Loạt công trình bề thế dành riêng cho phụ nữ trong Hoàng thành Huế

Loạt công trình bề thế dành riêng cho phụ nữ trong Hoàng thành Huế

Trong các di tích ở Hoàng thành Huế, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh và Khương Ninh các là những công trình kiến trúc độc đáo, được dành riêng cho những người phụ nữ ở chốn cung đình.

1. Nằm ở phía Tây  Hoàng thành Huế, cung Diên Thọ là nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Đây được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại Cố đô Huế.
1. Nằm ở phía Tây Hoàng thành Huế, cung Diên Thọ là nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Đây được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại Cố đô Huế.
Trải qua nhiều lần tu sửa, cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17.500 m2, có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Công trình trung tâm của cung Diên Thọ là tòa Diên Thọ chính điện, xây bằng gạch và gỗ sơn đen, rộng 27,5 m, dài 34,7 m, diện tích gần 960 m².
Trải qua nhiều lần tu sửa, cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17.500 m2, có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Công trình trung tâm của cung Diên Thọ là tòa Diên Thọ chính điện, xây bằng gạch và gỗ sơn đen, rộng 27,5 m, dài 34,7 m, diện tích gần 960 m².
Kết cấu tòa Diên Thọ chính điện được chống đỡ bằng hệ thống cột gỗ và vì kèo tiền doanh làm theo kiểu chồng rường giả thủ, chạm trổ tỉ mỉ, thanh nhã. Nội thất điện còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, đặc biệt là bức hoành phi "Diên Thọ cung" làm năm 1916 và tám bức tranh gương cổ.
Kết cấu tòa Diên Thọ chính điện được chống đỡ bằng hệ thống cột gỗ và vì kèo tiền doanh làm theo kiểu chồng rường giả thủ, chạm trổ tỉ mỉ, thanh nhã. Nội thất điện còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, đặc biệt là bức hoành phi "Diên Thọ cung" làm năm 1916 và tám bức tranh gương cổ.
Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, dù nhiều công trình trong Hoàng thành Huế bị tàn phá nặng nề hoặc biến mất trong chiến tranh nhưng toàn bộ khuôn viên cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, dù nhiều công trình trong Hoàng thành Huế bị tàn phá nặng nề hoặc biến mất trong chiến tranh nhưng toàn bộ khuôn viên cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
2. Nằm ở phía Tây Bắc Hoàng thành Huế, cung Trường Sanh hay cung Trường Sinh là một quần thể kiến trúc cảnh quan độc đáo, từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy trong Thần kinh nhị thập cảnh - liệt kê 20 thắng cảnh của kinh đô Huế.
2. Nằm ở phía Tây Bắc Hoàng thành Huế, cung Trường Sanh hay cung Trường Sinh là một quần thể kiến trúc cảnh quan độc đáo, từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy trong Thần kinh nhị thập cảnh - liệt kê 20 thắng cảnh của kinh đô Huế.
Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1821, ban đầu có tên là cung Trường Ninh. Cung điện này trùng tu lớn năm 1846, đến năm 1923 tiếp tục được tu bổ và đổi tên là cung Trường Sanh.
Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1821, ban đầu có tên là cung Trường Ninh. Cung điện này trùng tu lớn năm 1846, đến năm 1923 tiếp tục được tu bổ và đổi tên là cung Trường Sanh.
Vầ mặt chức năng, trong giai đoạn đầu, cung Trường Sanh là một hoa viên. Đến cuối đời Nguyễn, nơi đây trở thành nơi ăn chốn ở, sinh hoạt của các bà hoàng như bà Lệ Thiên Anh (vợ vua Tự Đức), bà Từ Minh (vợ vua Dục Đức), bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh)...
Vầ mặt chức năng, trong giai đoạn đầu, cung Trường Sanh là một hoa viên. Đến cuối đời Nguyễn, nơi đây trở thành nơi ăn chốn ở, sinh hoạt của các bà hoàng như bà Lệ Thiên Anh (vợ vua Tự Đức), bà Từ Minh (vợ vua Dục Đức), bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh)...
Vào năm 1945, cung Trường Sanh bị phá sập trong các biến cố chính trị ở Huế. Từ năm 1954 nơi này trở thành thành khu dân cư và bị biến dạng cảnh quan nghiêm trọng. Từ năm 2005-2007, cung Trường Sanh đã được khôi phục dựa theo theo các tư liệu lịch sử về kiến trúc của công trình.
Vào năm 1945, cung Trường Sanh bị phá sập trong các biến cố chính trị ở Huế. Từ năm 1954 nơi này trở thành thành khu dân cư và bị biến dạng cảnh quan nghiêm trọng. Từ năm 2005-2007, cung Trường Sanh đã được khôi phục dựa theo theo các tư liệu lịch sử về kiến trúc của công trình.
3. Nằm trong khuôn viên cung Diên Thọ, Khương Ninh các (có tên khác là Phước Thọ am) là một ngôi chùa được vua Minh Mạng hạ lệnh xây dựng năm 1830 để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của các nữ nhân trong hậu cung.
3. Nằm trong khuôn viên cung Diên Thọ, Khương Ninh các (có tên khác là Phước Thọ am) là một ngôi chùa được vua Minh Mạng hạ lệnh xây dựng năm 1830 để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của các nữ nhân trong hậu cung.
Công trình này là một tòa lầu hai tầng bằng gỗ, kiến trúc cân đối và xinh xắn, nằm trong một khuôn viên độc lập. Tầng dưới của Khương Ninh Các là nơi ăn ở, sinh hoạt của các bà phi tần lớn tuổi đã quy y hoặc xuất gia tu Phật. Tầng trên là nơi thờ tự, gồm phần trước và phần sau.
Công trình này là một tòa lầu hai tầng bằng gỗ, kiến trúc cân đối và xinh xắn, nằm trong một khuôn viên độc lập. Tầng dưới của Khương Ninh Các là nơi ăn ở, sinh hoạt của các bà phi tần lớn tuổi đã quy y hoặc xuất gia tu Phật. Tầng trên là nơi thờ tự, gồm phần trước và phần sau.
Phía trước tầng hai đặt tượng thờ Phật Tam Thế (Phật A Di Đà, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc) cùng các vị Bồ tát Dược Sư, Văn Thù, Phổ Hiền... Phần sau đặt tranh và bài vị của Thành mẫu Thiên Y A Na.
Phía trước tầng hai đặt tượng thờ Phật Tam Thế (Phật A Di Đà, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc) cùng các vị Bồ tát Dược Sư, Văn Thù, Phổ Hiền... Phần sau đặt tranh và bài vị của Thành mẫu Thiên Y A Na.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Khương Ninh các đã trở thành nơi dung hòa, kết hợp giữa Phật giáo và Thiên Tiên Thánh giáo, hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của hoàng gia triều Nguyễn và đại bộ phận người dân xứ Huế đương thời.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Khương Ninh các đã trở thành nơi dung hòa, kết hợp giữa Phật giáo và Thiên Tiên Thánh giáo, hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của hoàng gia triều Nguyễn và đại bộ phận người dân xứ Huế đương thời.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa/VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT