Loài ký sinh trùng “thôi miên” vật chủ ăn thịt đồng loại
(Kiến Thức) - Ký sinh trùng Pleistophora mulleri xâm nhập vào cơ thể loài tôm Gammarus celticus duebeni, hút chất dinh dưỡng, điều khiển vật chủ ăn thịt những con tôm nhỏ hơn.
Lưu Thoa (theo SD, PP)
Nghiên cứu mới công bố gần đây trên tạp chí Royal Society ghi danh thêm một loài ký sinh trùng có khả năng “thôi miên” và chi phối hành vi của vật chủ. Theo đó, ký sinh trùng Pleistophora mulleri có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ, trực tiếp kiểm soát hành vi và khiến vật chủ ăn thịt chính đồng loại mình.
Ký sinh trùng Pleistophora mulleri xâm nhập vào cơ thể loài tôm Gammarus celticus duebeni, điều khiển vật chủ ăn thịt đồng loại. Ảnh: Sciencedaily.
Kích thước mỗi cá thể ký sinh trùng Pleistophora mulleri rất bé, dài khoảng 5 micromet, chỉ tương đương với một tế bào máu của con người.
Ký sinh trùng Pleistophora mulleri xâm nhập vào cơ thể loài tôm Gammarus celticus duebeni (thường sống ở vùng biển ngoài khơi Ireland hay sông Downhill ở County Antrim, Bắc Ireland). Sau đó, nó ăn dưỡng chất từ cơ thể vật chủ và lớn lên. Do ký sinh trùng hút hết chất dinh dưỡng nên con tôm luôn ở trạng thái đói, càng tạo điều kiện để ký sinh trùng chi phối hành vi của vật chủ, xui khiến nó tìm đến đồng loại là những con tôm nhỏ hơn, chưa bị nhiễm bệnh để ăn thịt.
Kích thước ký sinh trùng Pleistophora mulleri chỉ tương đương một tế bào máu của con người. Ảnh: Popist.
Ký sinh trùng "thôi miên" tôm ăn thịt đồng loại sinh sản và lây lan cho hàng triệu vật chủ một cách nhanh chóng. Tuy kích thước nhỏ nhưng loài ký sinh này lại có số lượng lớn nên chúng khiến những con tôm ăn thịt đồng loại với số lượng lớn.
Các nhà nghiên cứu nhận định, con người có thể nhiễm ký sinh trùng này sau khi ăn phải tôm bị nhiễm bệnh. Câu hỏi đặt ra là nếu con người bị nhiễm ký sinh trùng này thì có bị chi phối và ăn thịt đồng loại như những con tôm? Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được bằng chứng và câu trả lời.
8 loài ký sinh trùng định đoạt mạng sống của vật chủ
(Kiến Thức) - Không chỉ sống ký sinh, ăn cắp chất dinh dưỡng, những loài ký sinh trùng đáng sợ này còn có thể định đoạt mạng sống của vật chủ.
Ký sinh trùng Sacculina. Loài ký sinh trùng này tiêm nhiễm vào cơ quan sinh sản và khống chế khả năng sinh sản của loài cua, hay thậm chí là giết chúng nếu cần. Nếu vật chủ là cua cái, nó sẽ lây lan ấu trùng sacculina và sản sinh cua con. Ngoài ra, nếu vật chủ là cua đực, ấu trùng sacculina biến đổi cơ thể hoạt động giống như cua cái để sinh sản.
Giun tròn Nematomorpha là những kẻ ăn bám đáng sợ của dế. Trong giai đoạn trưởng thành, loài giun ký sinh này phải sống trong môi trường nước để sinh sản. Dế uống nước ao hồ chứa ấu trùng giun sẽ bị nhiễm ký sinh trùng, những con ký sinh trùng sẽ tiết ra chất độc khiến dế thay đổi hành vi, lao mình xuống nước và chết đuối khi đến lúc con giun cần sinh sản. Khi đó, giun chui ra và tiếp tục tạo ấu trùng đi tìm các con mồi khác để ký sinh.
Virus lây lan qua đường tình dục ở loài dế. Virus IIV-6/CrIV như chất kích thích những con dế “hăng say” giao phối, con cái sẽ không sản sinh ra bất kỳ quả trứng nào trong các lần giao phối. Virus IIV-6/CrIV như ký sinh trùng phát triển mạnh nếu chủ thể của nó duy trì các hành vi giao phối, để virus có thể lây lan qua vết cắn.
Giun Euhaplorchis californiensis bắt cá nhảy múa. Loài ký sinh trùng này ký sinh trong cơ thể vật chủ, sinh con đẻ cái rồi sau đó đi tìm những con cá nhỏ ăn ấu trùng để ký sinh tiếp. Những con giun ký sinh vào mang cá và tìm đường đến não của con vật, tiết ra những chất thấm vào hệ thống não bộ của cá. Cá nhỏ sau đó sẽ biểu diễn những điệu nhảy khác nhau do loài ký sinh kiểm soát.
Ký sinh trùng Toxoplasma gondii xâm nhập não người, gieo rắc những suy nghĩ tiêu cực khiến vật chủ có thể tự sát. Ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii xâm nhập vào tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch, khiến chúng tiết ra một dạng chất dẫn truyền thần kinh, cho phép các tế bào nhiễm bệnh, và ký sinh trùng, vượt qua hàng rào tự nhiên bảo vệ não. Toxoplasma gondii có thể sống bám trên nhiều cơ thể vật chủ khác nhau, nhưng nó chỉ hoàn tất được chu kỳ sống ở loài mèo.
Sán dẹp Leucochloridium paradoxum. Loài ký sinh này xâm nhập vào cơ thể ốc sên, nở thành ấu trùng và khoét trực tiếp vào hai mắt của ốc sên, dần khiến vật chủ bị mù và trở thành mồi của những con chim. Khi vào được cơ thể của chim, sán bắt đầu đẻ trứng và tiếp tục vòng ký sinh, tồn tại trong ruột chim và được phân tán qua đường tiêu hóa của chúng.
Kí sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Loài ký sinh trùng sẽ tìm nhện Plesiometa argyra vào kỳ sinh nở, cắn, gây tê liệt và truyền ấu trùng vào nhện. Vật chủ sẽ phải nuôi dưỡng ấu trùng chịu bị "hút máu" và chờ ngày bị kết liễu cuộc đời.
Nấm sát thủ, hay còn gọi là nấm điều khiển não kiến (tên khoa học là Ophiocordyceps unilateralis) là một loài nấm sống ký sinh trên những xác kiến trong rừng rậm nhiệt đới ở Brasil. Khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, nấm sử dụng hóa chất đặc biệt để kiểm soát hành vi của kiến. Nấm sẽ "ra lệnh" buộc kiến rời đàn và cắn thủng phần mặt dưới của một chiếc lá. Đến khi bị nấm kết thúc cuộc đời, xác kiến vẫn cắm chặt vào phần thân lá.
Ảnh động ghê người ký sinh trùng chui ra khỏi vật chủ
(Kiến Thức) - Sau khi vật chủ chết, những con ký sinh trùng ngọ nguậy chui ra khỏi ổvà tìm “ngôi nhà” mới để ăn bám.
Hình ảnh rùng mình cho thấy một con giun khổng lồ ngọ nguậy chui ra khỏi bụng một con dế nhỏ. Đây là giun bờm ngựa, có tên khoa học là Nematomorpha chuyên ký sinh trong các loại côn trùng, đặc biệt là dế.
Cảnh tượng dị thường con giun ký sinh chui ra khỏi cơ thể của một con bọ ngựa. Sau khi một nông dân dùng thuốc diệt côn trùng để giết chết con bọ ngựa, vài giây sau, con giun to lớn chui ra khỏi cơ thể vật chủ, ngọ nguậy trên sàn nhà.
Sinh vật ký sinh dài ngoằng không ngừng uốn lượn, di chuyển để thoát ra khỏi cơ thể một con gián vừa bị giẫm nát.
Ấu trùng ruồi trâu ngọ nguậy chui ra từ da người khiến người xem nổi da gà. Nhà côn trùng học Piotr Naskrecki của Đại học Harvard (Mỹ) đã quyết định "nuôi" ấu trùng ruồi trâu trong cơ thể mình, rồi ghi lại cảnh chúng chui ra khỏi da một cách rùng rợn.
Một cảnh tượng khác ghê rợn không kém khi ấu trùng ký sinh của loài ruồi trâu được gắp ra khỏi đầu của một cô gái. Loài ruồi trâu hay còn gọi là BotFly có khả năng ký gửi trứng của mình vào những động vật khác như muỗi, sau đó muỗi đốt con mồi thì sẽ vô tình truyền ấu trùng vào vật chủ khác như gia súc hoặc người.
Con giun ký sinh quằn quại chui ra khỏi xác con nhện lông lá đen xì khiến người xem khiếp vía.
Ảnh cận cảnh về con mắt lổm ngổm giun bò trong đó khiến ai cũng phải kinh hãi. Hình ảnh được cắt ra từ một đoạn video trong phòng khám của bệnh viện ở châu Á cho thấy trường hợp nhiễm giun sán ở người trưởng thành.
