Loạt dấu hiệu hàng ngày chỉ ra có thể mắc bệnh tiểu đường
Nhiều dấu hiệu chỉ ra bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Có một số bằng chứng cho thấy việc giữ nước đúng cách hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của tiền tiểu đường và cuối cùng là bệnh tiểu đường loại 2.
1. Huyết áp cao
Những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì tăng huyết áp buộc tim phải làm việc nhiều hơn để di chuyển máu khắp cơ thể. Chính điều này khiến cơ thể khó loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu.
Tăng huyết áp và tiền tiểu đường là những tình trạng thường bị nhầm lẫn và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có cả hai hiện tượng này đều làm tăng đáng kể nguy cơ suy tim.
Cả tiền tiểu đường và huyết áp cao phần lớn không có triệu chứng rõ rệt ban đầu. Nếu bị tăng huyết áp, bạn nên đồng thời tìm phương pháp để ngăn ngừa bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt
2. Mắt bị mờ
Cả tiền tiểu đường và tiểu đường có thể tác động tiêu cực đến thị giác của bạn. Khi lượng đường trong máu dao động mạnh từ cao xuống thấp sẽ khiến chất lỏng rò rỉ vào mắt. Điều này xảy ra vì cơ thể đã hoạt động quá mức để lấy càng nhiều nước càng tốt từ các tế bào nhằm loại bỏ lượng đường dư thừa. Cuối cùng việc này gây ảnh hưởng đến đôi mắt, khiến mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và giảm tầm nhìn.
3. Các vấn đề về da
Đôi khi các vấn đề ở bên trong cơ thể chúng ta biểu hiện ra bên ngoài qua da. Tiền tiểu đường được biết là gây ra các mảng sáng bóng, có vảy hoặc các mảng tối, mịn trên da do nồng độ insulin trong máu tăng lên.
Tiền tiểu đường cũng bắt đầu ảnh hưởng đến lưu thông máu có thể gây ngứa ở tứ chi, đặc biệt là chân. Bệnh nhân tiểu đường toàn phát có nguy cơ mất một bàn chân do lưu thông bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy nếu có những biểu hiện trên thì hãy đi khám ngay.
4. Bệnh gút
Gút là một dạng viêm khớp làm cho các tinh thể axit uric sắc nhọn phát triển trong mô khớp. Nó vô cùng đau đớn và cũng có thể báo hiệu tiền tiểu đường.
Từng được coi là căn bệnh của các vị vua (Henry VIII là một người mắc bệnh nổi tiếng), bệnh gút thường xảy ra do chế độ ăn uống quá mức. Những người thừa cân thường sẽ bị gút và béo phì cũng là một yếu tố của tiền tiểu đường.
5. Đói liên tục
Đường, hay glucose là nguồn nguyên liệu chúng ta cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi tiêu thụ quá nhiều đường, insulin được sản xuất bởi tuyến tụy sẽ không thể xử lý glucose hiệu quả. Kết quả là bạn có thể cảm thấy đói ngay sau bữa ăn.
Đói thường là tín hiệu não gửi đi để cơ thể ăn nhiều hơn nhưng trong trường hợp tiền tiểu đường nó lại gây ra nhiều vấn đề. Tốt hơn là nên uống thêm nước để giúp loại bỏ đường trong nước tiểu và tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể.
6. Mệt mỏi cực độ
Giống như cách mà lượng đường trong máu dư thừa có thể dẫn đến đói thì cơ thể cũng có thể kiệt sức theo kiểu tương tự. Khi cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết, mặc dù ăn đầy đủ bữa ăn, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng này cũng có thể làm trầm trọng thêm các nguy cơ khác đối với tiền tiểu đường.
Nhưng khi sự mệt mỏi là mãn tính bạn sẽ khó hoạt động thể chất hơn. Lối sống ít vận động và chế độ ăn uống kém là hai yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với tiền tiểu đường.
7. Khát nước liên tục
Khát nước liên tục đặc biệt là sau bữa ăn, có thể báo hiệu tiền tiểu đường. Cơ thể của bạn đã bắt đầu làm việc với tần suất cao để loại bỏ glucose dư thừa trong máu và một trong những cách nó làm là bằng cách pha loãng máu và xả đường chưa qua xử lý qua nước tiểu. Để có đủ nước cho cơ chế này, cơ thể sẽ tách đường ra khỏi các tế bào xung quanh, khiến chúng bị mất nước và bạn thường xuyên khát nước.
Có một số bằng chứng cho thấy việc giữ nước đúng cách hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của tiền tiểu đường và cuối cùng là bệnh tiểu đường loại 2.