Loài cá 'khủng long' ở Mỹ đang dần hồi sinh

Loài cá 'khủng long' ở Mỹ đang dần hồi sinh

Số lượng cá tầm, loài vật sống cùng thời khủng long từng thống trị hệ thống sông ngòi ở Mỹ, đã tăng trở lại sau thời gian dài bị săn bắt quá đà và có nguy cơ tuyệt chủng.

Một nhà khoa học cầm trên tay con cá tầm mũi ngắn, loài vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, sau khi cá thể này lọt lưới trên sông Saco ở Biddeford, bang Maine. Loài vật từng một thời thống trị hệ thống sông ngòi ở Mỹ đã sụt giảm số lượng nhanh chóng trong thế kỷ 20, do cơn sốt đối với trứng cá tầm. Ảnh: AP.
Một nhà khoa học cầm trên tay con cá tầm mũi ngắn, loài vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, sau khi cá thể này lọt lưới trên sông Saco ở Biddeford, bang Maine. Loài vật từng một thời thống trị hệ thống sông ngòi ở Mỹ đã sụt giảm số lượng nhanh chóng trong thế kỷ 20, do cơn sốt đối với trứng cá tầm. Ảnh: AP.
Con cá sẽ được lấy mẫu và gắn chíp theo dõi. Do đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhiều dự án nghiên cứu và bảo vệ cá tầm đã được thực hiện, giúp dân số loài này dần phục hồi trong tự nhiên. Ảnh: AP.
Con cá sẽ được lấy mẫu và gắn chíp theo dõi. Do đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhiều dự án nghiên cứu và bảo vệ cá tầm đã được thực hiện, giúp dân số loài này dần phục hồi trong tự nhiên. Ảnh: AP.
Cá tầm thường được coi là "cá tiền sử" vì những đặc điểm tiến hóa của chúng chưa hề thay đổi từ cách đây hàng trăm triệu năm. Loài này có thể phát triển đến kích cỡ khổng lồ, với kỷ lục là con cá nặng 1.571 kg và dài 7,2 mét được ghi lại vào năm 1827. Ảnh: AP.
Cá tầm thường được coi là "cá tiền sử" vì những đặc điểm tiến hóa của chúng chưa hề thay đổi từ cách đây hàng trăm triệu năm. Loài này có thể phát triển đến kích cỡ khổng lồ, với kỷ lục là con cá nặng 1.571 kg và dài 7,2 mét được ghi lại vào năm 1827. Ảnh: AP.
Bên cạnh nhu cầu dành cho trứng cá tầm muối (caviar), tình trạng ô nhiễm môi trường sông, việc xây dựng đập cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng cá tầm giảm mạnh ở Mỹ trong thế kỷ 20. Ảnh: AP.
Bên cạnh nhu cầu dành cho trứng cá tầm muối (caviar), tình trạng ô nhiễm môi trường sông, việc xây dựng đập cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng cá tầm giảm mạnh ở Mỹ trong thế kỷ 20. Ảnh: AP.
Đến những năm 1990, cá tầm được cho là đã tuyệt chủng ở khu vực vịnh Chesapeake. Tuy nhiên, với những biện pháp bảo tồn mạnh mẽ của chính phủ, số lượng loài vật từng sống cùng thời điểm với những con khủng long đang dần dần hồi phục. Ảnh: AP.
Đến những năm 1990, cá tầm được cho là đã tuyệt chủng ở khu vực vịnh Chesapeake. Tuy nhiên, với những biện pháp bảo tồn mạnh mẽ của chính phủ, số lượng loài vật từng sống cùng thời điểm với những con khủng long đang dần dần hồi phục. Ảnh: AP.
Một con cá tầm Đại Tây Dương được thả trở lại sông James ở Charles City, bang Virginia, sau khi được gắn thiết bị theo dõi. Với những lệnh cấm đánh bắt nghiêm ngặt và môi trường nước được cải thiện, cản trở lớn nhất đối với sự hồi sinh của cá tầm hiện tại là những con đập. Ảnh: AP.
Một con cá tầm Đại Tây Dương được thả trở lại sông James ở Charles City, bang Virginia, sau khi được gắn thiết bị theo dõi. Với những lệnh cấm đánh bắt nghiêm ngặt và môi trường nước được cải thiện, cản trở lớn nhất đối với sự hồi sinh của cá tầm hiện tại là những con đập. Ảnh: AP.
Tại bang Maine, số lượng những con cá tầm mũi ngắn đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 1970 cho đến những năm 2000. Tuy môi trường sống đã được cải thiện, sự hồi sinh của cá tầm sẽ tiếp tục gặp trở ngại bởi biến đổi khí hậu và nhiệt độ nước gia tăng. Ảnh: AP.
Tại bang Maine, số lượng những con cá tầm mũi ngắn đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 1970 cho đến những năm 2000. Tuy môi trường sống đã được cải thiện, sự hồi sinh của cá tầm sẽ tiếp tục gặp trở ngại bởi biến đổi khí hậu và nhiệt độ nước gia tăng. Ảnh: AP.

GALLERY MỚI NHẤT