Nhưng trái ngược với vẻ ngoài hấp dẫn, loại quả này lại có 1 cái tên “bốc mùi” – quả phân cừu. Lý do là vì người ta cho rằng hình dạng của nó sau khi phơi khô rất giống “phân cừu”. Ngoài cái tên kém đẹp này, quả phân cừu còn có nhiều tên gọi khác như thập niên quả, quả ô mực, ma lật… Quả thường xuất hiện nhiều ở vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam (Trung Quốc).
Khi còn xanh, quả có màu xanh hơi ngả vàng, khi chín sẽ chuyển sang màu đen hoặc đỏ tím. Sau khi phơi khô, quả sẽ có hình dạng giống hệt tên gọi của nó. Quả xanh có vị rất chát, tốt nhất nên thưởng thức khi quả đã chín và có kích cỡ bằng ngón tay cái.
Vỏ quả mỏng như vỏ nho, chỉ cần xoa nhẹ là lớp vỏ đã bung ra, tiết ra chất nước màu đen tím, có vị ngọt giống như hồng khô. Quả có thể ăn cả vỏ nhưng hạt không ăn được.
Không những có hương vị thơm ngon, quả phân cừu còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Nó rất giàu glucose, fructose, maltose, axit folic và nhiều chất có tác dụng chữa bệnh. Loại quả này có hiệu quả nhất định trong việc điều trị chứng tiêu chảy.