Khoai lang sấy Tabe kurabe – thành phố Hitachinaka, tỉnh Ibaraki (Công ty TNHH Nông trại Kurosawa). Giá: 1,260 Yên (bao gồm thuế) Trọng lượng: 200g x 3 gói Thời hạn sử dụng- thưởng thức: 60 ngày từ ngày sản xuất |
Tháng 10, du lịch Đà Lạt đừng bỏ qua những đặc sản siêu ngon này
(Kiến Thức) - Tháng 10 du lịch thành phố Đà Lạt, bạn không chỉ có cơ hội check-in với những con đường ngập hoa dã quỳ đẹp như mơ mà còn là thiên đường ẩm thực với những đặc sản nức tiếng.
Bánh căn: Du lịch Đà Lạt tháng 10, bạn chớ nên bỏ qua món bánh căn nóng hổi. Đây là món đặc sản được rất nhiều bạn trẻ tìm kiếm khi đến Đà Lạt. Những chiếc bánh thơm giòn làm từ nguyên liệu chính là gạo cùng các bước chế biến cầu kỳ, phức tạp. |
Ở Đà Lạt, bánh căn ăn với nước chấm pha mỡ hành, thêm xíu mại và giò tạo nên hương vị hấp dẫn khó quên. Bạn có thể tìm thấy các quán bánh căn ngon dọc đường Tăng Bạt Hổ.
|
Bánh ướt lòng gà: Món đặc sản Đà Lạt này thực sự độc đáo trong cả cái tên và hương vị. Không ăn kèm chả, nem như các nơi khác, bánh ướt Đà Lạt sử dụng lòng gà và thịt gà xé phay.
|
Cầu kỳ từ khâu chọn gạo đến thịt gà, lòng gà nên bánh ướt lòng gà Đà Lạt hấp dẫn du khách ngay từ những lần ăn đầu tiên. Đặc biệt, phần nước chấm được pha chế theo bí quyết gia truyền đã khiến cho món ăn này có sự đặc biệt mà chẳng nơi nào có được.
|
Lẩu gà lá é: Món lẩu đặc sản Đà Lạt này mang đến bạn một hương vị mới lạ và thú vị với món lá é. Cùng họ với hương nhu, húng quế, lá é có vị chua chua, chát chát, khi nhúng vào nồi lẩu gà ngọt lịm thì vừa bùi bùi lại the the tạo nên hương vị ấn tượng.
|
Nước lẩu gà ngọt lịm kết hợp với loại rau này cũng phù hợp đến lạ. Đây chắc chắn là một trải nghiệm ẩm thực thú vị mà khi đi đến nơi khác chưa chắc bạn đã có được. Dù là đặc sản có tiếng nhưng ở Đà Lạt không có quá nhiều quán bán món này và nổi bật nhất phải kể đến quán Tao Ngộ và 668.
|
Lẩu bò Ba Toa: Ngoài lẩu gà lá é, lẩu bò Ba Toa cũng là một món lẩu đặc sản bạn nhất định phải thử khi đến Đà Lạt. Món lẩu bò nổi tiếng với những miếng bò dày và mềm thơm ngon.
|
Thời điểm lý tưởng nhất để thưởng thức món lẩu huyền thoại này là những ngày Đà Lạt vào đông se lạnh. Khu Ba Toa và đặc biệt Lẩu bò Quán Gỗ là địa chỉ nổi tiếng với món ăn này.
|
Bánh mì xíu mại: Bánh mì cứ để nguyên thế, xé từng miếng rồi chấm vào bát nước dụng có đầy đủ gia vị, xíu mại. Hương vị cay cay, nồng nồng của món ăn này vô cùng thích hợp với thời tiết Đà Lạt lành lạnh. Du khách cũng có thể chọn ăn bánh mì kẹp xíu mại, đó cũng là trải nghiệm thú vị.
|
Bánh bèo số 4 Bà Hường: Bánh bèo ở quán được hấp dẻo mềm, vừa ăn, phía trên có thịt băm nhỏ cùng hành sấy khô thơm nức và giòn rụm. Đặc biệt, nước mắm chấm cùng sóng sánh rất ngon và vị vừa ăn. Quán còn có chả, bạn có thể gọi thêm ăn kèm.
|
Nem nướng: Đến Đà Lạt bạn sẽ thưởng thức nem nướng với hương vị khá lạ miệng. Nem nướng Bà Hùng là đặc sản mà ai ở Đà Lạt cũng biết. Những chiếc nem mang hương vị núi rừng đặc trưng mà chẳng nơi đâu có. Đặc biệt hơn chính là thứ nước chấm được nấu từ xương heo thật kỹ và kỳ công.
|
Sữa chua phô mai: Là một món tráng miệng cực kỳ quen thuộc và được bán phổ biến ở Đà Lạt nên nếu đến đây, các bạn cũng nên ăn thử sữa chua phô mai. Món này được bán ở các quán chè, kem, sinh tố hay ngay cả trong các quán bánh ướt lòng gà cũng có bán cho khách ăn tráng miệng.
|
Bánh tráng nướng: Cùng là bánh tráng nhưng tại Đà Lạt lại mang những hương vị khác biệt với bánh tráng nướng Sài Gòn hay những nơi khác. Đặc biệt, món ăn này sẽ hấp dẫn hơn khi ăn vào buổi tối Đà Lạt có chút sương lạnh, ngồi thổi phù phù miếng bánh nóng hổi thì lại càng thấy ngon hơn.Ảnh: Internet. |
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC16.
Những đặc sản lạ độc có 1-0-2 trên quê cha thủ môn Đặng Văn Lâm
(Kiến Thức) - Thanh Hóa, quê cha của thủ môn Đặng Văn Lâm, có những đặc sản lạ độc như canh lá đắng hay nòng nọc...không phải ai cũng dám thử.
Ngoài nem chua, bánh gai, chè lam… đã quá quen thuộc với du khách, giờ đây về xứ Thanh bạn có thể nếm thử đặc sản lạ độc khác. Canh lá đắng: Cây lá đắng là loại cây mọc trong rừng, cũng như tên gọi của nó, lá cây có vị đắng. Khi đã trở nên phổ biến, cây đắng được mang về trồng ngay tại vườn nhà. |
Canh lá đắng thường được nấu để chiêu đãi khách quý. Lá đắng thái chỉ nấu cùng lòng mề hoặc thịt băm nhỏ cùng mẻ chua, mắm tôm, sả, hành khô phi thơm và chút gia vị cho đậm đà. Khi nồi canh đã bắt đầu sôi nhẹ, cho thêm chút tiết để tăng thêm hương vị rồi mang ra thưởng thức.
|
Canh đắng phải được ăn nóng, những bát canh hôi hổi ăn cùng bánh đa giòn tan là hai thứ không thiếu. Những người mới ăn lần đầu sẽ thấy khó nuốt nổi vì vị đắng ngắt tê tê nơi cổ họng. Canh đắng là vậy nhưng khi nếu tiếp tục, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngọt, bùi bùi của bát nước canh.
|
Nòng nọc om: Nếu có dịp ghé thăm bản Mường xứ Thanh vào mùa mưa lạnh, hãy thử món ăn đặc sản này như lời cảm ơn dành cho chủ nhà đã mời bạn thưởng thức thú vui ẩm thực độc đáo của miền sơn cước.
|
Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ ra vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay. Mùa mưa, cũng là mùa sinh sản của chúng, người dân thường vào rừng tìm bắt.
|
Nòng nọc bắt về được chế biến thành nhiều món khác nhau như chả, chiên, xào, nấu, nướng, kho… nhưng được yêu thích nhất phải kể đến nòng nọc om măng. |
Những vị khách ở xa hiếu kỳ khi không thể biết được đó là món gì, tuy nhiên, khi biết đó là những chú nòng nọc mà lại to béo khác thường đều có cảm giác hơi ghê. Nhưng nếu can đảm nếm thử một chú nòng nọc đang nghi ngút khói cho vào miệng, bạn sẽ thấy vị mềm ngọt, xen lẫn vị đắng nhẹ của măng rừng và nước dùng béo ngậy, đậm đà.
|
Sâu măng xào: Vào mùa mưa lạnh, người Mường ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa thường vào rừng tìm những cây măng héo ngọn để bắt sâu về làm thức ăn. Sâu măng to như cọng rau muống, màu trắng sữa, dài độ 2 đốt ngón tay, thường xuất hiện vào những tháng mưa lạnh cuối năm.
