Lộ sáng nguồn gốc tiêm kích J-10 của Trung Quốc

Lộ sáng nguồn gốc tiêm kích J-10 của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo một số tài liệu, tiêm kích J-10 chủ lực của Không quân Trung Quốc hiện này có thể là mẫu sao chép công nghệ máy bay tiêm kích IAI Lavi của Israel.

J-10 Dragon Fly là một trong những niềm tự hào lớn của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vốn nổi tiếng với những sản phẩm sao chép. Nó có hình dạng khá giống F-16 của Mỹ làm dấy lên những đồn đoán cho rằng J-10 sao chép mẫu F-16. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì Trung Quốc chế tạo J-10 dựa trên những thành tựu công nghệ của Israel mà cụ thể là mẫu thiết kế  máy bay tiêm kích IAI Lavi.
J-10 Dragon Fly là một trong những niềm tự hào lớn của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vốn nổi tiếng với những sản phẩm sao chép. Nó có hình dạng khá giống F-16 của Mỹ làm dấy lên những đồn đoán cho rằng J-10 sao chép mẫu F-16. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì Trung Quốc chế tạo J-10 dựa trên những thành tựu công nghệ của Israel mà cụ thể là mẫu thiết kế máy bay tiêm kích IAI Lavi.
Dù vậy, người thiết kế của J-10 là Song Wencong, đã phủ nhận mọi mối liên quan đến chương trình Lavi, Wencong chỉ nói đến những điểm tương đồng giữa J-9 và Lavi. Nhưng có một thực tế không thể chối cãi là kiểu dáng J-10 rất giống IAI Lavi.
Dù vậy, người thiết kế của J-10 là Song Wencong, đã phủ nhận mọi mối liên quan đến chương trình Lavi, Wencong chỉ nói đến những điểm tương đồng giữa J-9 và Lavi. Nhưng có một thực tế không thể chối cãi là kiểu dáng J-10 rất giống IAI Lavi.
IAI Lavi là dự án máy bay chiến đấu đa năng được công ty Israel Aircraft Industries phát triển từ những năm 1980 trị giá hàng tỷ USD với nguồn vốn từ chính nước Mỹ.
IAI Lavi là dự án máy bay chiến đấu đa năng được công ty Israel Aircraft Industries phát triển từ những năm 1980 trị giá hàng tỷ USD với nguồn vốn từ chính nước Mỹ.
IAI Lavi được thiết kế với kiểu dáng tương tự mẫu F-16 của Mỹ, nhưng nhỏ hơn, nhẹ hơn và sử dụng động cơ công suất kém hơn. Một trong những nét giống với F-16 nhất trên F-16 là cửa hút không khí bố trí dưới bụng máy bay.
IAI Lavi được thiết kế với kiểu dáng tương tự mẫu F-16 của Mỹ, nhưng nhỏ hơn, nhẹ hơn và sử dụng động cơ công suất kém hơn. Một trong những nét giống với F-16 nhất trên F-16 là cửa hút không khí bố trí dưới bụng máy bay.
Khác với F-16, IAI thiết kế thêm cánh mũi điều khiển phía trước kết hợp với cấu hình cánh tam giác tạo nên khả năng cơ động tuyệt hảo. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra tình trạng bất ổn định tự nhiên trong khi bay.
Khác với F-16, IAI thiết kế thêm cánh mũi điều khiển phía trước kết hợp với cấu hình cánh tam giác tạo nên khả năng cơ động tuyệt hảo. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra tình trạng bất ổn định tự nhiên trong khi bay.
Để bù trừ tình trạng đó, Lavi được trang bị một hệ thống bay bằng dây dẫn kỹ thuật số (digital fly-by-wire) cho phép máy bay lợi dụng được những ưu thế của thiết kế cánh tam giác trong khi vẫn hạn chế được những nhược điểm cố hữu. Lavi là một trong những máy bay đầu tiên chú trọng tới kiểu cấu hình này, và từ đó ảnh hưởng tới việc thiết kế và phát triển máy bay trên khắp thế giới. Thế nên, cha đẻ của J-10 khó có thể nói rằng ông ta không chịu ảnh hưởng của thiết kế Lavi.
Để bù trừ tình trạng đó, Lavi được trang bị một hệ thống bay bằng dây dẫn kỹ thuật số (digital fly-by-wire) cho phép máy bay lợi dụng được những ưu thế của thiết kế cánh tam giác trong khi vẫn hạn chế được những nhược điểm cố hữu. Lavi là một trong những máy bay đầu tiên chú trọng tới kiểu cấu hình này, và từ đó ảnh hưởng tới việc thiết kế và phát triển máy bay trên khắp thế giới. Thế nên, cha đẻ của J-10 khó có thể nói rằng ông ta không chịu ảnh hưởng của thiết kế Lavi.
Hệ thống điện tử hàng không trên IAI Lavi cũng thuộc hàng độc thời bấy giờ với thiết kế kiểu module, cho phép nâng cấp dễ dàng theo từng giai đoạn công nghệ.
Hệ thống điện tử hàng không trên IAI Lavi cũng thuộc hàng độc thời bấy giờ với thiết kế kiểu module, cho phép nâng cấp dễ dàng theo từng giai đoạn công nghệ.
Tiêm kích đa năng IAI Lavi có chiều dài 14,57m, sải cánh 8,78m, cao 4,78m, trọng lượng cất cánh tối đa 19,27 tấn.
Tiêm kích đa năng IAI Lavi có chiều dài 14,57m, sải cánh 8,78m, cao 4,78m, trọng lượng cất cánh tối đa 19,27 tấn.
Chiếc máy bay trang bị một động cơ PW1120 của Pratt & Whitney cung cấp lực đẩy 91,5kN cho tốc độ tối đa đến 1.965km/h, tầm hoạt động 3.700km, vận tốc leo cao 254m/s - tương đương F-16.
Chiếc máy bay trang bị một động cơ PW1120 của Pratt & Whitney cung cấp lực đẩy 91,5kN cho tốc độ tối đa đến 1.965km/h, tầm hoạt động 3.700km, vận tốc leo cao 254m/s - tương đương F-16.
Một trong những đặc tính tiến bộ cao nhất của Lavi' là các tính năng hoạt động, đặc biệt là buồng lái, được chế tạo riêng theo thói quen của từng phi công. Dựa trên kinh nghiệm hoạt động, thiết kế chú trọng tới khả năng xử lý các tình huống chiến thuật trong trận đánh của phi công, giúp họ không phải phân tâm tới việc kiểm soát và điều khiển những hệ thống phụ thuộc khác. Hệ thống điện tử của Lavi được coi là tiên tiến và đột phá, được tích hợp thiết bị tự phân tích để giúp công việc bảo dưỡng được tiến hành một cách thuận lợi hơn.
Một trong những đặc tính tiến bộ cao nhất của Lavi' là các tính năng hoạt động, đặc biệt là buồng lái, được chế tạo riêng theo thói quen của từng phi công. Dựa trên kinh nghiệm hoạt động, thiết kế chú trọng tới khả năng xử lý các tình huống chiến thuật trong trận đánh của phi công, giúp họ không phải phân tâm tới việc kiểm soát và điều khiển những hệ thống phụ thuộc khác. Hệ thống điện tử của Lavi được coi là tiên tiến và đột phá, được tích hợp thiết bị tự phân tích để giúp công việc bảo dưỡng được tiến hành một cách thuận lợi hơn.
Về hỏa lực, máy bay tiêm kích IAI Lavi trang bị pháo 30mm trong thân và khả năng mang tải 7,26 tấn vũ khí, hai đầu mút cánh thiết kế cho phép mang tên lửa không đối không Python 3.
Về hỏa lực, máy bay tiêm kích IAI Lavi trang bị pháo 30mm trong thân và khả năng mang tải 7,26 tấn vũ khí, hai đầu mút cánh thiết kế cho phép mang tên lửa không đối không Python 3.
Chính vì những tính năng độc trên IAI đã khiến người Mỹ (bỏ ra 60% trong số 6,4 tỷ USD ngân sách phát triển IAI Lavi) cảm thấy "khó chịu", lo ngại IAI Lavi sẽ "ăn đắt" F-16 trên thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy, họ đã hủy bỏ việc tài trợ và đẩy người Israel vào thế khó. Điều này đã khiến cho dự án IAI Lavi sau cùng phải hủy bỏ.
Chính vì những tính năng độc trên IAI đã khiến người Mỹ (bỏ ra 60% trong số 6,4 tỷ USD ngân sách phát triển IAI Lavi) cảm thấy "khó chịu", lo ngại IAI Lavi sẽ "ăn đắt" F-16 trên thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy, họ đã hủy bỏ việc tài trợ và đẩy người Israel vào thế khó. Điều này đã khiến cho dự án IAI Lavi sau cùng phải hủy bỏ.

GALLERY MỚI NHẤT