Loại thực vật xâm lấn từng bị người dân Trung Quốc cứ gặp là phá

Từ một loại thực vật ngoại lai xâm lấn bị ghét bỏ, nhờ các chuyên gia 'giải oan' nó đã trở thành loại cây 'hái ra tiền'.

Loại thực vật xâm lấn từng bị người dân Trung Quốc cứ gặp là phá

Loại thực vật ngoại lai xâm lấn

Vào những năm 1970, tại Trung Quốc, một loại thực vật thân leo được rất nhiều người trồng rất làm cây cảnh. Loại cây kể trên có tên gọi làmùng tơi củ, hay còn gọi là mùng tơi Nhật Bản. Nó là một loại cây cây thân leo, bám trên tường hoặc cây khác, bên ngoài nhìn rất giống với mùng tơi - loại ra vô cùng quen thuộc ở Việt Nam. Điểm khác biệt lớn nhất là trên thân của cây mùng tơi củ có mọc rất nhiều "củ" nhỏ. Chúng đều bám trên thân nên dây của mùng tơi củ rất nặng, khi mọc kín có thể kéo đổ cây to mà nó quấn vào.

Loại thực vật xâm lấn từng bị người dân Trung Quốc cứ gặp là phá ảnh 1

Loại thực vật từng được trồng nhiều làm cây cảnh ở Trung Quốc là mùng tơi củ. (Ảnh: Sohu)

Theo mô tả trong các sách về thực vật học, mùng tơi củ làcây dây leo, lá mọng thuộc họ mồng tơi. Mùng tơi củ có lá xanh quanh năm, cây mọc từ thân rễ. Lá của nó có màu xanh lục, dày, hình tim, láng mặt và dài khoảng 4-13 cm. Vào mùa thu cây ra hoa màu trắng, nhỏ li ti, mọc thành chùm dài đến 30 cm. Hoa có mùi thơm.

Mùng tơi củ dễ mọc lan vì sinh sản bằng củ và thân rễ,dù chỉ một mẩu nhỏ cũng có thể mọc thành cây mới.Tuy nhiên cây có ra hoa cái và hoa đực nên cũng có thể sinh sôi bằng hạt. Mùng tơi củ có xuất xứ từ Nam Mỹ, vì thế chúng cũng hiện diện ở cả châu Phi, Úc, châu Âu và Bắc Mỹ và châu Đại dương.

Cây mùng tơi củ được đưa vào châu Á vào những năm 1970, chỉ sau đó một vài năm, nó đã được Trung Quốc đưa vào danh sách các loài ngoại lai xâm lấn gây thiệt hại lớn của quốc gia này. Nguyên nhân là bởi loại cây này có tốc độ sinh trưởng quá nhanh,chỉ cần vài tháng là nó có thể dài thêm từ 3 đến 6 mét. Mùng tơi củ có thể sinh sản từ củ, cành và rễ, chỉ cần tiếp xúc với đất là chúng có thể phát triển.

Loại thực vật xâm lấn từng bị người dân Trung Quốc cứ gặp là phá ảnh 2

Mùng tơi củ là loài thực vật ngoại lai xâm lấn gây hại cho môi trường sinh thái. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, mùng tơi củ có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh thái xung quanh nó.Nó thường tiết ra một số chất khiến các loài thực vật xung quanh không thể phát triển và sinh sản, thậm chí khiến chúng bị chết dần. Sự tồn tại của mùng tơi củ đã gây mất cân bằng sinh thái và thiệt hại lớn về kinh tế của người nông dân. Chính vì thế, người dân Trung Quốc cứ thấy ở đâu có sự xuất hiện của mùng tơi củ là sẽ dùng dao chặt hoặc đốt để ngăn chặn chúng sinh sôi.

Loại thực vật "hái ra tiền"

Mặc dù trong những năm 1970, mùng tơi củ bị liệt vào danh sách loài thực vật xâm lấn khó tiêu diệt nhưng sau khi "giá trị" của nó được các nhà khoa học công nhận thì loài thực vật này đã trở thành cây "hái ra tiền" ở Trung Quốc.

Theo các nhà thực vật học, mùng tơi củ sở dĩ thay đổi được cách nhìn của người nông dân là nhờ 4 nguyên nhân.

Loại thực vật xâm lấn từng bị người dân Trung Quốc cứ gặp là phá ảnh 3

Mùng tơi củ không chỉ là cây cảnh, nó còn là thực vật thảo dược. (Ảnh: Sohu)

Thứ nhất, mùng tơi củ là thảo dược quý hiếm. Mọi bộ phận của nó đều có thể sử dụng làm thuốc. Củ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Củ của nó rất giống với củ gừng, có thể ăn sống. Củ hình u, đường kính 0,5-3cm, bề mặt có màu nâu xám. Củ rất chắc và giòn, dễ gãy. Mặt cắt ngang của củ có màu vàng xám hoặc trắng nhạt, hơi bột, ăn vào vị hơi đắng.

Củ mùng tơi củ sau khi chế biến thành dược liệu có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm đau rất tốt. Ngoài ra, củ mùng tơi Nhật Bản có thể chữa bệnh tiểu đường, viêm đại tràng, trị bệnh phổi, giúp hạ huyết áp và dùng trong điều trị ung thư… Nó rất thích hợp dùng cho các vận động viên, người trung niên, người già.

Rất nhiều bác sĩ Đông y thích sử dụng củ mùng tơi củ trong điều trị các loại bệnh bởi dược tính của nó mạnh hơn nhiều so với các loại thực vật thảo dược khác.

Loại thực vật xâm lấn từng bị người dân Trung Quốc cứ gặp là phá ảnh 4

Mùng tơi củ là thực vật có thể dùng làm thức ăn. (Ảnh: Sohu)

Thứ hai, mùng tơi củ có thể dùng làm thức ăn. Tại nhiều quốc gia, lá của mùng tơi củ được dùng để nấu ăn. Nó có thể nấu canh, xào hoặc hầm cùng gà, sườn lợn hoặc trộn salad. Phần thân và rễ của nó cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Thứ ba, mùng tơi củ có thể thu hoạch quanh năm. Tại Trung Quốc, giá của củ mồng tơi củ khá cao, dao động từ 200 đến 300 NDT (680.000 đến hơn 1 triệu đồng) trên 1kg. Thông thường, sau khi trồng 1 tháng là cây có thể thu hoạch, sang tháng thứ 2 thì năng suất sẽ cao hơn trước nhiều. Hơn nữa, sau khi thu hoạch, củ mùng tơi củ rất dễ bảo quản. Không chỉ có củ, phần lá và thân của mùng tơi củ đều có thể bán.

Loại thực vật xâm lấn từng bị người dân Trung Quốc cứ gặp là phá ảnh 5

Mùng tơi củ là loại thực vật dễ trồng, dễ sống. (Ảnh: Sohu)

Thứ tư, loại thực vật này có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Người nông dân có thể dùng thân để giâm cành hoặc dùng củ để nhân giống, cả 2 phương pháp này đều có tỷ lệ sống rất cao.

Mánh khóe đại lý bán 3.500 lít thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm

Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng chức năng vừa bắt và tạm giữ hơn 3.500 lít thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.

Mánh khóe đại lý bán 3.500 lít thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm
Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Thông tư số 10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl không được phép buôn bán, sử dụng tại Việt Nam kể từ ngày 13/02/2021. Ngoài ra, đối với hoạt chất Glyphosate thì không được phép buôn bán, sử dụng tại Việt Nam kể từ ngày 01/7/2021.

Tuy nhiên, dù quy định đã rất rõ nhưng bằng nhiều hình thức tinh vi, thời gian qua, đại lý Phượng (do ông Nguyễn Văn Anh làm chủ kinh doanh) chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật tại xã An Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai vẫn bán với nhiều hình thức tinh vi.

Cả thế giới đã thay đổi, Việt Nam vẫn hái trên cành, ăn tươi nguyên quả

Xu hướng tiêu dùng trong nước và trên thế giới đang thay đổi, hướng tới sản phẩm gốc thực vật chất lượng... Thế nhưng Việt Nam vẫn mãi bán ăn tươi, sản phẩm rau quả chế biến chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn.

Cả thế giới đã thay đổi, Việt Nam vẫn hái trên cành, ăn tươi nguyên quả
Tỷ lệ rau quả chế biến còn quá ít
Sản xuất rau quả là một thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam, đưa hàng vào chế biến được xác định là giải pháp không chỉ giúp gia tăng giá trị sản phẩm mà còn giải quyết được vấn đề áp lực mùa vụ, ổn định giá cả thị trường.
Điển hình như Sơn La, từ một tỉnh miền núi chỉ trồng ngô, sắn,... nay là vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với diện tích 82.800 ha, thành trung tâm chế biến nông sản lớn ở khu vực Tây Bắc. Bởi vậy, nông sản Sơn La gần như không cần “giải cứu”.
Tại diễn đàn “Đa dạng hóa sản phẩm rau quả chế biến, bảo quản gắn với yêu cầu của thị trường tiêu thụ”, bà Cầm Thị Phong - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La, cho biết, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.
Ca the gioi da thay doi, Viet Nam van hai tren canh, an tuoi nguyen qua
Sản lượng rau quả của nước ta lên tới 28 triệu tấn/năm. Ảnh: Nam Khánh
Vụ nhãn năm 2021, tỉnh có chính sách hỗ trợ HTX, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh phí xây dựng lò sấy nông sản, container lạnh. Nhờ đó, toàn tỉnh đã chế biến được 65.000 tấn nhãn, giải tỏa áp lực tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng.
Bên cạnh đó, Sơn La cũng tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chuỗi liên kết, xây dựng các cơ sở chế biến trên địa bàn như Nafood, Doveco... Nhờ vậy, nông sản của nông dân được tiêu thuận thuận lợi hơn, xây dựng được nhiều thương hiệu đặc sản của vùng, bà Phong cho hay.
Dù thấy được hiệu quả, song phải thừa nhận rằng, tỷ lệ rau quả chế biến ở nước ta còn khiêm tốn, đặc biệt là chế biến sâu.
Theo thống kê, sản lượng rau quả của nước ta đạt 28 triệu tấn/năm, nhưng tỷ lệ chế biến chỉ đạt khoảng 12-17%. Ngành chế biến mới đáp ứng khoảng 8-10% sản lượng rau quả hàng năm. Đến nay, hơn 76% rau quả xuất khẩu chưa qua chế biến, việc tiêu thụ vẫn chủ yếu ở dạng tươi hoặc sơ chế bao quản, dẫn đến tổn thất sau thu hoạch khá cao.
Ông Ngô Quang Tú, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), cho biết, hiện có 157 cơ sở chế biến với công suất đạt gần 1,1 triệu tấn sản phẩm/năm. Quanh năm các nhà máy trong tình trạng thiếu nguyên liệu.
Ngoài ra, còn có hàng nghìn cơ sở sơ chế, chế biến quy mô nhỏ, siêu nhỏ, HTX, hộ gia đình ở khắp vùng miền. Tuy nhiên, những cơ sở chế biến này rất thiếu vốn sản xuất, quy mô vốn nhỏ, khó khăn về mặt bằng sản xuất, bảo quản sau thu hoạch kém, thiếu thiết bị tối thiểu dẫn tới tổn thất sau thu hoạch hơn 20%.
Đa dạng sản phẩm chế biến theo tín hiệu thị trường
Theo bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao - nhu cầu ăn uống của người dân trên toàn thế giới đang được cân bằng theo hướng tốt cho sức khỏe và tiện lợi. Làm việc trực tuyến, làm việc tại nhà kéo dài do đại dịch khiến mọi người ngại đi ăn ở ngoài, khiến nhu cầu về thực phẩm chế biến lớn hơn. Do vậy, công nghệ chế biến thực phẩm phải ngày càng sâu, đa dạng, đa chức năng.
