Loại gia vị ‘thần thánh’ có thể giúp người dùng phòng ung thư

Gừng là một trong những loại gia vị có giá trị cao. Nó không chỉ là thực phẩm có hương vị cay độc đáo mà còn nổi tiếng với những đặc tính chữa bệnh.

Loại gia vị ‘thần thánh’ có thể giúp người dùng phòng ung thư

Loai gia vi ‘than thanh’ co the giup nguoi dung phong ung thu

Lợi ích khi ăn gừng

Chống viêm

Trong gừng có chứa gingerol – là một hoạt chất giúp người bệnh giảm đau một cách tự nhiên và chống viêm tế bào, ngăn ngừa loét, không gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Cũng vì vậy, trong nhiều loại thuốc dành cho bệnh nhân viêm khớp đều có thành phần chống viêm là gừng hay là thân rễ gừng khô. Kết quả rõ rệt nhất chính là phần lớn những người dùng gừng đều có dấu hiệu giảm đau khớp và giảm sưng rõ rệt.

Ngăn ngừa ung thư

Không chỉ có khả năng chống viêm, gừng còn giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, gừng có khả năng hỗ trợ điều trị được một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng. Những tế bào ung thư sẽ dần biến mất khi bạn sử dụng gừng hàng ngày.

Giảm tình trạng đau đầu

Một mẹo nho nhỏ để giúp giảm tình trạng đau đầu chính là nhai một miếng gừng tươi đấy! Chỉ cần ngậm một miếng gừng nhỏ có đường kính khoảng 3cm trong vòng 30 phút, chứng đau đầu của bạn sẽ được giảm một cách đáng kể.

Phòng ngừa cảm mạo

Trong những ngày lạnh giá hãy ngậm 1 lát gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay tránh được cảm lạnh. Làm đều đặn điều này trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người đã bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố. Đây là cách làm dân gian nhưng đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong thời hiện đại.

Chữa rối loạn tiêu hóa

Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.

Giảm cholesterol và ngăn ngừa tiểu đường

Một số nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân bị cholesterol cao trong máu sử dụng gừng tươi cho kết quả tương đối tốt, bệnh nhân có nồng độ cholesterol giảm rõ rệt trong máu. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cũng được kiểm soát.

Với hai tác dụng đồng thời này, sử dụng gừng tươi là biện pháp giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý vô cùng nguy hiểm và phổ biến hiện nay như: tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,…

Đánh bay mùi hôi chân

Ngâm chân với nước gừng ấm hàng ngày, tình trạng hôi chân của bạn sẽ dần biến mất.

Cách làm: Cắt gừng thành những miếng nhỏ hoặc giã nhuyễn ra rồi đổ nước ấm vào. Sau đó thêm chút muối, dấm ăn. Cuối cùng bạn chỉ cần ngâm chân khoảng 15 phút mỗi ngày. Không chỉ giảm bớt mùi hôi chân, khi ngâm chân vào nước gừng nóng còn giúp bạn cảm giác thư thái hơn.

Tốt cho tim mạch

Các chuyên gia y tế khuyên rằng sử dụng gừng trong các bữa ăn có thể ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch cũng như giúp tim khỏe hơn, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, giảm bớt tỷ lệ đột quỵ.

Chữa bất lực sinh lý

Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập 1 lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường. Tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ có thể là do khả năng tăng cường thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng nồng độ testosteron trong cơ thể.

Loai gia vi ‘than thanh’ co the giup nguoi dung phong ung thu-Hinh-2

Những người không nên ăn gừng

Người bị sốt cao

Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Người bị bệnh gan

Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết

Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Nhưng trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người bị bệnh sỏi mật

Những người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

Người bị cao huyết áp

Người bị cao huyết áp nếu dùng gừng có nguy cơ tử vong rất lớn. Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm có thể sử dụng làm nhiều vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh huyết áp cần phải chú ý khi sử dụng gừng. Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.

Người bị rối loạn đông máu

Đối với những người bị rối loạn đông máu, gừng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sự lưu thông của máu và ngăn đông máu. Do đó, nó sẽ khiến bạn chảy máu nhiều, thậm chí liên tục nhất là khi bạn mắc chứng máu khó đông hoặc đang uống bất cứ loại thuốc nào làm máu chậm đông.

Loai gia vi ‘than thanh’ co the giup nguoi dung phong ung thu-Hinh-3

Lưu ý thời điểm ăn gừng

Nên ăn vào buổi sáng

Theo đông y, vào buổi sáng, trong dạ dày còn rỗng và tích tụ nhiều âm khí. Ăn gừng sẽ giúp xua tan khí âm trong dạ dày, khích lệ dương khí bốc lên, làm ấm cơ thể.

Ngoài ra, sáng sớm gừng sẽ được hấp thu và phát huy công dụng tốt hơn. Do dạ dày còn rỗng, không có bất kỳ thực phẩm nào cản trở quá trình hấp thu gừng của cơ thể.

Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà gừng mật ong vào buổi sáng cũng giúp phát huy công dụng mà gừng mang lại cho sức khỏe.

Tránh ăn vào buổi tối

Tuy gừng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai thời điểm sẽ đem lại các tác dụng không mong muốn, đặc biệt khi dùng gừng vào buổi tối.

Buổi tối là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi, do bản thân gừng có tính cay, nóng nên sẽ khiến cơ thể nóng lên, kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động. Điều này khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gây khó chịu, khó đi vào giấc ngủ.

