Đây là loài cây phát triển chậm, có tuổi họ hàng trăm năm. Mọi người tin rằng khi nhìn thấy nó nở hoa có nghĩa là thấy được điềm lành.
Để cây vạn tuế nở hoa không phải là điều đơn giản, bởi ngoài yếu tố đúng thời điểm, môi trường sinh trưởng thì còn nhiều yếu tố khác thúc đẩy.
Khi cây vạn tuế nở hoa, điều đó cho thấy môi trường nó sinh trưởng rất thuận lợi, phong thuỷ đẹp, được người chăm sóc cẩn thận. Việc cây vạn tuế nở hoa là điều rất hiếm gặp, có khi chăm sóc tới 10 năm, 20 năm mới thấy. Hoa của cây này có màu vàng nhạt, giống hình bắp ngô, một số mọc 2 bên, một số mọc ở giữa, trông rất độc đáo.
Từ cái tên của nó đã cho thấy ý nghĩa của loài cây này như thế nào. Cây vạn tuế là loài cây có sức sống bền bỉ, thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Đặc biệt, nếu nó được sống ở nơi có nhiều ánh nắng, điều đó sẽ thuận lợi cho việc nở hoa.
Sau khi ra hoa thì cây vạn tuế sẽ đậu quả. Tùy vào từng giống cây quả của nó sẽ có màu xanh, vàng hoặc đỏ. Quả của nó to tròn, sai trĩu quả, vàng óng như quả trứng vàng. Phần thịt bên trong cây vạn tuế có màu trắng, có vị bùi giống như hạt dẻ hoặc hạt mít.
Khi một cây vạn tuế ra quả, nó sẽ kết thành nhiều chùm, ước tính có khi tới vài trăm quả.
Với những đặc điểm ra hoa và đậu quả của cây vạn tuế, nhiều người tin nó sẽ mang lại điều tài lộc cho người sở hữu. Vì thế không có gì lạ khi nhiều người sẵn sàng trả giá cao để được sở hữu.
Được biết, tại Trung Quốc, giá của quả cây vạn tuế dao động từ 60 – 120 tệ cho 0,5kg (khoảng 200 – 400 nghìn đồng). Tuy nhiên, giá ở các khu vực khác nhau sẽ có sự chênh lệch đôi chút.
Bên cạnh đó, cây vạn tuế còn được xem là đặc sản ở đảo Amami Oshima, Nhật Bản. Tại hòn đảo này, cây vạn tuế mọc khắp nơi, bao phủ cả đảo, thậm chí nó cao lớn tới mức nhìn từ xa cứ tưởng đó là một rừng dừa.
Quả của cây vạn tuế thể ăn được và có giá trị y học nhất định như long đờm, giảm ho, khó tiêu, kiết lị, viêm phế quản, bảo vệ dạ dày và lá lách.
Tuy nhiên, loại quả này có chứa chất độc, không thể ăn sống, cần nấu chín để loại bỏ độc tố.
Người dân ở đảo Amami Oshima tìm ra cách xử lý được độc tố, từ đó chế biến thành một loại bánh rất ngon và an toàn. Trước tiên, người ta sẽ đem quả của cây vạn tuế đem phơi nắng rồi lên men 7 – 10 ngày. Sau khoảng 3 tuần, nó sẽ được đem chế biến thành những món khác nhau hoặc xay thành bột để làm mỳ, bánh mochi, nấu cháo…