Bên cạnh ngoại hình đẹp mắt, cây ích trí còn có giá trị y dược. Quả của nó có tác dụng điều hòa khí huyết, bổ thận tráng dương, có lợi cho dạ dày và lá lách. Mỗi “chùm” quả gồm từ 6-11 hạt, thời kỳ ra hoa và kết quả của cây ích trí thường rơi vào tầm từ tháng 3 đến tháng 9. Hạt có hình tròn với đường kính chỉ khoảng 3mm. Trên bề mặt hạt có màu nâu xám hoặc vàng.
Quả ích trí có mùi thơm đặc trưng, vị hăng và hơi đắng. Ngoài các công dụng y học kể trên, loại quả này còn có thể hỗ trợ điều trị 1 số vấn đề khác về sức khỏe như nôn mửa, chán ăn, tiểu nhiều lần và chứng tè dầm.
Hiện tại, cây ích trí chủ yếu phân bố ở các vùng Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc). Do có giá trị y dược cao nên giá bán của giống cây này có thể lên tới 192 NDT/kg, tương đương 678.000 đồng/kg. Ở Việt Nam, cây ích trí cũng là giống thảo dược quen thuộc trong Đông y. Chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình…