(VietnamDaily) - Những bức ảnh "ở nhà" được người dân khắp thế giới chia sẻ phần nào cho thấy cuộc sống của họ trong thời gian phong tỏa vì COVID-19.
Thiên An
Khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp đặt lệnh phong tỏa, yêu cầu người dân ở nhà tối đa nhằm ngăn chặn sự lây lan virus. Loạt ảnh "ở nhà" được chia sẻ dưới đây phần nào hé lộ cuộc sống của người dân khắp thế giới trong những ngày dịch bệnh hoành hành. (Nguồn ảnh: The Sun).
Một cặp đôi cười đùa khi cùng nhau giặt quần áo ở Kenya.
Bé gái đeo khẩu trang đọc sách tại Indonesia trong thời gian "ở nhà" tránh dịch COVID-19.
Hai bé trai người Nga đội chiếc mũ đặc biệt.
Căn phòng trong nhà biến thành phòng tập thể dục, thể thao mùa COVID-19.
Người đàn ông tranh thủ thư giãn trong thời gian nghỉ ở nhà vì dịch COVID-19.
Một thanh niên Tây Ban Nha thực hiện chuyến "thám hiểm leo núi" trong... nhà bếp.
Bé gái ở Honduras xây ngôi nhà nhỏ cho riêng mình.
Người dân ở Pháp đứng trên ban công hát trong thời gian phong tỏa.
Đối với người đàn ông Ukraine này, nghỉ tránh dịch COVID-19 là cơ hội để ông dành nhiều thời gian hơn cho những mô hình máy bay yêu thích.
Còn bé gái Tây Ban Nha này dành thời gian chơi đàn ghi ta.
Các nhân viên đi phun thuốc khử trùng trên đường phố ở Nigeria.
Người phụ nữ ở Argentina tận hưởng những giây phút thư giãn.
Chụp ảnh thiên nhiên hoang dã ngay tại nhà ở Italy.
Em nhỏ ngó vào chiếc máy giặt tại nhà.
Đối với hai người Canada này, họ dành thời gian đọc sách khi ở nhà.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)
Dân nghèo Bangladesh 'quay cuồng' trong mùa dịch COVID-19
(VietnamDaily) - Nhiều người dân nghèo ở Bangladesh phải trông chờ vào sự trợ giúp của chính phủ sau khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19.
Theo Al Jazeera, Bangladesh quyết định phong tỏa đất nước từ ngày 26/3 nhằm đối phó với dịch bệnh COVID-19. Lệnh phong tỏa kéo dài đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân đất nước này. Nhiều người mất thu nhập và phải trông chờ vào sự trợ giúp của chính phủ. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Moina Dewan, làm nghề kéo xe chở khách, sống cùng 6 người trong gia đình ở khu ổ chuột Korail. Khi dịch bệnh bùng phát, Moina mất thu nhập do không có khách nào trong nhiều tuần. Anh cũng chưa nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền. "Nếu tình trạng này tiếp diễn, chúng tôi sẽ chết đói", Moina chia sẻ.
Rahima từng làm việc tại một trung tâm chẩn đoán. Tuy nhiên, cô phải nghỉ việc không lương từ tháng 3. Rahima lo lắng vì tiền thuê nhà và các khoản chi phí khác của gia đình cô trong khu ổ chuột Korail, Dhaka.
Palash làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng ở Kalachandpur, thủ đô Dhaka. Anh không thể trở về quê nhà do lệnh phong tỏa.
Nafisa Akhtar là một công nhân may, đang làm việc tại Dhaka. "Tôi đến từ một vùng quê và phải hỗ trợ mẹ già. Trong đợt dịch này, chính quyền thông báo đóng cửa đất nước và tôi đã nghĩ đến việc phải rời khỏi Dhaka. Nhưng may mắn, nhà máy của tôi vẫn làm việc để sản xuất thiết bị bảo vệ và tôi vẫn được trả lương", Nafisa chia sẻ.
Bangladesh vẫn đang thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19. Ảnh: Binh sĩ quân đội Bangladesh phun thuốc khử trùng các phương tiện ở Dhaka do lo ngại dịch bệnh COVID-19 lây lan.
Người đàn ông bán khẩu trang trên đường phố Dhaka.
Cảnh sát phong tỏa một khu dân cư ở Kamrangirchar, Dhaka.
Hai nhân viên đi giao bình oxy trong thời gian Dhaka bị phong tỏa.
