Biến đổi khí hậu đang dần “hủy diệt” các loài động vật có vỏ, tạo ra thay đổi axit trong các đại dương ngăn chặn sự hình thành vỏ của chúng. Do đó, loài trai có thể phải liệt vào danh sách bảo tồn, các món ăn từ trai nổi tiếng cũng sẽ phải bước ra khỏi thực đơn.
Các món ăn từ trai sẽ sớm không có trong thực đơn nhà hàng. |
Tính axit của các đại dương trên thế giới đang dần thay đổi vì hấp thụ carbon dioxide trong khí quyển, góp phần làm biến đổi khí hậu. Nước biển phản ứng với carbon dioxide tạo thành axit cacbonic, làm giảm dần mức độ pH từ 8 (hiện nay) xuống đến 7,7 vào cuối thế kỷ 21.
Vỏ trai ngày càng giòn, khiến chúng dễ bị ăn thịt bởi các động vật ăn thịt khác. |
Lớp vỏ ngoài của trai có canxit, trong khi lớp bên trong được tạo thành bởi aragonit. Do trong nước có tính axit nên có rất ít các ion bicarbonate để tạo nên lớp vỏ trai vững chắc.
Trưởng nhóm nghiên cứu là Tiến sĩ Susan Fitzer của Đại học Glasgow, cho biết: “Chúng tôi tìm thấy sự axit hóa trong môi trường sống của loài trai đang tăng dần, có tác động tiêu cực đến khả năng tạo vỏ của chúng. Kiểm tra độ bền của vỏ trai thì thấy nó giòn hơn và dễ bị vỡ dưới áp lực, lớp vỏ aragonit bên trong aragonit trở nên mềm hơn. Điều đó có nghĩa là loài trai phát triển trong tự nhiên trong tương lai có thể dễ bị tấn công từ những kẻ săn mồi, hay chịu ảnh hưởng từ tác động của lực đại dương”.