 

Uống nước gừng, sả coi chừng đau bụng do nhiệt

Khi thời tiết trở lạnh, nhiều người thường nấu nước gừng, sả để làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều loại thức uống này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nước gừng, sả coi chừng đau bụng do nhiệt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3, ông đã gặp nhiều bệnh nhân đau bao tử, đau bụng do nhiệt vì làm ấm cơ thể bằng nước gừng sả.

Điển hình là bệnh nhân Nguyễn Thái Thanh Trúc (29 tuổi, TP.HCM) tìm tới bác sĩ khám vì triệu chứng đau nóng ở xương ức, có lúc đau cứng bụng.

Theo chia sẻ của bệnh nhân, thời gian gần đây do nhiệt độ thay đổi, cơ thể chịu lạnh kém nên sau khi thức dậy, chị thường xuyên uống nước nấu từ gừng, sả, mật ong. Tuy nhiên, sau hai tuần uống loại nước này, tình trạng cơ thể không thay đổi, thậm chí phần bụng còn xuất hiện cảm giác cứng, khó chịu, vùng thượng vị nóng rát.

Bác sĩ Vũ cho biết gừng, sả, quế… là gia vị không thể thiếu hàng ngày nhưng nó cũng là vị thuốc. Bài thuốc gừng, sả, mật ong của Đông y được sử dụng trong khi điều trị cảm cúm, ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết. Các bài thuốc này có tinh dầu giúp ra mồ hôi nên cũng dùng trong điều trị cảm mạo.

Tuy nhiên, người dùng chỉ uống trong một giai đoạn, không sử dụng cho tất cả bệnh cảnh ngay cả khi bạn đang bị các bệnh liên quan đường hô hấp.

Uong nuoc gung, sa coi chung dau bung do nhiet

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ cho rằng không phải trường hợp nào cũng có thể tự ý sử dụng nước gừng, sả để làm ấm cơ thể. Ảnh: BSCC

Theo y học cổ truyền gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giúp hỗ trợ tiêu hóa, khai vị.

Vì vậy, bác sĩ Vũ cho rằng người dân chỉ nên dùng một lượng nhỏ nước gừng, sả và dùng trong 7 ngày, không thể coi đó là thức uống hàng ngày. Bởi việc sử dụng quá nhiều loại thức uống này sẽ có thể làm hại cơ thể.

Cụ thể, tính cay nóng của gừng tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến bạn bị táo bón, cảm giác nóng rát hậu môn khi đại tiện. Tương tự, sử dụng quá nhiều sả như nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản, xuất hiện nhiều ghèn ở hai mắt.

Trong Đông y, bài thuốc gừng sả có tính nóng nên những người cơ địa nhiệt cũng không nên uống loại nước này. Các trường hợp này thường có xu hướng béo, sợ nóng, da nóng, bốc hỏa, hay bị khát nước và thích uống nước mát, ra nhiều mồ hôi.

Về mùa lạnh, những người thường bị tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, có thể sử dụng gừng tươi để điều trị. Vị thuốc này có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, trào ngược dạ dày, buồn nôn, giúp tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, người dân không nên sử dụng quá 5 gram/ngày. Đặc biệt, những người chuẩn bị mổ hoặc mới mổ không dùng gừng.

Khi sử dụng gừng, sả trong chế biến món ăn, bác sĩ Vũ khuyến cáo người dân cần điều chỉnh liều lượng hài hòa, không nên nấu riêng các loại gia vị này để uống liên tục trong ngày. Lưu ý đối với người bị đái tháo đường cần hạn chế sử dụng bởi loại nước này dễ làm tăng cảm giác khát dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết.

Mẹo hay bảo quản gừng để được cả năm

Các mẹo bảo quản gừng dưới đây giúp bạn có thể giữ được độ tươi ngon của loại gia vị này trong thời gian dài mà không lo hỏng.

Mẹo hay bảo quản gừng để được cả năm

Bảo quản gừng bằng bịt bọc, để trong tủ lạnh

Sai lầm thường gặp nhất của các bà nội trợ đó là bảo quản củ gừng tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua chúng về mà không bịt bọc. Điều này sẽ làm cho gừng mất đi mùi thơm. Để khắc phục vấn đề này, hãy dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói chúng trong một chiếc khăn rồi cho vào túi nhựa kín và giữ lạnh ở ngăn mát. Bằng cách này, gừng có thể tươi trong khoảng ba tháng.

Mẹo hay bảo quản gừng để được cả năm - 1

Gừng kết hợp thứ này là "thần dược giảm cân tự nhiên"

Nhiều chị em phụ nữ ra sức giảm cân, song dù thử nhiều cách khác nhau nhưng ít người thành công. Kết hợp gừng với thứ này được coi là "thần dược giảm cân tự nhiên", bạn có thể thử.

Gừng kết hợp thứ này là "thần dược giảm cân tự nhiên"
Theo Aboluowang, nói đến gừng, chắc hẳn mọi người đều rất quen thuộc, đây là một loại gia vị thông dụng trong bếp. Các món ăn thông thường hay nấu canh cho thêm một ít gừng thì không chỉ giúp tăng thêm hương vị mà còn có tác dụng làm ấm và xua tan cảm lạnh.
Không chỉ vậy, nhai một hoặc hai lát gừng vào buổi sáng không chỉ có thể làm ấm dạ dày mà còn giúp cơ thể thoát ẩm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.