Báo cáo tài chính quý 1/2023 của 98 công ty trong ngành xây dựng đã phản ánh quá trình tạo đáy lợi nhuận, kèm theo mức mức tăng trưởng yếu hoặc thậm chí âm.
Trong đó có 95 công ty báo lãi, so với 49 công ty trong báo cáo trước; 57 công ty có doanh thu tăng trưởng âm, so với 33 công ty trong báo cáo trước; 80 công ty có lợi nhuận ròng tăng trưởng âm, so với 56 công ty trong báo cáo trước.
Nặng nhất chính là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) với mức lỗ khủng 443 tỷ đồng dù doanh thu chỉ giảm 60%. Hay Fecon (HoSE: FCN) cũng tiếp tục duy trì kết quả thua lỗ 7 tỷ đồng như cùng kỳ dù doanh thu tăng 21%.
Đối trọng với HBC là Coteccons (HoSE: CTD) vẫn có lãi 22 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 24% so cùng kỳ. Điều đáng nói là doanh thu của CTD tăng mạnh tới 64% khi chiếm 3.129 tỷ đồng nhưng sau cùng doanh nghiệp này vẫn thua lỗ.
Vinaconex (HoSE: VCG) cũng không nằm ngoài vòng xoáy kinh doanh bết bát khi doanh thu tăng 47% lên 1.965 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại lao dốc 98% về vỏn vẹn còn 16 tỷ đồng. Hay Lizen (LCG) cũng không kém cạnh khi doanh thu tăng 34% nhưng lợi nhuận vẫn giảm 79% về còn 11 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn trì trệ, kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ
Đến cuối tháng 4/2023, ước tính giải ngân vốn đầu tư công của Việt Nam là 112.786 tỷ đồng, đạt 14,63% mục tiêu năm 2023. So với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 15,65% (4T22: 18,48%); trong đó, giải ngân trong nước đạt 16,03% (4T22: 19,57%) và giải ngân nước ngoài đạt 6,28% (4T22: 3,25%).
Theo cập nhật tiến độ cao tốc Bắc Nam của Chứng khoán Mirae Asset, giai đoạn 1 (2017–2020): Đến hết tháng 4/2023 ước lũy kế giải ngân 49.144 tỷ đồng, đạt 78,7% kế hoạch; trong đó, năm 2023 là 4.029 tỷ đồng, đạt 23,8% kế hoạch năm 2023.
Giai đoạn 2 (2021–2025): Đến hết tháng 4/2023, lũy kế ước giải ngân là 25.687 tỷ đồng, đạt 46,9% kế hoạch; trong đó, năm 2023 là 16.545 tỷ đồng, đạt 36,4% kế hoạch năm 2023.
Theo Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công trong 4 tháng 2023 còn trì trệ do một số nguyên nhân. Thứ nhất, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đang triển khai chi tiết phương án phân bổ vốn cho các dự án, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, tập trung đấu thầu các nhà thầu xây lắp. Thứ hai, một số công việc chuẩn bị đầu tư tiếp tục tiến hành chậm do vướng thủ tục đất đai; công tác giải phóng mặt bằng chưa được các nhà đầu tư chú trọng do các dự án đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hơn nữa, chủ đầu tư chưa chủ động trong khâu triển khai dự án dẫn đến tiến độ giải ngân chậm.
Theo Mirae Asset, với những công việc đang được triển khai, Việt Nam kỳ vọng đến cuối năm 2025, tuyến đường cao tốc Bắc Nam sẽ được kết nối hoàn chỉnh, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và hành khách xuyên suốt trục Bắc - Nam.
Vào đầu năm, Bộ GTVT đã lên kế hoạch với bảy hợp phần và cầu Mỹ Thuận 2 của Giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Ba trong số đó đã hoàn thành vào cuối tháng 4, với năm hợp phần khác sẽ hoàn thành vào cuối năm. Với kinh nghiệm thu được từ Giai đoạn 1, Mirae Asset kỳ vọng Bộ GTVT sẽ điều hành các công việc và thủ tục trong Giai đoạn 2 một cách hợp lý, đẩy nhanh tiến độ ngay từ đầu và rút ngắn thời gian thi công.