Lời mời hấp dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp giá cao

Lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, nhiều người đang tìm kiếm kênh đầu tư mới,có lợi nhuận cao hơn. Đánh vào tâm lý này, những lời mời chào mua mua trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất hấp dẫn không ngừng “dội bom”.

Lời mời hấp dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp giá cao

Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 10/2020 có 90 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công, với số tiền hơn 9.504 tỷ đồng. Con số này giảm 1.000 tỷ đồng so với tháng 9/2020 và chỉ bằng gần 1/6 so với tháng 8/2020.

Diễn biến này không có nhiều bất ngờ, khi các điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ bị xiết chặt bởi Nghị định 81/2020/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/9/2020. Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu sẽ phải chuyển sang hình thức phát hành ra công chúng. Như vậy, trái phiếu doanh nghiệp đã bị "hãm phanh" sau quy định mới.

Đủ kiểu bán trái phiếu

Tuy nhiên, lời chào mời mua trái phiếu doanh nghiệp vẫn liên tiếp “dội bom” nhà đầu tư cá nhân. Đánh vào tâm lý lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ hấp dẫn hơn.

Loi moi hap dan mua trai phieu doanh nghiep gia cao

Chị Trần Mai Thu, ở Văn Quán, Hà Đông (Hà Nội) kể, cách đây mấy năm, chị có vay một ngân hàng TMCP số tiền 2 tỷ đồng mua căn hộ chung cư. Chị đã thanh toán được một nửa tiền, số còn lại sẽ thanh toán nốt vào quý I/2021. Tuy nhiên, gần đây nhân viên ngân hàng này liên tục gọi chị, tư vấn mua trái phiếu doanh nghiệp.

Theo tư vấn của nhân viên, chị nên dùng số tiền 1 tỷ đồng tích cóp chờ trả nợ mua trái phiếu của một doanh nghiệp bất động sản, do ngân hàng này bán lại, với lãi suất 10%/năm kỳ hạn 2 năm. Sau đó, đến thời điểm phải trả nốt tiền vay mua nhà, ngân hàng này sẽ cho chị vay tiền, để thanh toán với lãi suất thấp hơn lãi suất trái phiếu doanh nghiệp kia. Tài sản đảm bảo cho khoản vay của chị chính là số trái phiếu chị đã mua. Như vậy, chị sẽ được hưởng khoản chênh lệch giữa lãi suất cao của trái phiếu doanh nghiệp và lãi cho vay thấp của ngân hàng. Hơn nữa, thời gian tới thị trường thứ cấp phát triển, nếu giá trị trái phiếu tăng, bán đi chị còn có thể thu lợi lớn, thay vì dùng 1 tỷ đồng trả hết nợ vay mua nhà là xong.

Nếu trước kia, các nhân viên ngân hàng thường “dụ” những khách hàng gửi tiền tiết kiệm, rút ra để mua trái phiếu doanh nghiệp do họ bán lại, thì nay tìm tới cả những người đang vay nợ.

Loi moi hap dan mua trai phieu doanh nghiep gia cao-Hinh-2

Chia sẻ rủi ro?

Thời gian qua, do tín dụng tăng trưởng ì ạch nên thanh khoản của các ngân hàng dư thừa lớn, vì vậy thi nhau “đổ” vào trái phiếu doanh nghiệp. Báo cáo tài chính quý 3/2020 của nhiều ngân hàng cho thấy, các nhà băng đang “ôm” một lượng khá lớn trái phiếu doanh nghiệp.

Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) nắm giữ tới 54.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng hơn 24.000 tỷ đồng so với đầu năm. Hay Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), nắm giữ hơn 26.100 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng 14.100 tỷ đồng so với đầu năm... Tận dụng thời điểm lãi suất tiết kiệm hạ thấp, ngân hàng đang “dụ” khách mua lại trái phiếu doanh nghiệp.

Nhân viên một ngân hàng TMCP tại Hà Nội cho hay trái phiếu doanh nghiệp hiện vẫn bán rất tốt. Từ tháng 9/2020 đến nay, ngân hàng “chúng em” bán tới hàng trăm tỷ đồng giá trị trái phiếu doanh nghiệp, chủ yếu cho các nhà đầu tư cá nhân. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trong khoảng từ 9-11%/năm nên hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm chỉ 6-7%/năm.

Theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Đắc Hưng, khi “dụ” được khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp theo cách này, ngân hàng lợi đủ đường. Họ vừa thu hồi được vốn, vừa tăng dư nợ cho vay, lại vừa chia sẻ được rủi ro.

Với nhà đầu tư cá nhân, trong hoàn cảnh này cần cân nhắc bởi lợi ích được hưởng không nhiều. Thứ nhất, phải xem xét việc dùng trái phiếu doanh nghiệp có giá trị 1 tỷ đồng có thể được thế chấp để vay khoản tiền 1 tỷ đồng hay không. Cao nhất, ngân hàng chỉ cho vay khoảng 70% giá trị tài sản thế chấp. Nếu vậy, thế chấp lô trái phiếu giá trị 1 tỷ đồng chỉ được vay 700 triệu đồng, số còn lại phải vay thêm mới đủ để trả nợ cho ngân hàng. Với khoản vay thêm, cũng phải có tài sản đảm bảo và cũng phải trả lãi. Vậy, tính ra chênh lệch lãi suất chưa hẳn đã hấp dẫn.

Loi moi hap dan mua trai phieu doanh nghiep gia cao-Hinh-3

Hơn nữa, lãi suất vay ưu đãi thấp được ngân hàng “chốt” cố định trong suốt thời gian vay hay chỉ mấy tháng đầu, sau đó lại thả nổi? Nếu lãi suất vay chỉ ưu đãi khoảng 6 tháng đầu, sau thả nổi cộng với biên độ khoảng 3% thì coi như chẳng được lợi gì.

Cứ cho là nhà đầu tư được vay với lãi suất ưu đãi 7%/năm, kéo dài suốt 2 năm và được hưởng lãi suất trái phiếu 10%/năm thì chênh lệch là 3%/năm. Với số tiền 1 tỷ đồng, sẽ được hưởng lãi mỗi năm 30 triệu đồng, 2 năm khoảng 60 triệu đồng, như vậy có nên đầu tư?

Chờ đợi trái phiếu doanh nghiệp mình đầu tư tăng giá để bán ra thu lợi cũng chỉ là kỳ vọng, bởi thị trường thứ cấp đến nay vẫn chưa phát triển. Chưa kể, nhiều trái phiếu ngân hàng mua của doanh nghiệp bất động sản là để giúp những doanh nghiệp này đảo nợ, vẫn tiềm ẩn rủi ro. Khi doanh nghiệp không thanh toán được lãi đúng kỳ hạn và trả nợ gốc thì không chỉ ngân hàng mất mà nhà đầu tư cũng bị thiệt hại.

Giám đốc Chi nhánh của một ngân hàng TMCP tại Hà Nội cũng thừa nhận, chia nhỏ trái phiếu doanh nghiệp thành nhiều sản phẩm "con" bán cho nhà đầu tư cá nhân trên thực tế là giúp các ngân hàng chia sẻ rủi ro của khoản đầu tư này, thay vì “ôm” trọn.

Điểm mặt trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nguy cơ rủi ro

(Kiến Thức) - Ngân hàng Nhà nước nhắc nhở các ngân hàng thương mại kiểm soát rủi ro trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt lĩnh vực bất động sản.

Điểm mặt trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nguy cơ rủi ro

Xây dựng Hòa Bình: giảm kế hoạch lợi nhuận, con trai Chủ tịch ứng cử vào HĐQT

(Kiến Thức) - CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa cập nhật tài liệu cho Đại hội đồng cổ đông 2020 được tổ chức vào ngày 24/6 tới.
 

Xây dựng Hòa Bình: giảm kế hoạch lợi nhuận, con trai Chủ tịch ứng cử vào HĐQT

Theo đó, một nội dung đáng chú ý đó là ông Lê Viết Hiếu – con trai của Chủ tịch Lê Viết Hải được lãnh đạo Xây dựng Hoà Bình đề cử vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019-2024 thay một nhân sự vừa từ nhiệm từ cuối tháng 5.

Được biết, ông Lê Viết Hiếu sinh năm 1992, tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp tại trường California Polytechnic State University (Mỹ). Trở về Việt Nam, ông Lê Viết Hiếu làm việc hai năm tại ngân hàng Shinhan.

CII dự kiến huy động 800 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 11%/năm

(Kiến Thức) - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa thông qua nghị quyết phát hành trái phiếu riêng lẻ huy động 800 tỷ đồng.

CII dự kiến huy động 800 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 11%/năm

Với số tiền dự kiến huy động được, CII dự kiến sẽ tăng quy mô vốn hoạt động, đầu tư vào các chương trình, dự án của CII… Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lãi suất dự kiến 11%/năm, lãi suất thanh toán 6 tháng một lần, thời gian phát hành dự kiến là quý 3/2020.

Trong nhiều năm trở lại đây, CII liên tục huy động vốn từ bên ngoài bằng hình thức vay nợ, tính tới 31/3 là 15.530 tỷ đồng, tăng hơn 300% trong thời gian hơn 3 năm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.