Loạt ảnh cực hiếm trận chiến đẫm máu Smolensk trong CTTG 2

Loạt ảnh cực hiếm trận chiến đẫm máu Smolensk trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Trận Smolensk là một trong những trận đánh cực lớn và tàn khốc trong giai đoạn đầu chiến dịch Barbarossa tấn công xâm lược Liên Xô của phát xít Đức.

 Trận Smolensk diễn ra từ ngày 10/7 đến ngày 10/9/1941 tại khu vực Vitebsk, Smolensk, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Nga - Liên bang Xô Viết (CCCP). Đây là một tổ hợp các trận đánh phòng thủ kết hợp với các hoạt động phản kích của quân đội Liên Xô chống lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm và một phần Cụm tập đoàn quân Bắc của quân đội Đức Quốc xã đang tấn công theo hướng trực chỉ Moskva theo Kế hoạch Barbarossa. Trong ảnh, xe tăng Panzer IV của phát xít Đức ở Vitebsk, cách Smolensk 130km. Nguồn ảnh: WHO
Trận Smolensk diễn ra từ ngày 10/7 đến ngày 10/9/1941 tại khu vực Vitebsk, Smolensk, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Nga - Liên bang Xô Viết (CCCP). Đây là một tổ hợp các trận đánh phòng thủ kết hợp với các hoạt động phản kích của quân đội Liên Xô chống lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm và một phần Cụm tập đoàn quân Bắc của quân đội Đức Quốc xã đang tấn công theo hướng trực chỉ Moskva theo Kế hoạch Barbarossa. Trong ảnh, xe tăng Panzer IV của phát xít Đức ở Vitebsk, cách Smolensk 130km. Nguồn ảnh: WHO
Trong vòng hai tháng, cuộc chiến ác liệt diễn ra trên một vùng lãnh thổ rộng lớn với mặt trận trải dài kéo từ 600 đến 650 km trên tuyến Idritsa và Velikie Luky ở phía bắc tới Lgov và Novgorod-Seversky ở phía nam; có chiều sâu lên đến 200–250 km từ Polotsk, Vitebsk và Zlobin ở phía tây đến Andreapol, Yartsevo, Yelnya và Trubchevsky ở phía đông. Trong ảnh, biên đội tiêm kích BF-109E của Đức bay trên không phận Smolensk. Nguồn ảnh: WHO
Trong vòng hai tháng, cuộc chiến ác liệt diễn ra trên một vùng lãnh thổ rộng lớn với mặt trận trải dài kéo từ 600 đến 650 km trên tuyến Idritsa và Velikie Luky ở phía bắc tới Lgov và Novgorod-Seversky ở phía nam; có chiều sâu lên đến 200–250 km từ Polotsk, Vitebsk và Zlobin ở phía tây đến Andreapol, Yartsevo, Yelnya và Trubchevsky ở phía đông. Trong ảnh, biên đội tiêm kích BF-109E của Đức bay trên không phận Smolensk. Nguồn ảnh: WHO
Lực lượng tham chiến của cả hai bên là "khổng lồ": Về phía Đức huy động 1,2 triệu quân cùng 1.200 xe tăng, 12.600 pháo, 1.490 pháo tự hành cùng 750 máy bay; phía Liên Xô triển khai 581.600 binh sĩ, 700 xe tăng, 6.000 pháo. Trong ảnh, không ảnh khu vực Smolensk được máy bay do thám Đức chụp lại. Nguồn ảnh: WHO
Lực lượng tham chiến của cả hai bên là "khổng lồ": Về phía Đức huy động 1,2 triệu quân cùng 1.200 xe tăng, 12.600 pháo, 1.490 pháo tự hành cùng 750 máy bay; phía Liên Xô triển khai 581.600 binh sĩ, 700 xe tăng, 6.000 pháo. Trong ảnh, không ảnh khu vực Smolensk được máy bay do thám Đức chụp lại. Nguồn ảnh: WHO
Một tuyến phòng thủ của hồng quân trên mặt trận Smolensk, tháng 8/1941 với các xe tăng T-26 yểm hộ. Nguồn ảnh: WHO
Một tuyến phòng thủ của hồng quân trên mặt trận Smolensk, tháng 8/1941 với các xe tăng T-26 yểm hộ. Nguồn ảnh: WHO
Các chiến sĩ hồng quân gần Smolensk trước khi diễn ra trận đánh, ảnh chụp tháng 7/1941. Nguồn ảnh: WHO
Các chiến sĩ hồng quân gần Smolensk trước khi diễn ra trận đánh, ảnh chụp tháng 7/1941. Nguồn ảnh: WHO
Một khẩu đội súng máy phòng không ở thành phố Smolensk. Nguồn ảnh: WHO
Một khẩu đội súng máy phòng không ở thành phố Smolensk. Nguồn ảnh: WHO
Một khẩu đội pháo chống tăng 47mm của hồng quân. Nguồn ảnh: WHO
Một khẩu đội pháo chống tăng 47mm của hồng quân. Nguồn ảnh: WHO
Các chiến sĩ Liên Xô trong trận đánh ngay trên đường ray xe lửa. Nguồn ảnh: WHO
Các chiến sĩ Liên Xô trong trận đánh ngay trên đường ray xe lửa. Nguồn ảnh: WHO
Kíp lái xe tăng hạng nhẹ BT-7 trước giờ tham chiến, tháng 7/1941. Nguồn ảnh: WHO
Kíp lái xe tăng hạng nhẹ BT-7 trước giờ tham chiến, tháng 7/1941. Nguồn ảnh: WHO
Theo các nhà sử học quân sự Nga, chiến dịch chia thành nhiều giai đoạn và trận đánh dựa theo diễn biến chiến dịch của Hồng quân trên từng hướng nhằm ngăn chặn các đợt tấn công theo "chiến thuật gọng kìm" của quân đội Đức Quốc xã. Cụ thể, chiến dịch Smolensk gồm các trận: phòng thủ Polotsk (2/7/1941 - 16/7/1941); Trận phòng thủ Mogilev (5/7/1941 - 26/7/1941); Trận phòng thủ Smolensk (10/7/1941 - 5/8/1941); Trận phản công Bobruisk (13/7/1941 - 30/7/1941); Trận phản công Dukhovshina (8/8/1941 - 10/9/1941); Chiến dịch phản công Yelnya (30/8/1941 - 15/9/1941) và Trận phản công Roslavl-Novozybkov (30/8/1941 - 12/9/1941). Nguồn ảnh: WHO
Theo các nhà sử học quân sự Nga, chiến dịch chia thành nhiều giai đoạn và trận đánh dựa theo diễn biến chiến dịch của Hồng quân trên từng hướng nhằm ngăn chặn các đợt tấn công theo "chiến thuật gọng kìm" của quân đội Đức Quốc xã. Cụ thể, chiến dịch Smolensk gồm các trận: phòng thủ Polotsk (2/7/1941 - 16/7/1941); Trận phòng thủ Mogilev (5/7/1941 - 26/7/1941); Trận phòng thủ Smolensk (10/7/1941 - 5/8/1941); Trận phản công Bobruisk (13/7/1941 - 30/7/1941); Trận phản công Dukhovshina (8/8/1941 - 10/9/1941); Chiến dịch phản công Yelnya (30/8/1941 - 15/9/1941) và Trận phản công Roslavl-Novozybkov (30/8/1941 - 12/9/1941). Nguồn ảnh: WHO
Lực lượng hồng quân đang tổ chức tiến công quân Đức, tháng 7/1941. Nguồn ảnh: WHO
Lực lượng hồng quân đang tổ chức tiến công quân Đức, tháng 7/1941. Nguồn ảnh: WHO
Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đang được giảng dạy về cơ cấu hoạt động của khẩu súng ngắn Browning Hi-Power gần Smolensk, ngày 23/8/1941. Nguồn ảnh: WHO
Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đang được giảng dạy về cơ cấu hoạt động của khẩu súng ngắn Browning Hi-Power gần Smolensk, ngày 23/8/1941. Nguồn ảnh: WHO
Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 16 gần khu vực Yartsevo. Tập đoàn quân 16 do trung tướng Mikhail Fiodorovich Lukin chỉ huy, lực lượng gồm: Quân đoàn bộ binh 32 do thiếu tướng T. K. Kolomtsev chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 46 và 152; Các đơn vị từ quân đoàn dự bị 44 do thiếu tướng B. A. Yushkevitsch chuyển giao. Nguồn ảnh: WHO
Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 16 gần khu vực Yartsevo. Tập đoàn quân 16 do trung tướng Mikhail Fiodorovich Lukin chỉ huy, lực lượng gồm: Quân đoàn bộ binh 32 do thiếu tướng T. K. Kolomtsev chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 46 và 152; Các đơn vị từ quân đoàn dự bị 44 do thiếu tướng B. A. Yushkevitsch chuyển giao. Nguồn ảnh: WHO
Lính Đức cưỡi ngựa qua một ngôi làng đang bốc cháy dữ dội trên con đường tiến vào Smolensk. Nguồn ảnh: WHO