Sán dây Schistocephalus solidus ký sinh trong cơ thể một con cá đang ngọ nguậy, nó ký sinh dọc theo đường tiến hóa, khiến bụng nạn nhân sưng lên căng phồng.
Một trong những loài “zombie” đáng sợ trong thế giới động vật là ký sinh Sacculina carcini trên cua, có khả năng thay đổi giới tính của vật chủ. Khi xâm nhập cua đực, nó bắt đầu triệt sản vật chủ và làm phẳng phần bụng, đồng thời bắt cơ thể cua tiết ra một số loại hormone để hành xử giống cua cái. Nó cũng có thể điều khiển não bộ và giết chết con cua bằng cách khiến con cua chán ăn.
Hình động một con sán dẹp Leucochloridium paradoxum ký sinh trong cơ thể ốc sên, sau khi xâm nhập nó sẽ dần khiến ốc sên bị mù và trở thành mồi của những con chim.
Những động vật hung dữ mang vẻ ngây thơ khó tin (1)
(Kiến Thức) - Vẻ ngoài ngây thơ, dễ thương của những loài vật này khiến ai cũng cảm thấy khó tin rằng chúng là động vật hung dữ.
Đà điểu đầu mào hay còn gọi là đà điểu Úc đội mũ. Loài chim ở Australia này có vẻ ngoài trông hiền lành nhưng nếu bạn làm phiền nó, hãy chuẩn bị tinh thần bị nó dùng cái mỏ sắc nhọn mổ cho “đau khóc thét”.
Nai. Nếu nói đến loài nai, nhiều người nghĩ chúng chỉ ăn cỏ và không có hành vi tấn công hung dữ, nhưng bạn đã nhầm, khi tức giận, nó có thể dùng sức húc, đánh, chà đạp đối thủ không nương nhẹ.
Chi mèo lớn. Không nói đến chó mèo, cũng không nói về sư tử. Ở đây chúng tôi muốn nói đến loài mèo cỡ vừa như Puma và Panther. Đừng để bị đánh lừa bởi vóc dáng nhỏ của chúng, nó cũng nguy hiểm ngang loài họ hàng như sư tử, hổ.
Cá heo. Cá heo có vẻ ngoài đáng yêu và trông khá là vui vẻ, thân thiện, nhưng thực chất nó có thể giết cá mập và nhiều loài khác.
Hải ly. Hải ly là loài có xu hướng chiếm lĩnh lãnh thổ rất cao, do đó nó sẽ không ngại ngần dùng hàm răng sắc cắn bất kỳ ai xâm phạm lãnh thổ của nó.
Cá nóc. Đừng để bị đánh lừa bởi ngoại hình dễ thương của nó, cá nóc độc là rất nguy hiểm và cũng sẽ dễ dàng giết chết kẻ thù bằng cách làm tê liệt cơ hoành khiến nạn nhân không thể thở được.
Sói đỏ. Vẻ ngoài dễ thương không thể giấu đi được việc loài vật này cũng hung dữ và được ghi nhận từng tấn công người.
Gấu mèo Mỹ. Nếu ai phá bĩnh chúng, chúng sẽ dùng móng vuốt tấn công rất đau đớn.
Tinh tinh và khỉ. Khỉ có thể được huấn luyện làm nhiều trò giải trí ở sở thú, nhưng nếu bạn làm cho chúng tức giận thì hãy chuẩn bị để đối mặt với cơn thịnh nộ đáng sợ từ chúng.
Voi. Voi là một trong số ít các loài động vật được biết đến có hành vi báo thù, từng có trường hợp con voi bị ngược đãi tự trốn thoát và sau đó trở lại giết tất cả những kẻ bắt cóc nó.
Cá trê. Đừng cho rằng cá trê vô hại, vết cắn của loài này có thể khiến bạn bị buồn nôn, vết thương sưng tấy và có thể cần phải cắt bỏ.
Loài cu li lười (slow loris). Cặp mắt tròn xoe luôn mở to của chúng ai cũng nghĩ vô hại. Tuy nhiên cu li lười là loài có vú duy nhất trên thế giới có độc. Khuỷu chi trước của nó có thể tiết ra chất độc. Khi bị đe dọa, chúng đưa chất độc vào mồm và trộn với nước bọt, sau đó liếm đều lên lông để các loài ăn thịt cảnh giác mà tránh xa. Chất độc này có thể gây ra sốc phản vệ làm chết người.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.