Vốn là thứ có giá rất rẻ hoặc từng bị vứt đi như phế phẩm nhưng nay bì lợn, cùi bưởi, vỏ bưởi lại được "lên đời" trở thành đặc sản hút khách.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Tại nhiều khu chợ ở Hà Nội, bì lợn có giá rất rẻ, chỉ khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg, thậm chí có thể xin được. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, những năm gần đây, da lợn được “lên đời”, trở thành món ăn vặt sang chảnh có giá dao động từ 400.000-450.000 đồng/kg. Ảnh: Vietnamnet
Theo đó, bì lợn chiên giòn hay chiên mắm tỏi thành mặt hàng cực kỳ hút khách trên các chợ mạng dù giá cao gấp nhiều lần thịt lợn. Ảnh: Facebook
Bưởi là trái cây phổ biến ở Việt Nam. Trước kia, hầu hết người Việt chỉ ăn múi bưởi còn cùi bưởi hay vỏ bưởi đều bị vứt đi. Ảnh: Infonet
Vài năm gần đây, chè bưởi trở thành đặc sản được nhiều khách hàng ưa chuộng nên cùi bưởi - thứ phụ phẩm thường bị đổ bỏ thành mặt hàng hút khách. Ảnh: Vietnamnet
Cụ thể, cùi bưởi sên sẵn có giá khoảng 120.000 đồng/kg, cùi bưởi vắt khô giá 100.000 đồng/kg. Ảnh: Vietnamnet
Đắt nhất là cùi bưởi sấy khô được bán với giá lên tới 650.000 đồng/kg...Ảnh: Facebook
Còn tại Thái Lan, vỏ bưởi được chế biến thành món đặc sản mứt bưởi rất nổi tiếng. Ảnh minh hoạ
Thậm chí, món ăn này còn được xuất khẩu sang một số nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Shopee
Ngoài ra, vỏ bưởi còn là nguyên liệu làm nên món nem chay, đặc sản của người dân Tây Ninh. Ảnh: Dân Việt
Những món dân dã nhưng ngon quên lối về của Hà Tĩnh
(VietnamDaily) - Hà Tĩnh khiến bao người lưu luyến bởi những món đặc sản dân dã, đậm đà.
Hến bánh đa ở Đức Thọ thực sự là một món đặc sản dân dã của Hà Tĩnh. Hến ở đây có vị ngọt, khi xào với giá và xúc cùng bánh đa vừng thì tất cả hòa quyện thành hương vị khó quên, thơm ngọt và bùi. Nếu một lần đến Đức Thọ thì hãy thưởng thức thứ quà quê dân dã này nhé. Giá của nó chỉ vào khoảng 50.000 đồng/đĩa. Ảnh: Vntrip.
Gỏi cá đục: Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có. Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non… cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Ảnh: Nghệ Tĩnh.
Mực nhảy Vũng Áng: Vùng biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là khu kinh tế cảng biển sầm uất, sôi động, non nước hữu tình nổi tiếng với món hải sản có tên là mực nhảy. Mực ở đây khá to con, được chế biến ngay sau khi đánh bắt, vẫn giữ nguyên được độ tươi. Ảnh: Du lịch Hà Tĩnh.
Mực nhảy có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác như luộc, xào, hấp hay gỏi. Mực nhảy có vị tươi, ngon, thơm rất đặc trưng, khác hoàn toàn so với các loại mực ở vùng biển khác trên cả nước. Ảnh: Motthegioi.
Ram bánh mướt: Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng chỉ món nem rán, là món ăn nổi tiếng, góp phần làm nên hương vị ẩm thực Việt Nam. Bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt – món ăn ưa dùng của xứ Nghệ. Ram mướt là thức bánh kết hợp hài hòa hai loại khác nhau, vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy. Ảnh: Internet.
Cuốn ram với bánh mướt chấm với nước mắm tỏi ớt rồi ăn ta sẽ thấy hương vị không thể chê vào đâu được. Nếu bánh cuốn ram ăn vào buổi sáng sớm thì ram rau sống lại ăn bất cứ khi nào. Ảnh: Vinavivu.
Kẹo cu đơ là đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh có hình tròn như chiếc gương. Nhìn bề ngoài thô ráp và sần sùi nhưng cu đơ lại rất thơm, có vị đậm đà của mật mía, thơm cay cay của gừng tươi, cái giòn tan của lạc và bánh tráng vừng. Ảnh: Foody.
Nếu có dịp ghé Hà Tĩnh, bạn hãy nhớ mua món đặc sản này về làm quà. Vị ngọt của cu đơ như sự hiền hòa nhân hậu chịu thương chịu khó của người dân nơi đây. Ảnh: Internet.
Bánh đa vừng: Ở Hà Tĩnh có một món ăn dân dã, rẻ tiền mà thật ngon, đó là bánh đa. Vùng nào, chợ nào, quán nào cũng có nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh đa Chợ Tỉnh, Chợ Cầy, Chợ Hội…Ảnh: Đặc sản Vina.
Bánh đa ở những vùng này dầy, to, giòn và đặc biệt là có rất nhiều vừng đen, ăn vừa béo, thơm, vừa giòn, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no mà không thấy chán. Ảnh: Internet.
Cam bù Hương Sơn là một trong những đặc sản Hà Tĩnh lừng danh, được trồng chủ yếu ở 12 xã trong huyện, gồm: Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Phúc, Sơn Phú, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường, Sơn Hàm, Sơn Quang, Sơn Diệm, Sơn Lâm, Sơn Kim. Ảnh: Nhadautu.vn.
Cam bù khi chín vỏ đỏ, xốp dễ bóc vỏ, múi cam mọng nước, ít hạt, ăn có vị ngọt, hương thơm quyến rũ, giá trị dinh dưỡng cao. Đây là cây bản địa được chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm năm. Cam bù Hương Sơn là đặc sản Hà Tĩnh mà du khách thường mang về làm quà cho người thân khi đến đây. Ảnh: Dân Việt.
Bưởi Phúc Trạch là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, được bạn bè gần xa biết đến. Bưởi có dạng hình cầu tròn, nhỏ chứ không to, khi ăn vào có vị thanh chua rồi ngọt hậu tới cổ, thơm nhẹ tự nhiên. Ảnh: Baohatinh.
Video "Top 7 món ngon nhất chế biến từ cá lóc". Nguồn: Toplist.
Nhiều người hoang mang, lan truyền thông tin năm Ất Tỵ là năm Rắn, rắn sẽ nuốt gà nên không thể cúng gà trong đêm Giao thừa vì sẽ làm may mắn bị “nuốt mất”.
Lễ cúng Táo quân theo quan niệm dân gian là cần đủ cả vàng mã, quần áo mã, tiền mã; cá chép thay ngựa cho ông Táo về chầu Trời… nhưng theo chuyên gia, nhiều quan niệm chưa hẳn đúng.
Vé máy bay luôn trong tình trạng “nóng” trong dịp Tết nhiều năm qua. Năm nay, không chỉ nhiều chặng bay “cháy” vé mà giá vé còn tăng cao, nhiều gia đình phải từ bỏ kế hoạch về quê ăn Tết.