Loạt sự thật đáng sợ về võ sĩ giác đấu không phải ai cũng biết

Thời La Mã cổ đại, những trận chiến sinh tử giữa những võ sĩ giác đấu được coi là một chương trình giải trí đẫm máu. Và đằng sau những trận đấu là những sự thật đáng sợ.

Loạt sự thật đáng sợ về võ sĩ giác đấu không phải ai cũng biết
Võ sĩ giác đấu trong tiếng Latin là “gladiator” nghĩa là kiếm sĩ hay có cách gọi khác là đấu sĩ hoặc võ sĩ. Những trận chiến sinh tử của các đấu sĩ thường không tránh khỏi việc đổ máu thậm chí là mất mạng. Các võ sĩ chân chính có thể tham gia những trận chiến ở đấu trường La Mã. Trong nhiều trường hợp khác, tội phạm bị kết án tử hình, tù nhân chiến tranh hay nô lệ sẽ bị quan chức La Mã ép tham gia vào trò chơi chém giết đồng loại và trở thành đối tượng để mọi người cá cược thắng thua.
Loat su that dang so ve vo si giac dau khong phai ai cung biet
Ảnh minh họa. 
Tuy nhiên, một số người dân tự nguyện làm võ sĩ giác đấu với mục đích chính là kiếm được nhiều tiền bạc hay danh vọng. Cuộc chiến sinh tử này được cho là trò chơi tàn độc nhất lịch sử. Nó trở thành thú mua vui phổ biến trong thời kỳ Cộng hòa La Mã (năm 509 – 27 trước công nguyên) và Đế chế La Mã (năm 27 trước công nguyên – 476). Từ những năm 60, phụ nữ cũng bị hấp dẫn và lôi kéo tham gia đấu trường sinh tử ghê rợn này. Mãi đến thời đại cai trị của Hoàng đế Septimius Severus (145-211) thì trò chơi đẫm máu này mới bị cấm.
Bên cạnh các trận chiến sinh tử giữa người với người, một hình thức giác đấu nữa là những trận tranh hùng giữa người với quái thú hay thú dữ so tài với nhau.
Mỗi khi đấu trường La Mã mở cuộc chiến như vậy đều thu hút rất đông khán giả đến xem. Hàng ngàn người chăm chú quan sát những pha hành động chém giết nhau của các võ sĩ. Khán giả reo hò, cổ vũ nhiệt tình, thậm chí tỏ rõ vui sướng khi nhìn thấy có người đổ máu, trúng đòn của đối phương hay bị giết. Một số người còn hét lên “Giết! Giết! Giết!” khi có võ sĩ bại trận. Võ sĩ giác đấu thua cuộc phải giơ tay lên hỏi ý kiến dân chúng và sẽ có cơ hội sống sót nếu đa số chỉ ngón tay cái lên trời. Ngược lại, họ sẽ có thể bị giết ngay tại chỗ nếu như đám đông chỉ ngón cái xuống đất.
Loat su that dang so ve vo si giac dau khong phai ai cung biet-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Các võ sĩ giác đấu được trang bị vũ khí và quần áo giống như những kẻ mọi rợ khi chỉ quấn khố và sử dụng hung khí được tẩm độc. Hầu hết, võ sĩ đều không mặc áo khi chiến đấu, có thể đi chân không hoặc mang dép sandal. Thỉnh thoảng, một số người được bảo hộ cơ thể bằng một loại quần áo có tính chất bảo vệ giống như áo giáp.
Những vũ khí mà võ sĩ sử dụng gồm có roi da, kiếm cong ngắn, lưới, dao găm, đinh ba… Căn cứ vào vũ khí, trang bị của họ mà người La Mã phân chia ra nhiều kiểu võ sĩ giác đấu như: đấu sĩ đội mũ giáp (myrmillo), đấu sĩ đeo mạng lưới (retiariae) hay võ sĩ che mặt (samnite).
Nếu võ sĩ thất bại và có nhiều vết thương nặng thì sẽ bị người khác dùng một chiếc búa to đánh một cú chí mạng vào đầu dẫn đến tử vong. Thi thể của võ sĩ bại trận sẽ được xử lý tùy theo xuất thân của mỗi người. Đối với tầng lớp tử tù, họ sẽ được đem chôn hoặc ném xuống sông. Những võ sĩ giác đấu khác xuất thân từ tầng lớp thường dân hay quý tộc sẽ được chôn cất tử tế với lòng thành kính của mọi người.
Còn trong cuộc chiến sinh tử giữa võ sĩ với thú dữ thì một số trường hợp con thú đó sẽ ăn thịt kẻ thua cuộc ngay tại đấu trường. Người ta để chuyện đó xảy ra vì cho rằng, điều đó sẽ giúp chúng quen dần với mùi thịt người. Từ đó, chúng sẽ chiến đấu hăng máu hơn trong những trận đấu kế tiếp. Thậm chí, một số võ sĩ chết trên đấu trường còn bị xẻ thịt và phân phát cho những người đến xem mang về chế biến thành thức ăn hay làm đồ vật mang tính kỷ niệm.
Một số võ sĩ giác đấu giành chiến thắng sẽ trở thành người nổi tiếng và được mọi người tung hô như những ngôi sao. Họ cũng trở thành đối tượng mà nhiều phụ nữ khao khát được ở bên. Thêm vào đó, họ sẽ bị xăm hình lên mặt, cẳng chân và bàn tay để mọi người dễ dàng phân biệt các võ sĩ với nhau.

