác. Việc kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc... là phương pháp tối ưu để xác định độ thật giả của một sản phẩm.

Tuy nhiên, việc kiểm nghiệm này cần 1 khoản kinh phí lớn và thời gian dài. Đây cũng là rào cản lớn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả trên thị trường.

Có những vụ việc, như trong vụ án VN Pharmarmặc dù ngành y tế tham gia, nhưng việc xác định thuốc giả kéo dài hàng năm trời. Từ đó tòa án mới có thể đưa ra được kết luận đó là sản phẩm làm giả về cả chất lượng lẫn nguồn gốc xuất xứ.

Theo bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng Thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam “công nghệ làm giả đã làm giả cả tem chống giả và còn đẹp hơn cả tem chống giả thật”. Thuốc giả xâm nhập vào hệ thống cung ứng, đến tay bệnh nhân ngày càng gia tăng. Đa số là kháng sinh và thường là những kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam, chia sẻ thêm, có vụ hàng trăm thùng thực phẩm chức năng, nhãn ghi xuất xứ Mỹ nhưng thực tế sản xuất ở Hải Dương. Có vụ trên 3.780 lọ thực phẩm chức năng dạng viên nang, nhãn ghi sản xuất tại Mỹ, nhưng thực tế tại Trung Quốc…

Cũng theo ông Hùng, quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, hàng hóa là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của Luật Quảng cáo. Thực tế, những quảng cáo gây nhầm lẫn, không phải hiếm gặp. Đã từng có trường hợp sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện đã chuyển sang nơi khác, pháp nhân, tên sản phẩm khác...

Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, đặt hàng qua mạng theo quảng cáo. Ai cũng tự làm bác sĩ chính là cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng tồn tại.

Vì sao Bộ Y tế cảnh báo Tanganil 500 mg bị nghi ngờ là thuốc giả?

Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc thần kinh điều trị các cơn chóng mặt do mọi nguyên nhân, từ nặng đến nhẹ. 

Thuốc Tanganil 500 mg vừa bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, ra thông báo nghi ngờ thuốc giả bởi sau khi kiểm nghiệm tại nhà máy, mẫu thuốc không có hoạt chất Acetyl DL - Leucine.

Sát Tết, người tiêu dùng lại khổ vì mỹ phẩm giả

Sát Tết, do nhu cầu làm đẹp cấp tốc, lại thiếu thông tin, và bị "loè" trước thị trường mỹ phẩm muôn hình vạn trạng... không ít nạn nhân đã phải nhập viện vì làm đẹp. Mỹ phẩm nhái, giả, kém chất lượng đang tràn ngập thị trường chính là mối nguy hiểm đe doạ nhan sắc cũng như sức khoẻ của nhiều người.

Đa số là nạn nhân của “hàng xách tay”

Buổi sáng đầu tuần, trước cửa phòng khám khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai chỉ trong khoảng 2 giờ đồng hồ có tới 7 ca bị dị ứng do mỹ phẩm và dùng “thuốc” làm đẹp.

Tin mới