Loạt dinh thự cổ nổi tiếng của lãnh chúa Tây Bắc xưa

Loạt dinh thự cổ nổi tiếng của lãnh chúa Tây Bắc xưa

(Kiến Thức) - Dinh Vương Chính Đức ở Hà Giang, dinh Hoàng A Tưởng ở Lào Cai và dinh Đèo Văn Long ở Lai Châu là những dinh thự cổ nổi tiếng của vùng Tây Bắc xưa.

Nằm trên một ngọn đồi thấp giữa thung lũng Sà Phìn (Đồng Văn - Hà Giang),  dinh thự cổ của vua Mèo Vương Chính Đức là minh chứng cho một thời hoàng kim của họ Vương một thế kỷ trước.
Nằm trên một ngọn đồi thấp giữa thung lũng Sà Phìn (Đồng Văn - Hà Giang), dinh thự cổ của vua Mèo Vương Chính Đức là minh chứng cho một thời hoàng kim của họ Vương một thế kỷ trước.
Tòa dinh thự được xây dựng từ năm 1919 - 1928, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông. Kiến trúc của dinh thự mô phỏng một phần kiến trúc thành quách đời Thanh của Trung Quốc, kết hợp với các hoa văn của người Mông,được chia làm ba lớp: Tiền dinh, trung dinh và hậu dinh.
Tòa dinh thự được xây dựng từ năm 1919 - 1928, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông. Kiến trúc của dinh thự mô phỏng một phần kiến trúc thành quách đời Thanh của Trung Quốc, kết hợp với các hoa văn của người Mông,được chia làm ba lớp: Tiền dinh, trung dinh và hậu dinh.
Toàn bộ khu nhà dài 46m, chiều ngang 22m, cao hơn 10m gồm 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, đều được làm hai tầng với tổng cộng 64 gian phòng lớn nhỏ, gồm phòng khách, phòng ngủ của vua Mèo, phòng ngủ vợ cả, phong ngủ vợ hai, phòng làm việc, phòng ngủ cho các thành viên trong dòng họ, phòng ở của các gia nhân giúp việc và quân lính, nhà kho lương thực, kho vũ khí, kho chứa thuốc phiện...
Toàn bộ khu nhà dài 46m, chiều ngang 22m, cao hơn 10m gồm 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, đều được làm hai tầng với tổng cộng 64 gian phòng lớn nhỏ, gồm phòng khách, phòng ngủ của vua Mèo, phòng ngủ vợ cả, phong ngủ vợ hai, phòng làm việc, phòng ngủ cho các thành viên trong dòng họ, phòng ở của các gia nhân giúp việc và quân lính, nhà kho lương thực, kho vũ khí, kho chứa thuốc phiện...
Ngày nay, khu dinh thự của vua Mèo Vương Chính Đức đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với những du khách đặt chân đến cao nguyên đá Đồng Văn.
Ngày nay, khu dinh thự của vua Mèo Vương Chính Đức đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với những du khách đặt chân đến cao nguyên đá Đồng Văn.
Nôi tiếng không kém dinh thự Vương Chính Đức là dinh Hoàng A Tưởng, nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Chủ nhân của công trình này là hai cha con thổ ti người Tày là Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng, những người cai trị xứ Bắc Hà vào đầu thế kỷ 20.
Nôi tiếng không kém dinh thự Vương Chính Đức là dinh Hoàng A Tưởng, nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Chủ nhân của công trình này là hai cha con thổ ti người Tày là Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng, những người cai trị xứ Bắc Hà vào đầu thế kỷ 20.
Công trình được xây dựng từ năm 1914 - 1921 theo thiết kế và sự giám sát hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc. Về tổng thể, dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp Á - Âu với bố cục hình chữ nhật, gồm 4 dãy nhà liên hoàn khép kín. Dãy nhà ngoài cùng là bình phong, nhà chính nằm trong, hai bên là hai dãy nhà phụ, giữa là giếng trời.
Công trình được xây dựng từ năm 1914 - 1921 theo thiết kế và sự giám sát hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc. Về tổng thể, dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp Á - Âu với bố cục hình chữ nhật, gồm 4 dãy nhà liên hoàn khép kín. Dãy nhà ngoài cùng là bình phong, nhà chính nằm trong, hai bên là hai dãy nhà phụ, giữa là giếng trời.
Nhà chính hai tầng có mặt ngoài trang trí bằng nhiều họa tiết công phu, mỗi tầng có ba gian, các gian hai bên là nơi sinh hoạt gia đình, gian giữa dùng làm nơi hội họp. Hai dãy nhà phụ có bố cục và kiến trúc giống nhau, mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính. Mỗi gian đều có chức năng sử dụng riêng.
Nhà chính hai tầng có mặt ngoài trang trí bằng nhiều họa tiết công phu, mỗi tầng có ba gian, các gian hai bên là nơi sinh hoạt gia đình, gian giữa dùng làm nơi hội họp. Hai dãy nhà phụ có bố cục và kiến trúc giống nhau, mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính. Mỗi gian đều có chức năng sử dụng riêng.
Ngày nay, kiến trúc của dinh Hoàng A Tưởng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, nhưng các đồ nội thất và hiện vật trong dinh hầu hết đã mất mát, không được gìn giữ như dinh thự vua Mèo ở Hà Giang.
Ngày nay, kiến trúc của dinh Hoàng A Tưởng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, nhưng các đồ nội thất và hiện vật trong dinh hầu hết đã mất mát, không được gìn giữ như dinh thự vua Mèo ở Hà Giang.
Không được may mắn như hai dinh thự đã đề cập, dinh thự của lãnh chúa người dân tộc Thái Đèo Văn Long (xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) ngày nay chỉ còn là một đống đổ nát.
Không được may mắn như hai dinh thự đã đề cập, dinh thự của lãnh chúa người dân tộc Thái Đèo Văn Long (xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) ngày nay chỉ còn là một đống đổ nát.
Khu dinh thự được xây dựng từ năm 1916 - 1918, với khu nhà chính được xây 2 tầng trên một nền đất cao được gia cố bằng đá hộc, là sự kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp.
Khu dinh thự được xây dựng từ năm 1916 - 1918, với khu nhà chính được xây 2 tầng trên một nền đất cao được gia cố bằng đá hộc, là sự kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp.
Được xây dựng kiên cố như một pháo đài, khu dinh thự từng có tường bao cao trên 3m, dày 40cm, có bố trí nhiều lỗ châu mai, nằm ở vị trí đắc địa tại ngã ba sông, có thể bao quát được mọi hoạt động của một vùng sông nước rộng lớn, đồng thời kiểm soát được con đường lên Mường Tè và Phong Thổ...
Được xây dựng kiên cố như một pháo đài, khu dinh thự từng có tường bao cao trên 3m, dày 40cm, có bố trí nhiều lỗ châu mai, nằm ở vị trí đắc địa tại ngã ba sông, có thể bao quát được mọi hoạt động của một vùng sông nước rộng lớn, đồng thời kiểm soát được con đường lên Mường Tè và Phong Thổ...
Sau thất bại của thực dân Pháp ở trận Điện Biên Phủ năm 1954, lãnh chúa Đèo Văn Long đã trốn sang Lào và tị nạn ở Pháp đến hết đời. Ngay sau khi Đèo Văn Long bỏ chạy, người dân trong vùng đã kéo đến phá hủy khu dinh thự của vị cựu lãnh chúa khét tiếng tàn bạo này.
Sau thất bại của thực dân Pháp ở trận Điện Biên Phủ năm 1954, lãnh chúa Đèo Văn Long đã trốn sang Lào và tị nạn ở Pháp đến hết đời. Ngay sau khi Đèo Văn Long bỏ chạy, người dân trong vùng đã kéo đến phá hủy khu dinh thự của vị cựu lãnh chúa khét tiếng tàn bạo này.

GALLERY MỚI NHẤT