Tiết lộ cuộc sống nghiệt ngã của võ sĩ giác đấu

(Kiến Thức) - Thông qua những bộ hài cốt được khai quật, các chuyên gia đã tìm hiểu được một phần cuộc sống nghiệt ngã của võ sĩ giác đấu La Mã.

Tiết lộ cuộc sống nghiệt ngã của võ sĩ giác đấu
Tiet lo cuoc song nghiet nga cua vo si giac dau
Trong một cuộc khai quật, các chuyên gia đã tìm thấy một bộ hài cốt võ sĩ giác đấu La Mã bị chặt đầu. Người đàn ông này chết khi ở trong độ tuổi từ 26 - 35. Theo các chuyên gia, bộ hài cốt này còn nguyên vẹn khoảng 75%. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy võ sĩ giác đấu này bị sâu răng. 

Giải mã sự nổi tiếng bất tử của đế chế La Mã cổ đại

(Kiến Thức) - Là một trong những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử, người La Mã cổ đại nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc trường tồn với thời gian hay tổ chức lễ hội Saturnalia náo nhiệt - nơi trật tự xã hội thông thường bị đảo lộn...

Giải mã sự nổi tiếng bất tử của đế chế La Mã cổ đại
Đế chế La Mã cổ đại nổi tiếng với việc chinh phục được nhiều vùng đất mới nhờ lực lượng quân đội hùng mạnh. Binh sĩ La Mã có thể hành quân 40 km/ngày.
 Đế chế La Mã cổ đại nổi tiếng với việc chinh phục được nhiều vùng đất mới nhờ lực lượng quân đội hùng mạnh. Binh sĩ La Mã có thể hành quân 40 km/ngày. 

Mãn nhãn những nhà hát La Mã cổ đại bất tử với thời gian

(Kiến Thức) - Verona Arena, Pula Arena là hai trong số những nhà hát La Mã cổ đại có bề dày lịch sử được xây dựng vô cùng hoành tráng và kiên cố. Những kiệt tác kiến trúc này tồn tại suốt nhiều thế kỷ qua dù bị hư hại một phần nhưng vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Mãn nhãn những nhà hát La Mã cổ đại bất tử với thời gian
Man nhan nhung nha hat La Ma co dai bat tu voi thoi gian
 Verona Arena là một trong những nhà hát La Mã cổ đại đứng sừng sững giữa đất trời suốt nhiều thế kỷ. Được xây dựng vào thế kỷ 1, Verona Arena tọa lạc ở Piazza Bra, Verona, Italy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới