Tập đoàn Cao Su Việt Nam (GVR) sai phạm về đất đai như thế nào?

(Vietnamdaily) - Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Lâm nghiệp và Tổng Công ty Chè Việt Nam giai đoạn từ 1/1/2010 đến 31/12/2017.

Theo kết luận này, việc quản lý sử dụng đất đai, trong đó có đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh đối với 3 đơn vị trên ghi sự chuyển biến tích cực trong việc lập quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong công tác quản lý sử dụng đất đai còn nhiều vi phạm.

Cụ thể, cơ quan thanh tra cho biết Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (mã: GVR) hiện đang quản lý và sử dụng diện tích đất là 371.348 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 361.647 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 9.701 ha.

Tính đến ngày 31/12/2017, 92% diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD); khoảng 8% còn lại chưa được cấp giấy CNQSD đất vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có phần đất dự kiến bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng nên không lập hồ sơ và đất đang tranh chấp.

Công tác xác định, cắm mốc đo đạc, lập bản đồ địa chính của Tập đoàn Cao su mới chỉ thực hiện được khoảng 84,4%, diện tích chưa thực hiện còn khoảng 15,6% dẫn đến số liệu về diện tích đất còn chưa chính xác.

Tính đến ngày 31/12/2017, các đơn vị thuộc tập đoàn còn để hơn 10.710 ha đất bị lấn chiếm, tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và để diện tích đất chồng lấn giữa các công ty thuộc tập đoàn với những đối tượng khác, chủ yếu là người dân lên tới 1.737 ha.

Về việc xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, VRG quản lý, sử dụng 759 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đấy là 1.200,39 ha, diện tích nhà là 1.176.187 m2 thuộc đối tượng phải xử lý, sắp xếp xếp.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, Tập đoàn mới chỉ trình cơ quan chức năng phê duyệt xử lý 43 cơ sở; 716 cơ sở còn lại hiện chỉ mới hoàn tất công tác kiểm tra hiện trạng.

Cơ quan thanh tra cho rằng việc VRG cho thuê một phần diện tích văn phòng chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật và cho mượn đất làm nhà ở để bị lấn, chiếm chưa thu hồi được.

Đối với Tổng công ty Lâm nghiệp (Vinafor, Mã: VIF), cơ quan thanh tra chỉ ra công ty còn hơn 7.396 ha đất bị lấn chiếm, chưa thu hồi. Việc lấn chiếm chủ yếu xảy ra vào giai đoạn từ năm 2005 về trước.

Bên cạnh đó, Vinafor còn có nhiều sai phạm trong việc ký hợp đồng cho thuê đất không đúng quy định pháp luật; để nhà xưởng, văn phòng xuống cấp…

Tap doan Cao Su Viet Nam (GVR) sai pham ve dat dai nhu the nao?
 Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Ảnh Internet.

Đối với Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea), cơ quan thanh tra chỉ ra công ty để 497,53 ha đất bị lấn chiếm, tập trung tại tỉnh Phú Thọ, đến nay chưa giải quyết dứt điểm; đưa 12 khu đất để góp vốn liên doanh, liên kết, cho thuê lại đất không đúng quy định; thoái vốn không thông qua đấu giá…

Diện tích đất nông nghiệp các đơn vị thuộc tổng công ty được giao là 1.644,5 ha, đến thời điểm thanh tra chưa thực hiện ký hợp đồng thuê đất và nộp tiền thuế theo quy định từ năm 2005 đến ngày 31/12/2017.

Tổng công ty đưa 12 khu đất góp vốn liên doanh, liên kết, cho thuê lại đất không đúng quy định: thoái vốn không qua đấu giá.

Cơ quan thanh tra cũng nêu rõ những bất cập, vi phạm, khuyết điểm tại một số địa phương khi để tình trạng đất đai bị lấn chiếm không xử lý, hoặc việc xử lý, thu hồi chưa dứt điểm; chưa giải quyết dứt điểm tranh chấp, chồng lấn…

Một số tỉnh, thành phố chậm nhận bàn giao đất đai từ các tập đoàn, tổng công ty; UBND một số tỉnh chưa giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong công tác lập hồ sơ thuê đất, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Từ đó, cơ quan thanh tra kiến nghị Tập đoàn công nghiệp Cao su phải kiểm tra, rà soát đối với việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Báo cáo với các địa phương để sớm bố trí kịp thời ngân sách thực hiện việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất.

Xử lý các vi phạm trong việc cho thuê văn phòng làm việc, cho thuê, mượn nhà, đất không đúng quy định để xảy ra tình trạng lấn chiếm nhà đất, để nhà trống không sử dụng, gây lãng phí. Rà soát, xử lý và chịu trách nhiệm đối với một số đơn vị thuộc tập đoàn mua một số cơ sở nhà, đất với giá cao chưa đúng quy định.

Cung cấp hồ sơ, tài liệu để cơ quan chức năng điều tra vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng đất sai quy định…

Chứng khoán ngày 12/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 12/11.

Mở vị thế cho PTB quanh ngưỡng 54.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): PTB đang nằm trong xu hướng hồi phục sau nhịp điều chỉnh xuống gần ngưỡng hỗ trợ 50.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Tập đoàn Cao su Việt Nam ước tính doanh thu năm 2020 hơn 23.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Năm 2020, GVR phấn đấu khai thác hơn 365.380 tấn, vượt chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), tính đến ngày 15/12, các chỉ tiêu về tài chính của Tập đoàn thực hiện đều vượt so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đó, chỉ tiêu hợp nhất về doanh thu và thu nhập khác ước đạt 23.032 tỷ đồng, đạt 93,4% kế hoạch (vượt gần 3% so với năm 2019), lợi nhuận trước thuế 4.955 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (vượt hơn 6% so với năm 2019).

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.