Người đàn ông được kiểm tra sức khỏe tại Bangla Bazar ở thủ đô Bangladesh.
Đường phố Dhaka vắng vẻ trong thời gian đóng cửa.
Thi thể một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 được đem đi chôn cất tại nghĩa trang Khilgaon-Taltola.
Các thành viên của Khoa Hóa trường Đại học Công nghệ và Kỹ thuật Bangladesh sản xuất nước rửa tay sát khuẩn để cung cấp miễn phí cho bệnh viện và các tổ chức y tế khác ở Dhaka trong thời gian chiến đấu với dịch bệnh.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Điều đặc biệt ở những lớp học khắp thế giới mùa dịch COVID-19
(VietnamDaily) - Học sinh ở nhiều nước trên thế giới đã trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, các em vẫn phải tuân thủ các quy định phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn khi đến lớp.
Khi quay trở lại trường sau thời gian nghỉ học để phòng dịch COVID-19, các em học sinh vẫn phải tuân thủ các quy định như đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội,...Ảnh: Học sinh giữ khoảng cách khi xếp hàng vào lớp tại Saint-Jean-sur-Richelieu, Quebec, Canada, ngày 11/5. (Nguồn ảnh: Reuters)
Giáo viên đeo khẩu trang giảng bài trong khi các em học sinh được bố trí ngồi cách nhau trong lớp học của một trường tư thục ở Saint-Sebastien-sur-Loire, gần Nantes, Pháp, ngày 12/5. Được biết, tại Pháp, học sinh tiểu học phải ngồi cách nhau ít nhất 1 mét trong phòng học còn giáo viên phải đeo khẩu trang trong ngày đầu tiên đi học trở lại sau hai tháng trường đóng cửa vì COVID-19.
Một học sinh được sát khuẩn tay khi tới trường ở Saint-Jean-sur-Richelieu, Quebec, Canada, ngày 11/5.
Bên trong một lớp học của trường tiểu học mới được mở cửa trở lại khi lệnh phong tỏa được nới lỏng ở khu định cư Maale Adumim, Bờ Tây, ngày 3/5/2020. Các em học sinh đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn khi đến trường và lớp học giới hạn 15 học sinh để đảm bảo khoảng cách xã hội an toàn.
Em học sinh đeo khẩu trang ngồi học trong lớp ở vùng Piedmont, gần Vercelli, Italy, ngày 12/5.
Giáo viên và học sinh đeo khẩu trang trong lớp học sau khi biện pháp phong tỏa được nới lỏng ở Nicosia, Síp, ngày 13/5.
Phụ huynh đưa con đến trường tiểu học ở Sderot, Israel, ngày 3/5.
Nhóm học sinh từ 6 đến 10 tuổi được sát khuẩn tay ở lớp học tạm thời trong phòng tập thể dục ở vùng Piedmont, Italy, hôm 12/5.
Các em học sinh lắng nghe giáo viên giảng bài tại trường Simone Veil mới được mở cửa trở lại ở Nice, Pháp, ngày 12/5.
Học sinh đứng xếp hàng cách nhau để vào trường Simone Veil.
Giáo viên đeo khẩu trang khi dạy học tại Saint-Sebastien-sur-Loire, gần Nantes, Pháp, hôm 12/5.
Các em nhỏ chơi đùa trong sân trường ở Saint-Sebastien-sur-Loire gần Nantes, Pháp.
Học sinh đeo khẩu trang trong lớp học của một trường cấp ba ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 7/5.
Tấm mica được lắp trên bàn học sinh tại một trường tiểu học ở Den Bosch, Hà Lan, ngày 8/5.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)
Nhiều người hoang mang, lan truyền thông tin năm Ất Tỵ là năm Rắn, rắn sẽ nuốt gà nên không thể cúng gà trong đêm Giao thừa vì sẽ làm may mắn bị “nuốt mất”.
Lễ cúng Táo quân theo quan niệm dân gian là cần đủ cả vàng mã, quần áo mã, tiền mã; cá chép thay ngựa cho ông Táo về chầu Trời… nhưng theo chuyên gia, nhiều quan niệm chưa hẳn đúng.
Vé máy bay luôn trong tình trạng “nóng” trong dịp Tết nhiều năm qua. Năm nay, không chỉ nhiều chặng bay “cháy” vé mà giá vé còn tăng cao, nhiều gia đình phải từ bỏ kế hoạch về quê ăn Tết.