Lời dạy sâu sắc của Phật: "Càng tranh đua sai đúng, bản thân càng phiền não"

Phật dạy: "Lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy thí thắng tham lam, lấy chân thành thắng giả dối". Hơn thua ở đời có ý nghĩa gì?

Lời dạy sâu sắc của Phật: "Càng tranh đua sai đúng, bản thân càng phiền não"
Liên tục đi theo chửi mắng Đức Phật để rồi xấu hổ ê chề
Thủa Đức Phật còn tại thế, Phật Giáo phát triển hưng thịnh hơn bao giờ hết. Trước ánh hào quang rực rỡ của đấng tối cao, có không ít kẻ đối đầu, ghen tỵ với ngày. Có 1 thầy Bà la môn (Tôn giáo đối chọi với Phật giáo thời bấy giờ) rất căm tức Đức Phật. Ông ta luôn lẽo đẽo theo sau, mắng chửi Ngài thậm tệ. Thế nhưng, Đức Phật vẫn bình thản bước đi. Thầy Bà la môn thấy vậy tức lắm, bèn chặn đường ngài chất vấn: "Này Đức Phật, ngài có bị điếc không?"
Đức Phật ôn tồn đáp: "Ta không"
Loi day sau sac cua Phat:
 
"Không điếc, sao tôi chửi ngài thậm tệ như vậy mà không có phản ứng gì?"
"Việc ta không điếc và ông mắng chửi ta có liên quan gì đến nhau ư? Chẳng hạn nhà ông có giỗ, bà con đến dự. Khi họ sắp về, ông bèn tặng qua họ, nhưng họ không nhận thì quà thuộc về ai?"
Thầy Bà la môn đáp: "Thuộc về tôi chứ ai nữa".
Đức Phật mỉm cười: "Cũng như ông chửi ta, nhưng ta không nhận, thì lời chửi mắng đó sẽ gửi lại cho ông".
Lời dạy sâu sắc của Phật về sự hơn thua
Từ câu chuyện trên, ta có thể hiểu rằng, đừng nên cố gắng chứng minh mình đúng, dù phải nhận lấy lời phỉ báng, công kích nặng nề. Vốn dĩ, càng tranh đua sai đúng, bản thân càng vướng sâu vào phiền não, lãng phí mất quỹ thời gian có giá trị.
Phật dạy: "Lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy thí thắng tham lam, lấy chân thành thắng giả dối". Đức Phật luôn hướng con người đến gốc thiện. Mà muốn hướng đến gốc thiện, phải biết buông bỏ được tham sân si, kiềm chế dục vọng tham lam của bản thân. Nên nhớ, người chiến thắng là người tha thứ trước tiên, người khôn ngoan là người luôn biết tránh va chạm một cách xuất sắc.

Đức Phật dạy con như thế nào?

(Kiến Thức) - "Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả".

Đức Phật dạy con như thế nào?

Ngày nay, hầu như người phật tử nào cũng biết rằng Thái tử Tất Đạt Đa, sau này là đức Phật, đã lìa bỏ tổ ấm của mình để đi tìm con đường giải thoát vào chính cái ngày La Hầu La - đứa con trai (duy nhất) của Ngài – chào đời. Nhiều người cảm thấy khó hiểu, thậm chí phẫn nộ, trước một hành động có vẻ “thiếu trách nhiệm” như thế.

Bật mí ý nghĩa linh thiêng của Đại lễ Phật đản

(Kiến Thức) - Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Hàng năm, các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15/4 âm lịch.

Bật mí ý nghĩa linh thiêng của Đại lễ Phật đản
Bat mi y nghia linh thieng cua Dai le Phat dan
 Đại lễ Phật Đản (Vesak 2019) khai mạc vào sáng 12/5 và kéo dài đến 14/5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản.

Các thiên tài nổi tiếng lý giải thế nào về Đức Phật?

(Kiến Thức) - Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Các phật tử đều biết đến Đức Phật là người mang thông thiệp giải thoát và an lạc trong cuộc sống. Nghiên cứu về Đức Phật, các nhà khoa học đưa ra những quan điểm riêng.

Các thiên tài nổi tiếng lý giải thế nào về Đức Phật?
Cac thien tai noi tieng ly giai the nao ve Duc Phat?
Là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, đạo Phật có mặt ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ... Là Giáo chủ của một tôn giáo, Đức Phật được người đời tôn xưng với rất nhiều danh hiệu cao quý. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới