Loạt cao ốc sang chảnh Việt Nam bị rao bán

Loạt cao ốc sang chảnh Việt Nam bị rao bán

(Kiến Thức) - Không ít tòa cao ốc ở Việt Nam rất nổi danh đã bị rao bán, mới đây nhất là Keangnam Landmark Hà Nội - tòa nhà được công nhận là cao nhất Việt Nam.

Từ giữa tháng 4/2015, nhật báo kinh tế Hàn Quốc đã thông tin về việc định giá và rao bán Keangnam Landmark 72 - tòa nhà cao nhất Việt Nam - với mức giá 830 tỷ won (khoảng 770 triệu USD). Đây không phải là lần đầu những  tòa cao ốc ở Việt Nam bị rao bán.
Từ giữa tháng 4/2015, nhật báo kinh tế Hàn Quốc đã thông tin về việc định giá và rao bán Keangnam Landmark 72 - tòa nhà cao nhất Việt Nam - với mức giá 830 tỷ won (khoảng 770 triệu USD). Đây không phải là lần đầu những tòa cao ốc ở Việt Nam bị rao bán.
Tòa cao ốc Diamond Plaza: Hồi tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Lotte mua tới 70% cổ phần của tòa cao ốc Diamond Plaza, TP HCM. Theo đó, Lotte sẽ nắm quyền điều hành toà nhà này từ một doanh nghiệp Hàn Quốc khác là Posco. Tuy nhiên, giá trị của thương vụ đã không được lãnh đạo Lotte cũng như phía Posco tiết lộ.
Tòa cao ốc Diamond Plaza: Hồi tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Lotte mua tới 70% cổ phần của tòa cao ốc Diamond Plaza, TP HCM. Theo đó, Lotte sẽ nắm quyền điều hành toà nhà này từ một doanh nghiệp Hàn Quốc khác là Posco. Tuy nhiên, giá trị của thương vụ đã không được lãnh đạo Lotte cũng như phía Posco tiết lộ.
Diamond Plaza là tòa cao ốc 22 tầng, bao gồm kể cả hai tầng hầm, được khánh thành từ tháng 8/2000. Công trình này có vốn đầu tư ban đầu khoảng 60 triệu USD, tọa lạc ở góc đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch, nằm phía sau lưng Nhà thờ Đức Bà, ngay trung tâm thành phố. Đây là một tổ hợp thương xá, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp có vị trí đắc địa bậc nhất TP HCM.
Diamond Plaza là tòa cao ốc 22 tầng, bao gồm kể cả hai tầng hầm, được khánh thành từ tháng 8/2000. Công trình này có vốn đầu tư ban đầu khoảng 60 triệu USD, tọa lạc ở góc đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch, nằm phía sau lưng Nhà thờ Đức Bà, ngay trung tâm thành phố. Đây là một tổ hợp thương xá, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp có vị trí đắc địa bậc nhất TP HCM.
Năm ngoái, thị trường bất động sản Việt Nam cũng xôn xao vì Khách sạn Hà Nội Fortuna nguy cơ bị bán đứt do thua lỗ. Thời điểm tháng 9/2014, khách sạn Hà Nội Fortuna, lần thứ hai kể từ năm 2008 đã tính đến việc chuyển nhượng phần vốn góp tại liên doanh cho phía nước ngoài để giải quyết nợ nần chồng chất.
Năm ngoái, thị trường bất động sản Việt Nam cũng xôn xao vì Khách sạn Hà Nội Fortuna nguy cơ bị bán đứt do thua lỗ. Thời điểm tháng 9/2014, khách sạn Hà Nội Fortuna, lần thứ hai kể từ năm 2008 đã tính đến việc chuyển nhượng phần vốn góp tại liên doanh cho phía nước ngoài để giải quyết nợ nần chồng chất.
Một trong những thương vụ chuyển nhượng đình đám nửa đầu năm 2014 là việc tập đoàn đến từ Hong Kong Tung Shing group đã chi hơn 16 triệu USD để sở hữu 53% cổ phần tại khách sạn 5 sao Movenpick Saigon. Khách sạn Movenpick Saigon gồm 178 phòng, có vị trí thuận lợi, nằm trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP HCM.
Một trong những thương vụ chuyển nhượng đình đám nửa đầu năm 2014 là việc tập đoàn đến từ Hong Kong Tung Shing group đã chi hơn 16 triệu USD để sở hữu 53% cổ phần tại khách sạn 5 sao Movenpick Saigon. Khách sạn Movenpick Saigon gồm 178 phòng, có vị trí thuận lợi, nằm trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP HCM.
Năm 2013, tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco - PET) đã rao bán hai khách sạn Petro Sông Trà và Petro Tower. Sau đó, công ty Petrosetco - PET chuyển nhượng hai khách sạn lớn tại TP Quảng Ngãi này cho đối tác, với tổng giá trị 100 tỷ đồng. Nguyên nhân chuyển nhượng được đưa ra là do lượng khách đến tỉnh Quảng Ngãi thấp dẫn tới hoạt động kinh doanh khách sạn không hiệu quả.
Năm 2013, tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco - PET) đã rao bán hai khách sạn Petro Sông Trà và Petro Tower. Sau đó, công ty Petrosetco - PET chuyển nhượng hai khách sạn lớn tại TP Quảng Ngãi này cho đối tác, với tổng giá trị 100 tỷ đồng. Nguyên nhân chuyển nhượng được đưa ra là do lượng khách đến tỉnh Quảng Ngãi thấp dẫn tới hoạt động kinh doanh khách sạn không hiệu quả.
Năm 2012, khách sạn Deawoo Hà Nội - công trình mang tính biểu tượng cho làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam - đã bị rao bán và thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Cuối cùng, nó đã được Công ty Hanel Hà Nội mua lại 100% cổ phần. Khách sạn Deawoo gồm 411 phòng, nằm ở vị trí cực kỳ đắc địa tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội, ngay cạnh công viên Thủ Lệ. Khách sạn được xây dựng năm 2006 với toàn bộ diện tích 29.500 m2.
Năm 2012, khách sạn Deawoo Hà Nội - công trình mang tính biểu tượng cho làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam - đã bị rao bán và thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Cuối cùng, nó đã được Công ty Hanel Hà Nội mua lại 100% cổ phần. Khách sạn Deawoo gồm 411 phòng, nằm ở vị trí cực kỳ đắc địa tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội, ngay cạnh công viên Thủ Lệ. Khách sạn được xây dựng năm 2006 với toàn bộ diện tích 29.500 m2.
Cũng trong năm 2012, Quỹ VinaCapital Việt Nam Opportunity Fund (VOF) đã thuê Công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle rao bán 50% cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội với mức giá 58,7 triệu USD. Lúc đó, Khách sạn Metropole Hà Nội là khoản đầu tư lớn thứ hai của Vietnam Opportunity Fund. Quỹ này có giá trị vốn hóa khoảng 550 triệu USD.
Cũng trong năm 2012, Quỹ VinaCapital Việt Nam Opportunity Fund (VOF) đã thuê Công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle rao bán 50% cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội với mức giá 58,7 triệu USD. Lúc đó, Khách sạn Metropole Hà Nội là khoản đầu tư lớn thứ hai của Vietnam Opportunity Fund. Quỹ này có giá trị vốn hóa khoảng 550 triệu USD.
Thêm một khách sạn nữa cũng được rao bán năm 2012 là tổ hợp khách sạn và sân golf Novotel Phan Thiet Ocean Dunes and Golf Resort tại tỉnh Bình Thuận. Tập đoàn phát triển bất động sản Vina (Vina Properties Development Group, Hospitality - VPD) đã mua lại khách sạn này và đổi tên thành DuParc Phan Thiet Ocean Dunes & Golf Resort.
Thêm một khách sạn nữa cũng được rao bán năm 2012 là tổ hợp khách sạn và sân golf Novotel Phan Thiet Ocean Dunes and Golf Resort tại tỉnh Bình Thuận. Tập đoàn phát triển bất động sản Vina (Vina Properties Development Group, Hospitality - VPD) đã mua lại khách sạn này và đổi tên thành DuParc Phan Thiet Ocean Dunes & Golf Resort.
Nhìn vào sự hoành tráng của Sheraton, không ai dám nghĩ khách sạn này cũng có thời kỳ dài lao đao và bị rao bán. Năm 2007, Faber Group – tập đoàn rót vốn vào khách sạn - đã đàm phán cùng Berjaya Land để bán Sheraton với giá 68,2 triệu USD.
Nhìn vào sự hoành tráng của Sheraton, không ai dám nghĩ khách sạn này cũng có thời kỳ dài lao đao và bị rao bán. Năm 2007, Faber Group – tập đoàn rót vốn vào khách sạn - đã đàm phán cùng Berjaya Land để bán Sheraton với giá 68,2 triệu USD.