Trước đó, bà Hạnh từng đề cập đến câu chuyện nông dân Thái Lan có những bước phát triển hơn hẳn khi đi vào chế biến sâu, với trình độ cao hơn. Súp sầu riêng của họ được đóng gói đẹp mắt, mua về chỉ cần bỏ vào lò vi sóng hâm nóng lại rất tiện lợi, mùi vị thật sự hấp dẫn.
Ca the gioi da thay doi, Viet Nam van hai tren canh, an tuoi nguyen qua-Hinh-2
Đưa rau quả vào chế biến sẽ gia tăng giá trị sản phẩm, giảm áp lực mùa vụ. Ảnh: Nam Khánh
Ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp của Việt Nam tại châu Âu, chia sẻ, thị trường châu Âu nhập khẩu rau củ quả khoảng 120 tỷ USD/năm. Song, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang đây chỉ đạt khoảng 190 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
“Vừa qua, các DN quy mô lớn, có công nghệ sản xuất hiện đại đã có sản phẩm chế biến thâm nhập thị trường này”, ông Công nói. Theo ông, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận thị trường châu Âu bằng sản phẩm rau củ quả đông lạnh, đóng lon.
Song, ông lưu ý đây là thị trường có khâu hậu kiểm được kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu cao. Một trong những tiêu chí, tiêu chuẩn quan trọng của nông sản xuất khẩu sang châu Âu là phải đạt ngưỡng dư lượng thuốc BVTV, các loại hóa chất tồn dư dưới mức quy định. Ngoài ra, khâu thiết kế mẫu mã, bao bì phù hợp với thị trường châu Âu, thân thiện với môi trường cũng là yếu tố cần được quan tâm.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, nhận định, động lực để rau quả chế biến vươn lên chiếm chỗ đứng trên thị trường, đầu tiên phải nhìn từ các tín hiệu của thị trường.
Xu hướng tiêu dùng thay đổi rất nhiều, tập trung vào các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Đặc biệt, sau đại dịch, người dân trong và ngoài nước hướng tới tiêu thụ những sản phẩm tinh, chất lượng, linh hoạt, đa dụng, giá trị cao hơn đang phát triển... Do vậy, buộc chúng ta phải có công nghệ để đáp ứng sự thay đổi đó, ông nhấn mạnh.
Về vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu, theo ông, ngoài các doanh nghiệp lớn cần quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX... cần có chính sách liên kết vùng nguyên liệu để phát huy tiềm năng, thế mạnh.
Thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư cho 4 khu vực chế biến: các nhà máy chế biến lớn; cơ sở chế biến vừa và nhỏ; cơ sở chế biến phế phụ phẩm và trung tâm kết nối logistics nông sản. Từ đó mới có thể phát huy được hết năng lực của chế biến và bảo quản, giải quyết điểm yếu của nền nông nghiệp nhiệt đới có tính chất mùa vụ cao,... ông Toản nhấn mạnh. 

Trong nhà nên trồng 10 loại cây cảnh này, vừa thơm lại tốt

Cây cảnh trong nhà không chỉ để trang trí mà nó còn có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe.

Trong nhà nên trồng 10 loại cây cảnh này, vừa thơm lại tốt

Cây lô hội (Nha đam)

Nha đam nổi tiếng với tác dụng chữa bệnh, làm dịu và giữ ẩm cho làn da bị kích ứng, điều trị cháy nắng và bệnh vẩy nến, và thậm chí cả mụn rộp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.