|
Qua bàn tay khéo léo và sáng tạo của người dân vùng cao, sâu măng được chế biến thành nhiều món như sâu măng om, chiên giòn, luộc… nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sâu măng xào.
|
Sâu đem rửa sạch, ướp tiêu muối rồi cho vào chảo, đảo nhanh tay, lúc gần được cho thêm lá chanh thái chỉ vào là đã có ngay món ngon, sạch, giàu dinh dưỡng để thiết khách.
|
Đĩa sâu măng vàng tươi, có mùi thơm rất hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng can đảm để đưa lên miệng thử. Tuy nhiên, khi mạnh dạn thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngậy ngậy, ngọt bùi, thơm thơm rất riêng của loại côn trùng này.
|
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Không ngờ miền gái đẹp Tuyên Quang có những đặc sản “say lòng người” này
(Kiến Thức) - Tuyên Quang không chỉ nổi tiếng là miền gái đẹp mà còn được biết đến nhiều món ăn, đặc sản ngon khó cưỡng.
Tuyên Quang, miền gái đẹp, nổi tiếng với món gỏi cá bỗng sông Lô. Đặc sản này được ưa chuộng vì là sự kết hợp của chua, cay, mặn, ngọt cùng cách chế biến độc đáo. Những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng rất thơm ngon. |
Mắm cá ruộng Chiêm Hóa là đặc sản ngon khó cưỡng của đồng bào dân tộc Tày từ bao đời nay. Để làm ra một hũ mắm cá, đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm.
|
Bánh gai Chiêm Hóa mang hương vị đặc trưng rất riêng mà không ở nơi nào có. Hầu hết du khách có dịp đi qua thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) đều mua loại đặc sản này về làm qua.
|
Thịt lợn đen Tuyên Quang nổi tiếng với vị thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn…Lợn đen có lượng mỡ và nạc cân bằng nên rất được ưa chuộng.
|
Ngô nếp Soi Lâm ở đây nhỏ, bẹ mỏng, lõi nhỏ đặc, ngô luộc lên hạt trong và bóng, ăn rất dẻo, mang vị ngọt thanh. Từ ngô nếp có thể làm ra chè ngô, xôi ngô… vô cùng hấp dẫn.
|
Cơm lam đất Tuyên Quang không có nhiều khác biệt với các miền vùng cao khác. Thế nhưng, ai đã từng thưởng thức cơm lam nơi đây sẽ không bao giờ quên được hương vị dẻo thơm của nếp.
|
Hồng Xuân Vân vốn là thứ đặc sản nổi tiếng của Tuyên Quang. Cứ vào độ hồng chín thương lái lại rủ nhau về đâu gom cho bằng được thứ hồng không hạt này. Hồng không hạt Xuân Vân da mịn, ít đốm đem, vị ngọt sắc và có hương vị bản địa rất đặc trưng.
|
Cam sành Hàm Yên là một thương hiệu nổi tiếng của huyện Hàm Yên, Tuyên Quang. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát. |
Rượu ngô Na Hang ngon không chỉ bởi vị ngô ngọt mà còn bởi công thức gây men đặc biệt từ lá rừng. Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể.
|
Măng khô Tuyên Quang ngon nhất trong các loại măng vì ngọt, thơm, không hắc đắng. Nổi tiếng nhất có lẽ là măng lưỡi lợn dày, chắc, đặc và mềm. Măng Tuyên Quang đem kho cá, nấu giò heo, luộc… đều khiến người ta ngơ ngẩn không quên.
|
Lạp xưởng Suối Khoáng được làm từ thịt lợn đen. Thịt qua quá trình tẩm ướp được nhồi vào lòng lợn đen. Thành phẩm đem phơi nắng đến khô bề mặt rồi phơi gác bếp. Lạp xưởng Suối Khoáng khi khô có màu đỏ đặc trưng, thịt lợn đen dẻ cứng và thơm nồng các gia vị rừng.
|
Xôi ngũ sắc là món ăn của dân tộc Tày vào dịp năm mới. Người Tày ở Tuyên Quang cho rằng mâm xôi ngũ sắc sặc sỡ sẽ tượng trưng cho sự thịnh vượng của họ. Ảnh: Internet. |
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.