Loại củ quý như sâm, giúp nông dân Lạng Sơn khá lên trông thấy

Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng sen lấy củ nên nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hoà Cư, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen.

Cùng với những cây trồng khác, cây sen đã giúp cuộc sống người dân nơi đây đổi thay, đồng thời còn tạo nên cảnh quan yên bình của một vùng quê miền núi xứ Lạng.

Theo số liệu thống kê, toàn xã hiện có khoảng 20 ha diện tích trồng sen. Sen được người dân trồng lấy củ, tập trung chủ yếu tại các thôn: Bản Lành, Kéo Cặp…

Thời điểm này, người dân trồng sen trên địa bàn xã đang bước vào vụ thu hoạch củ. Theo người dân, trồng sen ít tốn công chăm sóc và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác, củ sen lại dễ bán nên người dân rất yên tâm canh tác.

Loai cu quy nhu sam, giup nong dan Lang Son kha len trong thay
Nhờ cây sen người nông dân nơi đây đã thay đổi cuộc sống. 

Công việc đào củ sen khá vất vả. Người đào cần khéo léo đảm bảo củ sen sau khi đào lên khỏi lớp bùn đất vẫn nguyên vẹn, không bị xước hay gãy vụn.

Được biết, người dân xã Hòa Cư chủ yếu trồng loại sen trắng bởi đây là giống cây cho củ thơm ngon, năng suất hơn các loại sen khác. Sau khoảng 5 tháng trồng, chăm sóc, cây cho thu hoạch củ rải rác từ đầu tháng 7 đến hết tháng 12 hằng năm.

Người dân cho biết, mỗi người thường sẽ đào được từ 10 đến 15 kg củ sen/ngày. Củ sen sau khi đào lên được người dân rửa sơ qua lớp bùn trước khi đưa về nhà. Để củ sen không bị xước dẫn tới thâm củ, xấu mã, giảm giá thành người dân thường sử dụng giỏ tre tự đan để đựng khi vận chuyển.

Loai cu quy nhu sam, giup nong dan Lang Son kha len trong thay-Hinh-2
 Người nông dân thu hoạch củ sen.

Ngoài làm thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất thì trong các bài thuốc Đông y củ sen còn được coi như một vị thuốc được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý. Trong củ sen có nhiều vitamin, khoáng chất và cả những dưỡng chất rất có lợi khác giúp lưu thông máu, tốt cho tim mạch, chống oxi hóa...

Ngay khi được vận chuyển về đến nhà, người dân sẽ thực hiện phân loại củ to, nhỏ và tiến hành rửa lại củ sen với nước cho thật sạch. Công việc này mất khá nhiều thời gian bởi người dân phải kỳ cọ cẩn thận, tỉ mỉ cho sạch từng đốt củ sen Cùng với đó, người dân cắt gọt những phần hỏng, phần thừa của củ sen.

Loai cu quy nhu sam, giup nong dan Lang Son kha len trong thay-Hinh-3
 Củ sen có giá trị kinh tế cao.

Sau khi chà rửa thật sạch sẽ, những củ sen già sẽ có màu trắng ngả nâu. Còn những củ sen non sẽ có màu trắng.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ củ sen không chỉ gói gọn ở việc bà con bán lẻ ở các chợ trên địa bàn thành phố Lạng Sơn như: Giếng Vuông, Kỳ Lừa, Đông Kinh… mà còn được thương lái thu mua đem bán tại các tỉnh bạn như: Bắc Ninh, Cao Bằng… Với giá bán dao động từ 30 đến 40 nghìn đồng/kg, nhiều hộ dân trồng sen lấy củ trên địa bàn xã Hòa Cư đã có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Đức bí mật gửi 'gói vũ khí khổng lồ' tới Ukraine

Một lô hàng bao gồm xe tăng, xe bọc thép và hệ thống phòng không đã đến vào đầu tháng 7, một hãng tin Đức đưa tin.

Duc bi mat gui 'goi vu khi khong lo' toi Ukraine

Chính phủ Đức đã bí mật chuyển một gói viện trợ mới cho Ukraine vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, tờ báo Bavarian Munchner Merkur đưa tin. Tờ báo gọi lô hàng này là "khổng lồ", nói thêm rằng nó được thực hiện một cách bí mật và "phần lớn không bị phát hiện".

Bí ẩn chưa lời giải về cái chết của phi hành gia Yuri Gagarin

Năm 1968, nhà du hành Liên Xô Yuri Gagarin bất ngờ thiệt mạng trong một vụ tai nạn khi ông đang thực hiện chuyến bay huấn luyện thường lệ, sau 7 năm bay vào vũ trụ.

Bi an chua loi giai ve cai chet cua phi hanh gia Yuri Gagarin

Yuri Gagarin trước khi phóng phi thuyền Vostok-1 vào ngày 12/4/1961.

Ngày 12/4/1961, một phi công của Không quân Liên Xô tên là Yuri Gagarin đã đi vào lịch sử khi ông trở thành người đầu tiên trên thế giới bay quanh Trái đất trên phi thuyền Vostok 1. Chuyến bay của Gagarin còn là một "cái tát" giáng vào danh dự của nước Mỹ, vốn đang ráo riết chạy đua với Liên Xô để trở thành quốc gia đầu tiên đưa người lên vũ trụ. Từ thời điểm đó, Gagarin là gương mặt đại diện cho sự thành công của ngành công nghiệp vũ trụ Liên Xô; hình ảnh nụ cười chiến thắng của ông được phát sóng trên toàn thế giới.

Tại sao một số người có thể cảm nhận được thời điểm chết?

Chuyện kể rằng, một ông lão bất ngờ bày tỏ với gia đình lời linh cảm của mình rằng ông sắp rời bỏ thế giới này. Không lâu sau, điềm báo này không may đã trở thành sự thật.

Những câu chuyện như thế này được lưu truyền ở nhiều nền văn hóa, khơi dậy sự tò mò và khám phá của chúng ta về việc liệu con người có thể cảm nhận được khoảnh khắc cái chết của chính mình hay không. Hiện tượng được gọi là “điềm báo tử vong” này là sự trùng hợp ngẫu nhiên, là hiệu ứng tâm lý hay nó có cơ sở khoa học nào đó?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.