Loạt di tích gắn với sự kiện vua Bảo Đại đọc Chiếu thoái vị ở Huế

Loạt di tích gắn với sự kiện vua Bảo Đại đọc Chiếu thoái vị ở Huế

Những ngày cuối tháng 8/1945, một trang sử mới của Việt Nam được lật giở tại Cố đô Huế khi vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ đã kéo dài hàng nghìn năm.

1. Nằm ở phía Bắc khu vực Tử Cấm Thành trong Hoàng thành Huế, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923, cùng thời gian với việc xây lăng, để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.
1. Nằm ở phía Bắc khu vực Tử Cấm Thành trong Hoàng thành Huế, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923, cùng thời gian với việc xây lăng, để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.
Tại cung điện này, vào ngày ngày 25/8/1945, ông Phạm Khắc Hòe - Tổng lý ngự tiền văn phòng của triều đình Huế - đã soạn thảo  Chiếu thoái vị. Đây là văn bản chính thức xác nhận sự cáo chung của nhà Nguyễn và chế độ quân chủ ở Việt Nam
Tại cung điện này, vào ngày ngày 25/8/1945, ông Phạm Khắc Hòe - Tổng lý ngự tiền văn phòng của triều đình Huế - đã soạn thảo Chiếu thoái vị. Đây là văn bản chính thức xác nhận sự cáo chung của nhà Nguyễn và chế độ quân chủ ở Việt Nam
Điện Kiến Trung sau đó đã bị phá huỷ tháng 12/1946 trong chiến tranh, chỉ còn lại các dấu tích gồm nền điện, các bậc cấp và hàng lan can. Từ tháng 2/2019 đến tháng 2/2024, công trình đã được phục dựng toàn bộ.
Điện Kiến Trung sau đó đã bị phá huỷ tháng 12/1946 trong chiến tranh, chỉ còn lại các dấu tích gồm nền điện, các bậc cấp và hàng lan can. Từ tháng 2/2019 đến tháng 2/2024, công trình đã được phục dựng toàn bộ.
2. Nằm ở phía trước Kỳ đài của Kinh thành Huế, Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819, dưới thời vua Gia Long, để dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.
2. Nằm ở phía trước Kỳ đài của Kinh thành Huế, Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819, dưới thời vua Gia Long, để dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.
Vào ngày 25/8/1945, Chiếu thoái vị đã được đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Đây là văn bản cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn được niêm yết tại công trình lịch sử này.
Vào ngày 25/8/1945, Chiếu thoái vị đã được đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Đây là văn bản cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn được niêm yết tại công trình lịch sử này.
Trong hơn 200 năm tồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tu khoảng 10 lần, lần đầu tiên vào năm 1905, lần gần đây nhất là vào năm 2015-2016, sau khi một phần công trình bị sụp đổ do mối mọt năm 2014.
Trong hơn 200 năm tồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tu khoảng 10 lần, lần đầu tiên vào năm 1905, lần gần đây nhất là vào năm 2015-2016, sau khi một phần công trình bị sụp đổ do mối mọt năm 2014.
3. Là cổng chính của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn là một công trình bề thế, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.
3. Là cổng chính của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn là một công trình bề thế, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.
Vào ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn đã diễn ra buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam.
Vào ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn đã diễn ra buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam.
Ngày nay Ngọ Môn được coi là một biểu tượng của Di sản thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế. Công trình đã trải qua một đợt trùng tu lớn từ năm 2013 đến 2021.
Ngày nay Ngọ Môn được coi là một biểu tượng của Di sản thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế. Công trình đã trải qua một đợt trùng tu lớn từ năm 2013 đến 2021.
4. Nằm chính giữa mặt Nam của Kinh thành Huế, Kỳ đài (cột cờ) của Kinh thành Huế được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng Kinh thành. Đây là nơi treo cờ của triều đình nhà Nguyễn.
4. Nằm chính giữa mặt Nam của Kinh thành Huế, Kỳ đài (cột cờ) của Kinh thành Huế được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng Kinh thành. Đây là nơi treo cờ của triều đình nhà Nguyễn.
Ngày 30/8/1945, sau khi vua Bảo Đại thoái vị, lá cờ quẻ Ly của nhà Nguyễn từ từ hạ xuống trên Kỳ đài, và lá Cờ đỏ Sao vàng 5 cánh được kéo lên giữa những tiếng reo hò như sấm, 21 phát súng lệnh vang lên chào quốc kỳ mới của đất nước Việt Nam.
Ngày 30/8/1945, sau khi vua Bảo Đại thoái vị, lá cờ quẻ Ly của nhà Nguyễn từ từ hạ xuống trên Kỳ đài, và lá Cờ đỏ Sao vàng 5 cánh được kéo lên giữa những tiếng reo hò như sấm, 21 phát súng lệnh vang lên chào quốc kỳ mới của đất nước Việt Nam.
Kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất cho đến nay, lá cờ đỏ sao vàng luôn kiêu hãnh tung bay trên đỉnh Kỳ đài Huế. Vào năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tiến hành phục hồi hai điếm canh trên Kỳ đài theo kiến trúc triều Nguyễn xưa.
Kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất cho đến nay, lá cờ đỏ sao vàng luôn kiêu hãnh tung bay trên đỉnh Kỳ đài Huế. Vào năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tiến hành phục hồi hai điếm canh trên Kỳ đài theo kiến trúc triều Nguyễn xưa.
Mời quý độc giả xem video: Toàn văn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT