Logo “rắn cắn phong bì” xúc phạm ngành Y: Cần xử lý kỷ luật?

Những ngày qua, hình ảnh logo "rắn ngậm phong bì" tràn ngập trên mạng xã hội đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều tâm tư, bức xúc
Logo “rắn ngậm phong bì” bị nhầm lẫn trên xuất hiện trong lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 của Bộ Y tế tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội vào ngày 10/9. Trong khi logo chính thức của Bộ Y tế chỉ có con rắn quấn quanh cây gậy và đầu con rắn quay sang hướng ngược lại.
Bộ Y tế đã mời Cục An ninh chính trị nội bộ (A03, Bộ Công an) điều tra làm rõ. Bước đầu xác định, do sai sót của cán bộ kỹ thuật khi lấy logo trên mạng đưa vào mà không để ý rằng logo này không đúng với logo chính thức của Bộ Y tế.
Đáng chú ý, tài liệu hướng dẫn ôn thi môn ngoại ngữ của Bộ Y tế ban hành nội bộ trong kỳ thi này cũng gặp lỗi sai tương tự.
Logo “ran can phong bi” xuc pham nganh Y: Can xu ly ky luat?

Hình ảnh logo chính thức của Bộ Y tế (bên trái) và hình sai quy định (bên phải). 

Ngay khi hình ảnh logo sai lệch trên được đăng tải và xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, nhiều ý kiến đã suy diễn, miệt thị, quy chụp...hướng đến đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế dẫn đến những bác sĩ chân chính bức xúc.
Một nhân viên y tế có thời gian công tác hơn 10 năm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bày tỏ, phần lớn các bình luận là lời lẽ bức xúc với ngành y nói chung, số ít có ý kiến trung lập, chia sẻ sự thiệt thòi của ngành y. Anh cho biết, thay vì bực tức thì bản thân thấy buồn nhiều hơn khi những giá trị hàng ngày đang gìn giữ bị đối xử như vậy.
Thẳng thắn nhìn nhận, nhân viên y tế này cho biết, có thể họ không nói quá và cũng không nói sai, họ nói những gì họ gặp khi lâm vào tình cảnh yếu thế nhất đối với mỗi con người. Khi ốm đau, đi bệnh viện họ phải cầu cạnh nhờ vả và cả “phong bì” để mong được khám-chữa sớm và tốt.
Bác sĩ này cho biết, khi bước chân vào ngành y, không một nhân viên y tế nào mong muốn làm giàu bằng “phong bì” của người bệnh. Nhưng vì sao nên nỗi?
Thực tế, người bệnh và người nhà bệnh nhân luôn tạo áp lực để nhân viên y tế làm quá những gì theo nguyên tắc để mong muốn điều tốt nhất cho người bệnh. Đa số là áp lực “mềm” như gọi cho người thân và đưa “phong bì”, nơi khác là áp lực cứng như chửi bới đe doạ và hành hung!
Nhân viên y tế đâu đó còn những vấn đề chưa được như mong muốn của người bệnh, nhưng về cơ bản mỗi ngày đi làm họ đều mong làm tròn nhiệm vụ để sức khoẻ và tính mạng người bệnh được an toàn.
Đồng thời, nhân viên y tế này cũng chia sẻ, y tế là ngành đặc biệt, nhân viên y tế cũng đang mong chờ một chế độ đặc thù hơn nữa để đỡ lo phần nào cơm áo gạo tiền, để có thể mạnh dạn từ chối người bệnh khi họ cố cho “phong bì” vào 2 túi áo blouse.
Trao đổi với báo chí, AHLĐ, GS Nguyễn Anh Trí -  thành viên Uỷ ban xã hội của Quốc hội vô cùng bất bình trước hình ảnh logo Bộ Y tế biến thành "rắn ngậm phong bì". Ông cho biết, cá nhân ông cũng như nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ ngành y khi biết được câu chuyện này đều cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Việc ai đó đã vẽ và phát tán logo sai này trên mạng chắc chắn là việc làm có dụng ý, không phải vô tình và là điều không thể chấp nhận được.
 “Ai cũng thấy rõ, dù đâu đó vẫn có những hành vi tiêu cực, đòi hỏi phong bì khi khám chữa bệnh của một số cán bộ y tế, thì những đóng góp to lớn của ngành y trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân là không thể phủ nhận. Vậy mà người vẽ logo sai ở đây đã đưa ra một hình ảnh xấu đó như một "quả bom" phá huỷ tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với ngành y.”, ông Trí nói.
Cần làm rõ động cơ!
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ nguyên nhân sai sót này để xử lý sai phạm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Nếu hành vi là cố ý, có động cơ cá nhân, cần phải áp dụng chế tài nghiêm khắc.
Đối với ngành y tế, phong bì là hai từ nhạy cảm, việc cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế nhận "phong bì" của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trở thành "vấn nạn" của nhiều năm trước ở một số cơ sở khám chữa bệnh khiến dư luận bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế.
Việc cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế nhận phong bì của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là hành vi nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Thời gian qua, rất nhiều lãnh đạo Bộ Y tế đã phát động phong trào "nói không với phong bì" và yêu cầu xử lý nghiêm nếu như phát hiện trường hợp nhận phong bì.
Tuy nhiên, không hiểu lý do gì mà trong tài liệu ôn thi của trường này lại có logo lạ, thể hiện hình ảnh con rắn cắn phong bì rất "trào phúng" và có ý xấu, xúc phạm đến uy tín của ngành y tế. 
Sự việc này rõ ràng ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế, gây ra những suy nghĩ tiêu cực trong xã hội. Bởi vậy, cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ động cơ của sai phạm để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.
Với những cán bộ phụ trách trong việc quản lý, in ấn, phát hành và lưu hành những tài liệu này mà không phát hiện hoặc cố ý đưa ra hình ảnh logo "trào phúng" như vậy, cần phải xem xét xử lý kỷ luật. Nếu hành vi là cố ý tuyên truyền có yếu tố chính trị, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân còn có thể xem xét xử lý bằng những chế tài nghiêm khắc. Nếu hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của các tội danh mà Bộ luật Hình sự quy định thì có thể xem xét xử lý bằng chế tài hình sự.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cảm ơn nhé, ngành y tế Việt Nam:

Nguồn: VTV24

Điều gì xảy ra nếu logo xe ôtô biến thành “động vật nhí“?

(Kiến Thức) - Trên thế giới hiện nay có 56 nhà sản xuất xe ôtô dùng một con vật nào đó làm biểu tượng, và nếu như tất cả chúng đều có phiên bản "nhí" đi kèm thì sẽ vui biết mấy.

 
Các nhà sản xuất xe chi ra rất nhiều tiền và vô số giờ để phát triển và bảo vệ logo của họ. Logo trên xe ôtô là những biểu tượng của sự công nhận trên toàn thế giới, sức mạnh công nghệ và nhận diện thương hiệu. Trong năm 2006, Ford Motor Company thậm chí còn lấy logo hình bầu dục màu xanh lam của mình để làm tài sản thế chấp cho gói vay trị giá 23,5 tỷ USD mà đã cứu công ty khỏi cảnh phá sản. Các logo của công ty này - và cả các logo mẫu xe riêng lẻ như Mustang Shelby và Dodge Viper - đều có giá trị cực lớn.

Sự thật giật mình đằng sau những logo nổi tiếng thế giới

Các công ty chi hàng triệu đô la cho việc thiết kế logo của họ để họ có thể có những logo độc đáo để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

1. Logo của Apple có một vết cắn đơn giản để không bị nhầm với quả anh đào

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.