Lính Đức cưỡi ngựa qua một ngôi làng đang bốc cháy dữ dội trên con đường tiến vào Smolensk. Nguồn ảnh: WHO
Sau một tháng chiến đấu, hai bên đều chịu những thiệt hại nặng về người và phương tiện. Phía Liên Xô thu được kết quả quân sự khá khiêm tốn, tập đoàn quân 30 chỉ chiếm được thị trấn nhỏ Baturino, còn tập đoàn quân 16 phải dừng lại trước cửa ngõ Yartsevo. Theo Lev Nikolaievich Lopukhov, từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9, chỉ riêng tập đoàn quân 19 (Liên Xô) đã có 45.000 người bị loại khỏi vòng chiến đấu. Còn về phía quân địch, Quân đoàn bộ binh 8 (Đức) mất 7.000 người, sư đoàn cơ giới 14 (Đức) mất 2.250 người, sư đoàn xe tăng 7 (Đức) mất khoảng 1.000 người. Tỷ lệ tổn thất 4,4/1 có lợi cho quân Đức. Nguồn ảnh: WHO
Sau một tháng chiến đấu, hai bên đều chịu những thiệt hại nặng về người và phương tiện. Phía Liên Xô thu được kết quả quân sự khá khiêm tốn, tập đoàn quân 30 chỉ chiếm được thị trấn nhỏ Baturino, còn tập đoàn quân 16 phải dừng lại trước cửa ngõ Yartsevo. Theo Lev Nikolaievich Lopukhov, từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9, chỉ riêng tập đoàn quân 19 (Liên Xô) đã có 45.000 người bị loại khỏi vòng chiến đấu. Còn về phía quân địch, Quân đoàn bộ binh 8 (Đức) mất 7.000 người, sư đoàn cơ giới 14 (Đức) mất 2.250 người, sư đoàn xe tăng 7 (Đức) mất khoảng 1.000 người. Tỷ lệ tổn thất 4,4/1 có lợi cho quân Đức. Nguồn ảnh: WHO
Đội hình xe cơ giới Đức tại mặt trận Smolensk, ngày 1/6/1941. Nguồn ảnh: WHO
Đội hình xe cơ giới Đức tại mặt trận Smolensk, ngày 1/6/1941. Nguồn ảnh: WHO
Nguyên soái Fedor von Bock - tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (trái) đang thảo luận với tướng Hermann Hoth - tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng số 3 và tướng Wolfram von Richthofen, ngày 7/8/1941. Nguồn ảnh: WHO
Nguyên soái Fedor von Bock - tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (trái) đang thảo luận với tướng Hermann Hoth - tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng số 3 và tướng Wolfram von Richthofen, ngày 7/8/1941. Nguồn ảnh: WHO
Sau trận Smolensk, có 25 vạn sĩ quan và binh sĩ quân đội Liên Xô đã bị quân Đức bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: WHO
Sau trận Smolensk, có 25 vạn sĩ quan và binh sĩ quân đội Liên Xô đã bị quân Đức bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: WHO
Đa số các tù binh sau trận này đều được đưa vào Đức và họ hầu như không ai còn sống sót sau cuộc chiến. Nguồn ảnh: WHO
Đa số các tù binh sau trận này đều được đưa vào Đức và họ hầu như không ai còn sống sót sau cuộc chiến. Nguồn ảnh: WHO
Hiler bắt tay với tướng von Bock - Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm, ngày 4/8/1941. Dẫu vậy, dù bắt được số lượng lớn tù binh, nhưng vẫn có 20 vạn binh sĩ hồng quân đột phá thành công vòng vây của Đức. Vì vậy, các học giả đánh giá trận bao vây tiêu diệt của quân Đức tại Smolensk chỉ thành công một nửa. Nguồn ảnh: WHO
Hiler bắt tay với tướng von Bock - Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm, ngày 4/8/1941. Dẫu vậy, dù bắt được số lượng lớn tù binh, nhưng vẫn có 20 vạn binh sĩ hồng quân đột phá thành công vòng vây của Đức. Vì vậy, các học giả đánh giá trận bao vây tiêu diệt của quân Đức tại Smolensk chỉ thành công một nửa. Nguồn ảnh: WHO

GALLERY MỚI NHẤT