Loạt nhà thờ cổ màu hồng hút mọi ánh nhìn ở Việt Nam

Loạt nhà thờ cổ màu hồng hút mọi ánh nhìn ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Màu hồng được coi là sắc màu của tình yêu, sự lãng mạn, và những công trình kiến trúc màu hồng thường đem lại cảm xúc đặc biệt cho con người. Cùng cảm nhận điều này qua loạt nhà thờ cổ màu hồng độc đáo ở Việt Nam.

 1. Nhà thờ Tân Định (TP HCM). Nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tân Định, được xây từ năm 1870-1876, là một trong các nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn. Về tổng thể, nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với các chi tiết trang trí lại mang ảnh hưởng phong cách Roman và Baroque.
1. Nhà thờ Tân Định (TP HCM). Nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tân Định, được xây từ năm 1870-1876, là một trong các nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn. Về tổng thể, nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với các chi tiết trang trí lại mang ảnh hưởng phong cách Roman và Baroque.
Điều đặc biệt nhất của nhà thờ Tân Định là toàn bộ công trình được sơn màu hồng, tạo nên vẻ diễm lệ rất cuốn hút. Vào tháng 6/2020,  nhà thờ cổ màu hồng này đã khiến dư luận chú ý khi được tạp chí du lịch CNTraveler xếp vào danh sách 10 điểm đến màu hồng đẹp nhất thế giới.
Điều đặc biệt nhất của nhà thờ Tân Định là toàn bộ công trình được sơn màu hồng, tạo nên vẻ diễm lệ rất cuốn hút. Vào tháng 6/2020, nhà thờ cổ màu hồng này đã khiến dư luận chú ý khi được tạp chí du lịch CNTraveler xếp vào danh sách 10 điểm đến màu hồng đẹp nhất thế giới.
 2. Nhà thờ Mai Anh (Đà Lạt). Nhà thờ Mai Anh được xây dựng từ năm 1930, ban đầu là tu viện của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại và mang tên chính thức là nhà thờ Domaine de Marie. Mai Anh là tên gọi dân gian do khu vực nhà thờ xưa có nhiều cây mai anh đào.
2. Nhà thờ Mai Anh (Đà Lạt). Nhà thờ Mai Anh được xây dựng từ năm 1930, ban đầu là tu viện của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại và mang tên chính thức là nhà thờ Domaine de Marie. Mai Anh là tên gọi dân gian do khu vực nhà thờ xưa có nhiều cây mai anh đào.
Nhà thờ Mai Anh có kiến trúc cách tân độc đáo với mặt tiền hình đa giác, hệ thống mái có hình dáng tựa như nhà rông Tây Nguyên. Giữa các dãy nhà của nhà thờ là khu vườn trong được thiết kế rất tinh tế. Màu sơn hồng làm các công trình ở nơi đây toát lên vẻ tươi sáng.
Nhà thờ Mai Anh có kiến trúc cách tân độc đáo với mặt tiền hình đa giác, hệ thống mái có hình dáng tựa như nhà rông Tây Nguyên. Giữa các dãy nhà của nhà thờ là khu vườn trong được thiết kế rất tinh tế. Màu sơn hồng làm các công trình ở nơi đây toát lên vẻ tươi sáng.
 3. Nhà thờ Con Gà (Đà Nẵng). Được xây dựng từ năm 1923-1924, nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng là công trình kiến trúc cổ tiêu biểu bậc nhất của thành phố lớn nhất miền Trung. Nhà thờ mang tên gọi dân dã là nhà thờ Con Gà do trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà làm bằng hợp kim.
3. Nhà thờ Con Gà (Đà Nẵng). Được xây dựng từ năm 1923-1924, nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng là công trình kiến trúc cổ tiêu biểu bậc nhất của thành phố lớn nhất miền Trung. Nhà thờ mang tên gọi dân dã là nhà thờ Con Gà do trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà làm bằng hợp kim.
Về tổng quan, nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với tháp chuông cao vút và những vòm cửa hình quả trám. Màu sơn hồng nhạt khiến khung cảnh nhà thờ đậm chất lãng mạn, góp phần giúp nhà thờ thu hút rất đông du khách đến tham quan và ghi lại những khung hình khó quên.
Về tổng quan, nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với tháp chuông cao vút và những vòm cửa hình quả trám. Màu sơn hồng nhạt khiến khung cảnh nhà thờ đậm chất lãng mạn, góp phần giúp nhà thờ thu hút rất đông du khách đến tham quan và ghi lại những khung hình khó quên.
 4. Nhà thờ Con Gà (Đà Lạt). Được xây dựng từ năm 1931-1942, Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố Đà Lạt. Nhà thờ có tên gọi dân gian là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh thánh giá của tháp chuông có hình con gà lớn, tương tự nhà thờ cùng tên ở Đà Nẵng.
4. Nhà thờ Con Gà (Đà Lạt). Được xây dựng từ năm 1931-1942, Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố Đà Lạt. Nhà thờ có tên gọi dân gian là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh thánh giá của tháp chuông có hình con gà lớn, tương tự nhà thờ cùng tên ở Đà Nẵng.
Về mặt kiến trúc, nhà thờ Con Gà Đà Lạt là công trình tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman ở Việt Nam. Điểm thu hút của nhà thờ là màu sơn hồng tươi tắn và tháp chuông cao 47 mét, có thể quan sát từ rất nhiều địa điểm trong thành phố.
Về mặt kiến trúc, nhà thờ Con Gà Đà Lạt là công trình tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman ở Việt Nam. Điểm thu hút của nhà thờ là màu sơn hồng tươi tắn và tháp chuông cao 47 mét, có thể quan sát từ rất nhiều địa điểm trong thành phố.
 5. Nhà thờ Ngã Sáu (TP HCM). Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc được xây từ năm 1922-1928, là một nhà thờ có lịch sử lâu đời của mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn xưa. Người dân gọi đây là nhà thờ Ngã Sáu vì công trình nằm cạnh giao lộ của ba con đường Nguyễn Tri Phương, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh.
5. Nhà thờ Ngã Sáu (TP HCM). Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc được xây từ năm 1922-1928, là một nhà thờ có lịch sử lâu đời của mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn xưa. Người dân gọi đây là nhà thờ Ngã Sáu vì công trình nằm cạnh giao lộ của ba con đường Nguyễn Tri Phương, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh.
Về tổng thể, nhà thờ Ngã Sáu mang phong cách kiến trúc Gothic, nằm trong một không gian thoáng đãng với rất nhiều cây xanh và thảm cỏ. Màu sơn hồng của nhà thờ hài hòa với đường nét kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, đem lại cho công trình một vẻ đẹp dịu dàng và lôi cuốn.
Về tổng thể, nhà thờ Ngã Sáu mang phong cách kiến trúc Gothic, nằm trong một không gian thoáng đãng với rất nhiều cây xanh và thảm cỏ. Màu sơn hồng của nhà thờ hài hòa với đường nét kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, đem lại cho công trình một vẻ đẹp dịu dàng và lôi cuốn.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

GALLERY MỚI NHẤT