Loạt tàu chiến Pháp đang vào Biển Đông, có chiếc từng tới Việt Nam

Loạt tàu chiến Pháp đang vào Biển Đông, có chiếc từng tới Việt Nam

Các tàu chiến Pháp đã bắt đầu rời cảng và đang thẳng tiến về Biển Đông, nhằm tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này.

 Hải quân Pháp thông báo tàu tấn công đổ bộ Tonnerre và tàu khu trục Surcouf, đã rời cảng quê nhà Toulon hôm 18/2 và sẽ di chuyển tới Thái Bình Dương để thực hiện sứ mệnh kéo dài 3 tháng.
Hải quân Pháp thông báo tàu tấn công đổ bộ Tonnerre và tàu khu trục Surcouf, đã rời cảng quê nhà Toulon hôm 18/2 và sẽ di chuyển tới Thái Bình Dương để thực hiện sứ mệnh kéo dài 3 tháng.
Hải quân Pháp sẽ hoạt động để tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, hay còn gọi là “Bộ Tứ”. Trong chuyến hành trình này, các tàu chiến Pháp sẽ đi qua biển Đông hai lần và có thể sẽ đi qua eo biển Đài Loan.
Hải quân Pháp sẽ hoạt động để tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, hay còn gọi là “Bộ Tứ”. Trong chuyến hành trình này, các tàu chiến Pháp sẽ đi qua biển Đông hai lần và có thể sẽ đi qua eo biển Đài Loan.
Các tàu chiến của hải quân Pháp cũng từng thực hiện các sứ mệnh tương tự vào năm 2015 và 2017 khi đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc tập trận sắp tới, là dấu hiệu cho thấy Pháp đang tăng hiện diện ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Các tàu chiến của hải quân Pháp cũng từng thực hiện các sứ mệnh tương tự vào năm 2015 và 2017 khi đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc tập trận sắp tới, là dấu hiệu cho thấy Pháp đang tăng hiện diện ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Tuần trước, tàu ngầm tấn công hạt nhân Émeraude và tàu hậu cần Seine của Pháp cũng thực hiện cuộc tuần tra ở Biển Đông. Động thái này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Tuần trước, tàu ngầm tấn công hạt nhân Émeraude và tàu hậu cần Seine của Pháp cũng thực hiện cuộc tuần tra ở Biển Đông. Động thái này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố, cuộc tuần tra của các tàu chiến Pháp ở Biển Đông là “bằng chứng cho thấy năng lực của hải quân Pháp, trong việc triển khai hoạt động ở những khu vực xa xôi trong thời gian dài, cùng các đối tác chiến lược Mỹ, Nhật Bản và Australia”.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố, cuộc tuần tra của các tàu chiến Pháp ở Biển Đông là “bằng chứng cho thấy năng lực của hải quân Pháp, trong việc triển khai hoạt động ở những khu vực xa xôi trong thời gian dài, cùng các đối tác chiến lược Mỹ, Nhật Bản và Australia”.
Tàu tấn công đổ bộ Tonnerre là tàu hiện đại nhất của Pháp, được đánh giá là tàu đổ bộ tấn công hàng đầu châu Âu và thế giới. Tàu có lượng giãn nước 21.300 tấn, dài 200m và rộng 32m. Tàu có thể chở được 16 trực thăng cùng lúc và có ba tàu đổ bộ. Sân trực thăng của tàu có diện tích khoảng 5.200m2.
Tàu tấn công đổ bộ Tonnerre là tàu hiện đại nhất của Pháp, được đánh giá là tàu đổ bộ tấn công hàng đầu châu Âu và thế giới. Tàu có lượng giãn nước 21.300 tấn, dài 200m và rộng 32m. Tàu có thể chở được 16 trực thăng cùng lúc và có ba tàu đổ bộ. Sân trực thăng của tàu có diện tích khoảng 5.200m2.
Trên tàu có một bệnh viện với gần 70 giường cùng với các khu chức năng như phòng mổ, chuẩn đoán hình ảnh, nha khoa; một phòng tập thể dục hiện đại, siêu thị mini, phòng cắt tóc, tiệm Internet.
Trên tàu có một bệnh viện với gần 70 giường cùng với các khu chức năng như phòng mổ, chuẩn đoán hình ảnh, nha khoa; một phòng tập thể dục hiện đại, siêu thị mini, phòng cắt tóc, tiệm Internet.
Theo các sĩ quan trên tàu Tonnerre, để vận hành con tàu khủng này phải huy động lực lượng tới 180 người và sức chứa tối đa của con tàu này là khoảng 600-700 người cùng lúc. Hiện trên tàu có khoảng 500 người.
Theo các sĩ quan trên tàu Tonnerre, để vận hành con tàu khủng này phải huy động lực lượng tới 180 người và sức chứa tối đa của con tàu này là khoảng 600-700 người cùng lúc. Hiện trên tàu có khoảng 500 người.
Trong khuôn khổ năm hữu nghị Pháp-Việt Nam được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước hồi năm 2016, tàu Tonnerre đã đến thăm Việt Nam và cập cảng Bà Rịa-Vũng Tàu. Một sĩ quan, học viên của Hải quân Việt Nam đã tham gia khóa huấn luyện trên tàu, nhằm tăng cường đoàn kết giữa quân đội hai nước.
Trong khuôn khổ năm hữu nghị Pháp-Việt Nam được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước hồi năm 2016, tàu Tonnerre đã đến thăm Việt Nam và cập cảng Bà Rịa-Vũng Tàu. Một sĩ quan, học viên của Hải quân Việt Nam đã tham gia khóa huấn luyện trên tàu, nhằm tăng cường đoàn kết giữa quân đội hai nước.
Tàu chiến thứ hai trong chuyến đi này là khu trục Surcouf, thuộc lớp La Fayette. Tàu có chiều dài 125m, lượng choán nước đạt 3600 tấn, vận tốc tối đa 46 km/h; phạm vi hoạt động khoảng 14000 km và có thể vận hành liên tục trên biển trong 50 ngày.
Tàu chiến thứ hai trong chuyến đi này là khu trục Surcouf, thuộc lớp La Fayette. Tàu có chiều dài 125m, lượng choán nước đạt 3600 tấn, vận tốc tối đa 46 km/h; phạm vi hoạt động khoảng 14000 km và có thể vận hành liên tục trên biển trong 50 ngày.
Tàu Surcouf được trang bị 8 tên lửa đối hạm Exocet, pháo hạm cỡ 100 mm, 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn trên hạm (CIWS) cỡ 20 mm. Tàu được biên chế vào hải quân Pháp từ năm 2002, đây là lớp tàu khu trục hiện đại trong khối NATO.
Tàu Surcouf được trang bị 8 tên lửa đối hạm Exocet, pháo hạm cỡ 100 mm, 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn trên hạm (CIWS) cỡ 20 mm. Tàu được biên chế vào hải quân Pháp từ năm 2002, đây là lớp tàu khu trục hiện đại trong khối NATO.
Theo các chuyên gia phân tích, Pháp sẽ đẩy mạnh lập trường phản đối các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách gia tăng tần suất hoạt động trong khu vực, nhằm duy trì sự hiện diện thường xuyên, để bảo vệ các lợi ích của Pháp ở đây.
Theo các chuyên gia phân tích, Pháp sẽ đẩy mạnh lập trường phản đối các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách gia tăng tần suất hoạt động trong khu vực, nhằm duy trì sự hiện diện thường xuyên, để bảo vệ các lợi ích của Pháp ở đây.
Pháp đã xây dựng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương từ năm 2018 và là quốc gia đầu tiên ở châu Âu thực hiện động thái này. Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các cuộc tuần tra và tập trận tại Biển Đông như vậy là “đáng báo động” với Bắc Kinh.
Pháp đã xây dựng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương từ năm 2018 và là quốc gia đầu tiên ở châu Âu thực hiện động thái này. Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các cuộc tuần tra và tập trận tại Biển Đông như vậy là “đáng báo động” với Bắc Kinh.
Mỹ cùng với các đồng minh NATO, đang tăng cường các hoạt động ở vùng biển này trong thời gian qua, mục đích nhằm phô diễn sức mạnh ở Biển Đông thông qua các cuộc tập trận và hoạt động tự do hàng hải.
Mỹ cùng với các đồng minh NATO, đang tăng cường các hoạt động ở vùng biển này trong thời gian qua, mục đích nhằm phô diễn sức mạnh ở Biển Đông thông qua các cuộc tập trận và hoạt động tự do hàng hải.
Tháng 9 năm ngoái, Pháp cùng Anh và Đức đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản bác các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Những hoạt động này cho thấy Pháp đang muốn khẳng định vai trò và bảo vệ các lợi ích của mình tại khu vực này. Nguồn ảnh: Thefly.
Tháng 9 năm ngoái, Pháp cùng Anh và Đức đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản bác các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Những hoạt động này cho thấy Pháp đang muốn khẳng định vai trò và bảo vệ các lợi ích của mình tại khu vực này. Nguồn ảnh: Thefly.
Khinh hạm lớp La Fayette của Hải quân Pháp - khinh hạm có độ giãn nước chỉ 3600 tấn nhưng có sức mạnh cực kỳ khủng khiếp.

GALLERY MỚI NHẤT