Một số quốc gia nhiệt đới đã trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn: Việt Nam, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Benin, Guinea-Bisseau, Cape Verde, Tanzania, Mozambique, Indonesia và Brazil. Vấn đề phức tạp hơn nữa là trái điều phải mất từ hai đến ba tháng để tạo ra hạt điều phù hợp cho tiêu thụ. Điều này làm cho hạt điều dần trở nên hiếm trong một thế giới ngày càng có nhu cầu cao.
Năm 2017, thế giới tiêu thụ 770.000 tấn hạt điều. Chúng là một trong những loại hạt phổ biến và có giá trị nhất trên thế giới, trị giá hơn 6 tỷ USD ngày nay. Cây điều là một thành viên cùng họ với cây thường xuân độc, và giống như cây thường xuân độc, cây điều có chứa một loại độc tố gọi là urushiol. Nó được tìm thấy trong chính thực vật và dầu nâu bên trong vỏ quả. Nó có thể gây bỏng, ngứa và phồng rộp, đó là lý do tại sao hạt điều chưa chế biến được coi là nguy hiểm khi ăn hoặc chạm vào. Đó cũng là lý do tại sao chúng cần được chế biến khắt khe hơn các loại hạt khác.
Mỗi quả chỉ có một hạt duy nhất và được công nhân tách bằng tay. Sau đó, hạt phải được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để giúp loại bỏ nhựa ở ngoài vỏ. Bước khó khăn và nguy hiểm nhất là tách hạt, vì lớp dầu vẫn còn bao phủ một số chất độc. Hạt điều rất giòn, vì vậy các nhà máy thường làm công đoạn này thủ công để đảm bảo máy móc không làm vỡ hạt.
Các tổ chức phi chính phủ đã lên án một số nhà máy cho nhân viên làm việc quá sức và khiến công nhân có nguy cơ bị bỏng nặng nếu họ không đủ tiền mua găng tay để bảo vệ. Ngày nay, máy móc đã đủ tiên tiến để tách các loại vỏ một cách sạch sẽ, giữ cho phần lớn hạt nguyên vẹn và giúp giảm thiểu rủi ro cho người lao động.
Sau khi máy tách vỏ, hai công đoạn quan trọng tiếp theo hoàn toàn phụ thuộc vào công nhân, những người phải làm thủ công bằng tay. Hạt được rang một lần nữa để đảm bảo rằng chất nhựa độc hại bên trong bị loại bỏ hoàn toàn. Những người thợ phải bóc lớp vỏ, hoặc lớp vỏ khô bên ngoài bao quanh mỗi hạt vì nó chứa nhiều tannin và có thể gây kích ứng cổ họng. Những người thợ có kinh nghiệm chỉ bóc được khoảng 2,5 kg hạt điều mỗi đêm. Bước này không chỉ khó mà còn ảnh hưởng lớn nhất đến giá cả.
Năm 2018, giá xuất khẩu hạt điều chế biến tại Ấn Độ và xuất khẩu sang châu Âu cao hơn 250% so với giá trả cho nông dân Bờ Biển Ngà. Mặt khác, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đầu tư vào tự động hóa, biến Việt Nam trở thành địa điểm quan trọng để chế biến hạt điều. Ngày nay, Việt Nam là nước xuất khẩu điều lớn nhất trên thế giới. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2021, cả nước đã xuất khẩu hơn 108.000 tấn hạt điều. Tự động hóa cũng đã giảm bớt nhu cầu thuê nhân công, đó là lý do nhiều nhà máy ở Ấn Độ và Sri Lanka vẫn chế biến thủ công.
Giữa những thách thức về khí hậu, hạt điều vẫn tiếp tục được ưa chuộng. Xu hướng ăn uống lành mạnh là chìa khóa thúc đẩy nhu cầu, cùng với tính linh hoạt của bản thân hạt điều - một lý do khác khiến hạt điều vẫn có giá trị như vậy. Cho dù được sử dụng như một món ăn nhẹ hoặc thay thế cho sữa hoặc bơ, hạt điều có rất nhiều ứng dụng trên khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu dự đoán thị trường sẽ tăng lên 7 tỷ USD vào năm 2025.