Loạt phát hiện khảo cổ học "khủng nhất" Việt Nam năm 2020

Loạt phát hiện khảo cổ học "khủng nhất" Việt Nam năm 2020

(Kiến Thức) - Hàng chục cọc gỗ Bạch Đằng, mộ Hán nghìn tuổi giữa sân trường, những khối đá cổ khắc hình ruộng bậc thang... là những phát hiện khảo cổ học đáng chú ý ở Việt Nam năm 2020.

Vào tháng 2/2020, một cuộc khai quật  khảo cổ học khẩn cấp đã được tiến hành tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, liên quan đến việc phát hiện hàng chục cọc gỗ tại ao cá của gia đình ông Đào Văn Đến. Các cọc gỗ này là chứng tích liên quan đến chiến thắng của nhà Trần trước quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288. Ảnh: CAND.
Vào tháng 2/2020, một cuộc khai quật khảo cổ học khẩn cấp đã được tiến hành tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, liên quan đến việc phát hiện hàng chục cọc gỗ tại ao cá của gia đình ông Đào Văn Đến. Các cọc gỗ này là chứng tích liên quan đến chiến thắng của nhà Trần trước quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288. Ảnh: CAND.
Tháng 7/2020, trong cuộc khảo sát một số hang động nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Ba Bể, nhiều di tích cư trú của người tiền sử thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ, cách nay gần 20 nghìn năm đã được phát hiện. Đó là 54 di vật đá gồm các loại hình công cụ: chặt thô, mũi nhọn, hình bầu dục, chày nghiền... Ảnh: Báo Nhân Dân.
Tháng 7/2020, trong cuộc khảo sát một số hang động nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Ba Bể, nhiều di tích cư trú của người tiền sử thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ, cách nay gần 20 nghìn năm đã được phát hiện. Đó là 54 di vật đá gồm các loại hình công cụ: chặt thô, mũi nhọn, hình bầu dục, chày nghiền... Ảnh: Báo Nhân Dân.
Tháng 6/2020, trong khi đào móng xây thêm phòng học tại khuôn viên trường Tiểu học Gia Thủy ở Ninh Bình, công nhân điều khiển máy xúc đã làm phát lộ một kiến trúc gạch nghi là di tích cổ. Trong quá trình khai quật khẩn cấp, các chuyên gia xác định đây có thể là một mộ Hán có niên đại vào khoảng thế kỷ 3 SCN. Ảnh: Báo Hà Nam.
Tháng 6/2020, trong khi đào móng xây thêm phòng học tại khuôn viên trường Tiểu học Gia Thủy ở Ninh Bình, công nhân điều khiển máy xúc đã làm phát lộ một kiến trúc gạch nghi là di tích cổ. Trong quá trình khai quật khẩn cấp, các chuyên gia xác định đây có thể là một mộ Hán có niên đại vào khoảng thế kỷ 3 SCN. Ảnh: Báo Hà Nam.
Vào tháng 7/2020, các chuyên gia khảo cổ đã mở rộng điều tra, khảo sát nghiên cứu các bãi đá khắc cổ trên địa bàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Trong cuộc khảo sát này, nhiều khối đá có khắc hình ruộng bậc thang đã được phát hiện. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.
Vào tháng 7/2020, các chuyên gia khảo cổ đã mở rộng điều tra, khảo sát nghiên cứu các bãi đá khắc cổ trên địa bàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Trong cuộc khảo sát này, nhiều khối đá có khắc hình ruộng bậc thang đã được phát hiện. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.
Cũng trong tháng 7, nhiều mẫu hóa thạch cổ sinh quý giá đã được phát hiện tại xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Đây là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 – 150 triệu năm trước. Ảnh: Báo Dân tộc & Miền núi.
Cũng trong tháng 7, nhiều mẫu hóa thạch cổ sinh quý giá đã được phát hiện tại xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Đây là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 – 150 triệu năm trước. Ảnh: Báo Dân tộc & Miền núi.
Vào tháng 11/2020, cuộc khai quật khảo cổ tại di tích Hội Thống thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã được thực hiện. Cuộc khai quật này giúp làm rõ hơn vai trò của thương cảng cổ Hội Thống trong hệ thống thương mại biển ven bờ khu vực Bắc Trung bộ Việt Nam. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vào tháng 11/2020, cuộc khai quật khảo cổ tại di tích Hội Thống thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã được thực hiện. Cuộc khai quật này giúp làm rõ hơn vai trò của thương cảng cổ Hội Thống trong hệ thống thương mại biển ven bờ khu vực Bắc Trung bộ Việt Nam. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc khai quật được tiến hành tại thành nhà Hồ (Thanh Hóa) từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020 đã làm phát lộ một hệ thống hào nước chạy xung quanh 4 tường thành với chiều rộng 50 - 60 mét, sâu khoảng 6,8 - 7,2 mét, chiều dài chưa thể xác định, ở tòa thành được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của Việt Nam. Ảnh: SGGP.
Cuộc khai quật được tiến hành tại thành nhà Hồ (Thanh Hóa) từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020 đã làm phát lộ một hệ thống hào nước chạy xung quanh 4 tường thành với chiều rộng 50 - 60 mét, sâu khoảng 6,8 - 7,2 mét, chiều dài chưa thể xác định, ở tòa thành được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của Việt Nam. Ảnh: SGGP.
Từ tháng 11/2020, việc khai quật khảo cổ tại khu vực gò Dền Rắn - Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã được thực hiện. Đây là di chỉ đánh dấu sự có mặt đầu tiên của cư dân Hà Nội cách đây ít nhất từ 3.500-2.000 năm. Ảnh: TTXVN.
Từ tháng 11/2020, việc khai quật khảo cổ tại khu vực gò Dền Rắn - Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã được thực hiện. Đây là di chỉ đánh dấu sự có mặt đầu tiên của cư dân Hà Nội cách đây ít nhất từ 3.500-2.000 năm. Ảnh: TTXVN.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT