Loạt ảnh sốc về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ thế kỷ 20

Loạt ảnh sốc về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ thế kỷ 20

(Kiến Thức) - Vào thập niên 1940 - 1950, nạn phân biệt chủng tộc diễn ra nặng nề ở Mỹ. Các tiểu bang miền Nam nước Mỹ thời kỳ này áp dụng các đạo luật phân biệt chủng tộc, gọi chung là luật Jim Crow, có từ năm 1877.

Trong một lớp học dành cho người da màu tại một ngôi trường lụp xụp ở vùng rừng của Georgia, 1941. Theo các đạo luật  phân biệt chủng tộc, phần lớn các ngôi trường ở miền Nam nước Mỹ không chấp nhận việc người da màu học chung với người da trắng. Ảnh: Getty.
Trong một lớp học dành cho người da màu tại một ngôi trường lụp xụp ở vùng rừng của Georgia, 1941. Theo các đạo luật phân biệt chủng tộc, phần lớn các ngôi trường ở miền Nam nước Mỹ không chấp nhận việc người da màu học chung với người da trắng. Ảnh: Getty.
Tấm bảng ghi "Chúng tôi muốn người da trắng trong cộng đồng da trắng của chúng tôi", được dựng ở thành phố Detroit năm 1942 để ngăn chặn việc người da màu chuyển đến Sojourner Truth Homes, một dự án nhà ở của chính phủ liên bang. Ảnh: Getty.
Tấm bảng ghi "Chúng tôi muốn người da trắng trong cộng đồng da trắng của chúng tôi", được dựng ở thành phố Detroit năm 1942 để ngăn chặn việc người da màu chuyển đến Sojourner Truth Homes, một dự án nhà ở của chính phủ liên bang. Ảnh: Getty.
Một người đàn ông da đen uống nước từ một vòi nước "chỉ dành cho người da màu". Ảnh: Getty.
Một người đàn ông da đen uống nước từ một vòi nước "chỉ dành cho người da màu". Ảnh: Getty.
Gia đình Tiến sĩ người da màu Charles N. Atkins đứng dưới tấm biển đề "Phòng chờ dành cho người Phi" tại nhà ga Santa Fe Depot ở thành phố Oklahoma, ngày 25/11/1955. Ảnh: Getty.
Gia đình Tiến sĩ người da màu Charles N. Atkins đứng dưới tấm biển đề "Phòng chờ dành cho người Phi" tại nhà ga Santa Fe Depot ở thành phố Oklahoma, ngày 25/11/1955. Ảnh: Getty.
Biểu ngữ "Cứu những đứa trẻ của chúng ta khỏi nạn da đen" dán trên một chiếc xe trên đồi Capitol ở bang Tennessee, khi Thống đốc Bang Frank Clement có cuộc gặp với những người da trắng ủng hộ phân biệt chủng tộc, 24/1/1956. Ảnh: Getty.
Biểu ngữ "Cứu những đứa trẻ của chúng ta khỏi nạn da đen" dán trên một chiếc xe trên đồi Capitol ở bang Tennessee, khi Thống đốc Bang Frank Clement có cuộc gặp với những người da trắng ủng hộ phân biệt chủng tộc, 24/1/1956. Ảnh: Getty.
Bà Rosa Parks được một nhân viên cảnh sát ở Montgomery, Alabama lấy dấu vân tay vào ngày 22/2/1956, sau khi cố gắng ngồi trên xe buýt dành cho người da trắng vào ngày 1/12/1955. Bà bị bắt vì vi phạm luật của tiểu bang. Sự kiện này dẫn đến một cuộc tẩy chay xe buýt vào tháng 12/1955. Ảnh: Getty.
Bà Rosa Parks được một nhân viên cảnh sát ở Montgomery, Alabama lấy dấu vân tay vào ngày 22/2/1956, sau khi cố gắng ngồi trên xe buýt dành cho người da trắng vào ngày 1/12/1955. Bà bị bắt vì vi phạm luật của tiểu bang. Sự kiện này dẫn đến một cuộc tẩy chay xe buýt vào tháng 12/1955. Ảnh: Getty.
Buddy Trammell, Max Stiles và Tommy Sanders, các học sinh tại Trung học Clinton ở bang Tennessee đeo biểu ngữ chống chủ trương hội nhập chủng tộc của trường mình, ngày 27/8/1956. Ảnh: Getty.
Buddy Trammell, Max Stiles và Tommy Sanders, các học sinh tại Trung học Clinton ở bang Tennessee đeo biểu ngữ chống chủ trương hội nhập chủng tộc của trường mình, ngày 27/8/1956. Ảnh: Getty.
Đám đông phản đối trường Trung học Clinton tấn công một chiếc xe chở người da đen tình cờ đi qua vào ngày 31/8/1956. Ảnh: Getty.
Đám đông phản đối trường Trung học Clinton tấn công một chiếc xe chở người da đen tình cờ đi qua vào ngày 31/8/1956. Ảnh: Getty.
Công dân da đen ngồi ở hàng ghế phía sau xe buýt, dành riêng cho người da màu theo luật phân biệt ở bang Nam Carolina, tháng 4/1956. Ảnh: Getty.
Công dân da đen ngồi ở hàng ghế phía sau xe buýt, dành riêng cho người da màu theo luật phân biệt ở bang Nam Carolina, tháng 4/1956. Ảnh: Getty.
Roy Lee Howlett, 14 tuổi, đứng bên cạnh một chiếc xe sơn các dòng chữ phản đối chủ trương bãi bỏ phân biệt chủng tộc của trường Trung học Mansfield ở thành phố Dallas, ngày 31/8/1956. Ảnh: Getty.
Roy Lee Howlett, 14 tuổi, đứng bên cạnh một chiếc xe sơn các dòng chữ phản đối chủ trương bãi bỏ phân biệt chủng tộc của trường Trung học Mansfield ở thành phố Dallas, ngày 31/8/1956. Ảnh: Getty.
Chín thiếu niên da màu này đã thành lập một nhóm học tập riêng gọi là Little Rock Nine sau khi bị ngăn không cho vào trường trung học Central của thành phố Little Rock, bang Arkansas, ngày 13/9/1957. Ảnh: Getty.
Chín thiếu niên da màu này đã thành lập một nhóm học tập riêng gọi là Little Rock Nine sau khi bị ngăn không cho vào trường trung học Central của thành phố Little Rock, bang Arkansas, ngày 13/9/1957. Ảnh: Getty.
Các học sinh da trắng treo hình nộm một người da đen bên ngoài trường trung học Central ở Little Rock vào ngày 3/10/1957 để phản đối chủ trương hội nhập chủng tộc của trường. Ảnh: Getty.
Các học sinh da trắng treo hình nộm một người da đen bên ngoài trường trung học Central ở Little Rock vào ngày 3/10/1957 để phản đối chủ trương hội nhập chủng tộc của trường. Ảnh: Getty.
Cảnh sát kiểm tra đống đổ nát của trường Hattie Cotton ở thành phố Nashville, bang Nashville, ngày 10/9/1957. Trường đã bị đánh bom sau khi một học sinh da đen 6 tuổi được nhận vào lớp Một. Ảnh: Getty.
Cảnh sát kiểm tra đống đổ nát của trường Hattie Cotton ở thành phố Nashville, bang Nashville, ngày 10/9/1957. Trường đã bị đánh bom sau khi một học sinh da đen 6 tuổi được nhận vào lớp Một. Ảnh: Getty.
David Isom, 19 tuổi, đã bước vào khu vực dành cho người da trắng tại một hồ bơi phân biệt chủng tộc của thành phố Nashville vào ngày 8/6/1958, dẫn đến việc cơ sở này bị đóng cửa. Ảnh: Getty.
David Isom, 19 tuổi, đã bước vào khu vực dành cho người da trắng tại một hồ bơi phân biệt chủng tộc của thành phố Nashville vào ngày 8/6/1958, dẫn đến việc cơ sở này bị đóng cửa. Ảnh: Getty.
Johnny Gray, 15 tuổi, xô xát với hai thiếu niên da trắng ở Little Rock, Arkansas, 16/6/1958. Johnny và em gái của mình, Mary, đã bị các thiếu niên da trắng ra lệnh rời khỏi vỉa hè để nhường đường khi đang đi đến trường. Ảnh: Getty.
Johnny Gray, 15 tuổi, xô xát với hai thiếu niên da trắng ở Little Rock, Arkansas, 16/6/1958. Johnny và em gái của mình, Mary, đã bị các thiếu niên da trắng ra lệnh rời khỏi vỉa hè để nhường đường khi đang đi đến trường. Ảnh: Getty.
Thành viên Đảng Quốc xã Mỹ trương các khẩu hiệu cổ vũ phân biệt chủng tộc tại một siêu thị ở Arlington, bang Virginia năm 1960. Ảnh: Getty.
Thành viên Đảng Quốc xã Mỹ trương các khẩu hiệu cổ vũ phân biệt chủng tộc tại một siêu thị ở Arlington, bang Virginia năm 1960. Ảnh: Getty.
Phụ huynh và học sinh trường tiểu học William Franz (New Orleans, Louisiana) biểu tình chống lại việc bãi bỏ phân biệt chủng tộc khi ba học sinh da đen đến học tại trường ngày 15/11/1960. Biểu ngữ bên phải ghi: "Tất cả những gì tôi muốn cho Giáng sinh là một trường da trắng sạch sẽ". Ảnh: Getty.
Phụ huynh và học sinh trường tiểu học William Franz (New Orleans, Louisiana) biểu tình chống lại việc bãi bỏ phân biệt chủng tộc khi ba học sinh da đen đến học tại trường ngày 15/11/1960. Biểu ngữ bên phải ghi: "Tất cả những gì tôi muốn cho Giáng sinh là một trường da trắng sạch sẽ". Ảnh: Getty.
Những người biểu tình bên ngoài trường trung học West End ở Birmingham, Alabama mang theo cờ Liên minh Miền Nam trong cuộc biểu tình chống bãi bỏ phân biệt chủng tộc vào ngày 10/9/1963. Liên minh Miền Nam là phe phản đối bãi bỏ chế độ nô lệ thời Nội chiến Mỹ. Ảnh: Getty.
Những người biểu tình bên ngoài trường trung học West End ở Birmingham, Alabama mang theo cờ Liên minh Miền Nam trong cuộc biểu tình chống bãi bỏ phân biệt chủng tộc vào ngày 10/9/1963. Liên minh Miền Nam là phe phản đối bãi bỏ chế độ nô lệ thời Nội chiến Mỹ. Ảnh: Getty.
Một người đàn ông da trắng vẫy cờ của Liên minh Miền Nam trước một nhóm người biểu tình da màu trước một khách sạn ở thành phố Indianapolis, ngày 14/4/1964. Đến năm 1965, các đạo luật mang phân biệt chủng tộc mới được bãi bỏ trên toàn nước Mỹ. Ảnh: Getty.
Một người đàn ông da trắng vẫy cờ của Liên minh Miền Nam trước một nhóm người biểu tình da màu trước một khách sạn ở thành phố Indianapolis, ngày 14/4/1964. Đến năm 1965, các đạo luật mang phân biệt chủng tộc mới được bãi bỏ trên toàn nước Mỹ. Ảnh: Getty.
Mời quý độc giả xem clip: Những sự thật thú vị về nước Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT